Mục tiêu hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trong giai đoạn hiện nay (Trang 69)

CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

3.1. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

3.1.1. Mục tiêu hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước nước qua Kho bạc Nhà nước

Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế nước ta chuyển sang giai đoạn mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, cơ chế quản lý và kiểm soát chi NSNN hiện hành đã bộc lộ những tồn tại, làm hạn chế kết quả hoạt động của NSNN và tạo ra tình trạng lỏng lẻo, phá vỡ kỷ luật, kỷ cương tài chính. Từ đó, vai trò của Tài chính Nhà nước trong hệ thống Tài chính Quốc gia không những không được tăng cường mà có phần bị suy yếu, nguồn lực tài chính bị phân tán. Do đó, công tác quản lý NSNN, đặc biệt là công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN nhất thiết phải được hoàn thiện, nâng cao chất lượng để phù hợp với tình hình mới. Có thể nói đây là mối quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước và các ngành, các cấp. Thực hiện tốt công tác kiểm soát chi NSNN có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhằm tập trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế - xã hội, ổn định và lành mạnh nền Tài chính Quốc gia, chống các hiện tượng tiêu cực, lãng phí, góp phần ổn định tiền tệ, chống lạm phát. Việc hoàn thiện, nâng cao chất lượng kiểm soát chi NSNN trong thời gian tới phải đạt được các mục tiêu cơ bản sau đây:

kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tăng cường công tác đối ngoại; đồng thời, phải đảm bảo tính bao quát về phạm vi, đối tượng và mức độ kiểm soát chi theo đúng tinh thần của Luật NSNN (sửa đổi), đảm bảo tất cả các khoản chi của NSNN đều được kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ qua hệ thống KBNN. Ngoài ra, cơ chế cấp phát và kiểm soát chi NSNN mới cũng phải phù hợp với xu hướng cải cách hành chính trong quản lý chi NSNN và phù hợp với các phương thức cấp phát ngân sách mới như chi theo dự toán từ KBNN, khoán chi hành chính, cơ chế khoán thu, khoán chi đối với đơn vị sự nghiệp có thu,...

Hai là, bảo đảm sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tiền, tài sản của Nhà

nước. Như chúng ta đều biết, hiện nay cơ chế cấp phát và kiểm soát chi NSNN đã bộc lộ nhiều nhược điểm. Nơi cần đầu tư chưa được đầu tư thích đáng, trong khi đó có nơi sử dụng tiền NSNN rất lãng phí, không có hiệu quả. Vì vậy, cơ chế cấp phát và kiểm soát chi NSNN phải đạt được mục tiêu cấp đúng, cấp đủ, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng NSNN để góp phần loại bỏ tiêu cực, chống tham ô, tham nhũng, chống phiền hà, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Từ chỗ chi đúng, chi đủ, chi có hiệu quả tạo ra được những tiền đề phát triển kinh tế, tăng tích luỹ trong nền kinh tế, thực hiện tốt quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ba là, phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và quyền hạn giữa các cơ

quan, các cấp ngân sách trong việc quản lý, điều hành, quyết định và kiểm soát chi NSNN. Cần làm cho các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN thấy được quyền và nghĩa vụ trong việc quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách cấp đúng mục đích, đúng luật pháp và có hiệu quả. Đặc biệt là phân biệt rõ trách nhiệm, quyền hạn của người chuẩn chi và KBNN. Nếu nhìn nhận toàn bộ quốc gia như một thực thể, thì trong lĩnh vực chi tiêu vai thủ trưởng đơn vị để thực hiện hành vi chuẩn chi là Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Chủ tịch

UBND các cấp và những người được uỷ quyền, còn KBNN là vai kế toán có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chế độ tài chính, kế toán của người chuẩn chi khi thực hiện chi tiêu; kế toán các khoản chi tiêu đó. Do vậy, vấn đề đặt ra là cần phải phân định rõ trách nhiệm giữa người chuẩn chi và người kế toán để có sự kiểm tra, kiểm soát trong khi kiểm soát chi NSNN.

Bốn là, quy trình thủ tục kiểm soát chi NSNN phải đảm bảo tính khoa

học, đơn giản, rõ ràng, công khai và minh bạch, thuận lợi cho người kiểm soát, người được kiểm soát; đồng thời, phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu quản lý.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trong giai đoạn hiện nay (Trang 69)