Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và hiện đại hoá công nghệ Kho bạc Nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trong giai đoạn hiện nay (Trang 86)

Kho bạc Nhà nước

Luật NSNN (sửa đổi) đã đặt KBNN trước những yêu cầu mới, đòi hỏi phải hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ cũng như hiện đại hoá công nghệ của mình.

Để làm được điều đó, KBNN phải tham gia quản lý quỹ NSNN với tư cách là một công cụ trong hệ thống tài chính, chứ không chỉ đơn thuần là cơ quan “xuất nhập và giữ gìn công quỹ”. Trong giai đoạn trước mắt, khi cơ chế trên chưa thể thực hiện được ngay, thì cần có sự phân định rõ chức năng,

nhiệm vụ cũng như sự phối kết hợp giữa các cơ quan trong việc tổ chức quản lý và kiểm soát chi NSNN. Cơ chế quản lý và kiểm soát chi cũng chỉ có hiệu quả khi có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan như KBNN, Tài chính, đơn vị dự toán,...; cải tiến quy trình thanh toán, chi trả trực tiếp từ KBNN cho chủ nợ thực sự của Quốc gia; nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi,... Điều này đòi hỏi việc cấp phát, thanh toán phải xác định đích thực ai là chủ nợ của quốc gia thông qua các chứng từ, văn kiện, hợp đồng. Song quan trọng hơn cả là phải tăng cường cả về số lượng và chất lượng công tác kiểm soát, thanh toán và hạch toán kế toán tại KBNN. KBNN phải giúp Nhà nước lựa chọn doanh nghiệp cung ứng; đồng thời, tham gia vào quá trình xác định giá cả, chất lượng hàng hoá và dịch vụ.

Song song với việc hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ KBNN, thì hiện đại hoá công nghệ KBNN cũng là một trong những điều kiện quan trọng góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN. Vì vậy, KBNN phải xây dựng được hệ thống thông tin thống nhất trong toàn ngành; đồng thời, phải đề ra những bước đi thích hợp nhằm đẩy nhanh tốc độ tin học hoá trong ngành KBNN và có hiệu quả thiết thực. Xây dựng và chuẩn hoá một số nghiệp vụ kỹ thuật truyền tin trong phạm vi toàn ngành. Phát triển hệ tin học nhằm từng bước quản lý và điều hành hoạt động KBNN bằng máy tính. Xây dựng và đưa các chương trình phần mềm phục vụ cho công tác thanh toán, báo cáo và đặc biệt là kiểm soát chi NSNN như chương trình tổng hợp và thông báo kế hoạch vốn đầu tư; kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, kiểm soát thanh toán theo dự toán, tổng hợp thông tin báo cáo,...

Triển khai rộng mạng cục bộ tại Văn phòng KBNN tỉnh và tăng cường thiết bị chương trình xử lý thông tin. Từ đó, đảm bảo cho mỗi KBNN tỉnh, thành phố là một trung tâm xử lý thông tin, là nơi quản lý dữ liệu hoàn chỉnh của tỉnh, thành phố. Từng bước tổ chức nối mạng đến từng KBNN huyện và

tiến tới nối mạng trong toàn quốc. Khi đó, tại KBNN cấp trên dần hình thành một ngân hàng dữ liệu, cho phép các bộ phận nghiệp vụ khai thác, tổng hợp, phân tích để phục vụ cho công tác chuyên môn của mình, đặc biệt là lĩnh vực quản lý và kiểm soát chi NSNN. Bên cạnh việc triển khai nối mạng trong nội bộ hệ thống, thì KBNN cũng cần tổ chức nối mạng với các cơ quan hữu quan như Thuế, Hải quan, Tài chính, Ngân hàng,... để đảm bảo đối chiếu, theo dõi các số liệu về thu, chi NSNN được kịp thời, chính xác.

Tổ chức đào tạo cơ bản cho cán bộ KBNN, đặc biệt là cán bộ làm công tác kiểm soát chi NSNN biết sử dụng thành thạo máy vi tính vào công việc chuyên môn. Đào tạo chuyên sâu cho cán bộ tin học nhằm chuẩn bị cho việc tiếp nhận, sử dụng những thành quả của những dự án và chuyển giao công nghệ của các nước. Kết hợp chặt chẽ hoạt động tin học của KBNN với hệ thống tin học chung của ngành tài chính.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trong giai đoạn hiện nay (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w