Cơ chế kiểm soát chi đối với các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện khoán biên chế và chi phí quản lý hành chính:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trong giai đoạn hiện nay (Trang 40)

nước thực hiện khoán biên chế và chi phí quản lý hành chính:

Cơ chế tài chính và kiểm soát chi đối với các cơ quan nhà nước thực hiện khoán biên chế và kinh phí hành chính được thực hiện theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước, Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số 71/2007/TTLT-BTC-BNV ngày 26/06/2007 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ hướng dẫn sửa đổi Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV, Thông tư số 18/2006/TT- BTC ngày 13/3/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối

với các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính và Thông tư số 84/2007/TT- BTC ngày 17/7/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi một số điểm của Thông tư số 18/2006/TT-BTC. Cụ thể như sau:

- Đối tượng áp dụng: Là những cơ quan hành chính các cấp từ trung ương đến địa phương và các tổ chức trực tiếp sử dụng NSNN có đầy đủ một số điều kiện như có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng và vị trí tổ chức ổn định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định; có biên chế được giao ổn định và dự kiến không có biến động trong thời gian thực hiện khoán, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nước; có đề án thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Nguyên tắc thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan hành chính nhà nước: Các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

+ Bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;

+ Không tăng biên chế và kinh phí quản lý hành chính được giao;

+ Thực hiện công khai dân chủ và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của cán bộ, công chức.

- Nguồn kinh phí quản lý hành chính giao để thực hiện chế độ tự chủ:

NSNN cấp; các khoản phí, lệ phí được để lại theo chế độ quy định; các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

- Nội dung các khoản kinh phí quản lý hành chính giao để thực hiện chế độ tự chủ bao gồm:

+ Các khoản chi thanh toán cho cá nhân: tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể và các khoản thanh toán khác cho cá nhân theo quy định;

vật tư văn phòng, thông tin, tuyên truyền, liên lạc, hội nghị, công tác phí trong nước, chi cho các đoàn đi công tác nước ngoài và đón các đoàn khách nước ngoài vào Việt Nam (phần bố trí trong định mức chi thường xuyên), chi phí thuê mướn, chi nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành, mua sắm, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định;

+ Các khoản chi khác có tính chất thường xuyên.

- Mức khoán chi: Được xác định căn cứ vào hệ thống tiêu chuẩn, định mức, chế độ sử dụng kinh phí thường xuyên của NSNN; tình hình thực tế sử dụng kinh phí của đơn vị trong 3 năm liền kề trước năm thực hiện khoán, có xem xét đến các yếu tố tăng giảm đột biến; biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao với nguyên tắc không lớn hơn số biên chế được giao của năm trước năm nhận khoán chi. Mức khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính được ổn định trong 3 năm và được xem xét điều chỉnh trong các trường hợp Nhà nước thay đổi chính sách tiền lương; có sự thay đổi tối thiểu là 20% đối với các định mức, tiêu chuẩn, chế độ hiện hành là cơ sở cho việc lập dự toán, phân bổ kinh phí; đơn vị được bổ sung thêm nhiệm vụ; Nhà nước có chính sách tăng chi đối với lĩnh vực thực hiện khoán; sát nhập, chia tách cơ quan đang thực hiện khoán,…

- Lập dự toán: Hàng năm, căn cứ vào các văn bản hướng dẫn lập dự toán của Bộ Tài chính và hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên, căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ của năm trước và dự kiến cho năm kế hoạch, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ lập dự toán ngân sách theo đúng quy định, trong đó xác định và thể hiện rõ dự toán chi ngân sách quản lý hành chính đề nghị giao thực hiện chế độ tự chủ và dự toán chi ngân sách giao không thực hiện chế độ tự chủ; có thuyết minh chi tiết theo nội dung công việc, gửi cơ quan chủ quản cấp trên hoặc cơ quan tài chính cùng cấp. Cơ quan chủ quản cấp trên tổng hợp gửi cơ quan tài chính cùng cấp.

- Phân bổ dự toán: Hàng năm, căn cứ dự toán chi ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan chủ quản cấp trên (đơn vị dự toán cấp I) phân bổ và giao dự toán chi NSNN cho các cơ quan thực hiện chế độ tự chủ chi tiết theo hai phần: Phần dự toán chi ngân sách nhà nước giao thực hiện chế độ tự chủ và phần dự toán chi ngân sách nhà nước giao không thực hiện chế độ tự chủ; đồng thời gửi hồ sơ phân bổ đến cơ quan tài chính và KBNN đồng cấp để làm căn cứ quản lý và cấp phát kinh phí. Cụ thể, đối với kinh phí khoán được phân bổ vào mục 134 (chi khác) và chi tiết theo nội dung chi phù hợp với nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan; đối với kinh phí không được giao khoán phân bổ theo MLNSNN.

- Điều kiện kiểm soát, thanh toán kinh phí quản lý hành chính được giao chế độ tự chủ:

+ KBNN chỉ thực hiện chi trả, thanh toán cho đơn vị khi các đủ các điều kiện sau: Đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao dự toán để thực hiện chế độ tự chủ theo đúng quy định; đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức được quy định tại Quy chế chi tiêu nội bộ và Quy chế quản lý sử dụng tài sản công; đã được Thủ trưởng đơn vị thực hiện chế độ tự chủ hoặc người được uỷ quyền quyết định chi; có đầy đủ hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định liên quan đến từng khoản chi.

+ Căn cứ dự toán chi NSNN, Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý tài sản công và nhu cầu chi trả, thanh toán của các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ, KBNN kiểm tra, kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của các khoản chi nếu đủ điều kiện thì thực hiện thanh toán trực tiếp cho các đơn vị cung cấp dịch vụ hoặc thanh toán chi trả qua đơn vị thực hiện chế độ tự chủ.

- Về hạch toán và quyết toán kinh phí:

+ Đối với các khoản chi thực hiện chế độ tự chủ, đơn vị và KBNN hạch toán theo đúng quy định của MLNSNN (chương, loại, khoản, mục, tiểu mục).

Đối với các khoản chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức được hạch toán vào mục 108; chi khen thưởng hạch toán vào mục 104; chi phúc lợi và trợ cấp thêm ngoài chính sách chung cho người tự nguyện về nghỉ việc trong quá trình tổ chức sắp xếp lại lao động được hạch toán vào mục 105. Đối với việc lập quỹ dự phòng ổn định thu nhập của đơn vị, khi đơn vị trích lập quỹ hạch toán vào tiểu mục 16 mục 134 của MLNSNN; khi đơn vị rút chi từ quỹ này, KBNN và đơn vị thực hiện hạch toán theo đúng mục chi thực tế tương ứng với từng nội dung chi của quỹ.

+ Đơn vị thực hiện chế độ tự chủ và KBNN hạch toán và quyết toán kinh phí theo đúng các mục chi của MLNSNN; xác nhận số thực chi theo mục lục NSNN của KBNN nơi giao dịch là cơ sở để đơn vị lập quyết toán gửi cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính cùng cấp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trong giai đoạn hiện nay (Trang 40)