14 Chưa biết cách vận dụng kiến thức và
kinh nghiệm vào bài giảng 102 48,8 8 125 53,9 2 15 Khó khăn trong việc tập giảng 110 53,7 5 82 35,4 12
∑ =1531n = 205 n = 205 X = 7,47 ∑ = 1469 n = 232 X = 6,33 Kết quả thu được ở bảng 3.8 cho thấy:
Mức độ KKTL trong hoạt động RLNVSP của nam và nữ SV trường ĐHSP Hà Nội là có sự khác nhau. Nhìn chung nam SV gặp nhiều KKTL hơn SV nữ ( 7,74 so với 6,33). Tuy nhiên, ở từng KKTL thì mức độ biểu hiện ở SV nam và SV nữ lại có sự khác nhau, cô thể:
- Ở SV nam, “Không say mê với hoạt động nghề nghiệp”, chiếm tỷ lệ 75,6%, xếp vị trí thứ nhất, nhưng ở SV nữ KKTL này lại chiếm tỷ lệ 38,8% xếp ở vị trí thứ 8.
- “Khó khăn trong việc tập viết chữ và trình bày bảng”có sự khác nhau rõ rệt giữa SV nam và SV nữ, chiếm tỷ lệ 66,3, xếp ở vị trí thứ hai ở nam SV. Trong khi KKTL này chỉ chiếm tỷ lệ 33,2% và xếp ở vị trí cuối cùng đối với SV nữ.
- KKTL “Lúng túng trong soạn giáo án”. chiếm tỷ lệ 56,6%, xếp thứ 3 ở SV nam nhưng chiếm tỷ lệ 44,4%, xếp thứ 5 ở SV nữ. Điều này chứng tỏ cũng có sự khác nhau giữa SV nam và SV nữ.
- “Khó khăn trong việc tập giảng”, chiếm tỷ lệ 53,7% và xếp vị trí thứ 5 ở SV nam, trong đó KKTL này chiếm tỷ lệ 35,4%, xếp vị trí 12 ở SV nữ….
Có sự khác biệt trên là do đặc điểm giới tính khác nhau nên có sự khác nhau về KKTL. SV nữ thường cần cù, chịu khó, tích cực luyện tập hơn SV nam. Trong quá trình học tập, SV nữ thường xuyên học hỏi và luyện tập các kỹ năng RLNVSP của thầy cô, các anh chị SV khoá trước….Do vậy các em đã dần thích ứng với những kỹ năng trên, nên khi gặp phải các em bớt lúng túng và dễ dàng thực hiện hơn so với SV nam.
Ngoài ra còn một số KKTL như: “Chưa vận dụng được kiến thức, kinh nghiệm vào bài giảng”, “Lúng túng trong dù gi”, “Thiếu tù tin vào khả năng của bản thân”, “Chưa linh hoạt trong việc giải quyết các THSP”, đều có sự chênh lệch về tỷ lệ % sè SV gặp phải và thứ bậc của chúng giữa 2 giới.
Nguyên nhân của sự khác nhau này là do SV nữ tuy là chăm chỉ, chịu khó hơn so với SV nam nhưng ở các em có hạn chế là hay rụt rè, e thẹn khi thể hiện mình trước tập thể, thường hay mất bình tĩnh khi gặp những tình huống xung đột hoặc căng thẳng, bất ngờ xảy ra, không làm chủ được trạng thái xúc cảm bản thân….Do vậy đôi khi các em cũng gặp khó khăn hơn SV nam.
Nh vậy đặc điểm giới tính có ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động RLNVSP của SV. Một số KKTL có sự khác biệt rõ rệt như: “Khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động tập thể”; “Khó khăn trong việc tập viết chữ và trình bày bảng”; “Chưa vận dụng được kiến thức, kinh nghiệm vào bài giảng”…có sự khác biệt rõ rệt giữa hai giới. Do vậy giảng viên khi tiến hành
hoạt động RLNVSP phải hết sức chú ý đến sự khác biệt này nhằm giúp các em khắc phục khó khăn đạt kết quả cao hơn trong công tác RLNVSP.
3.2. Nguyên nhân gây ra KKTL ở SV trong hoạt động RLNVSP.
Để tìm hiểu nguyên nhân gây ra KKTL ở SV trong hoạt động RLNVSP, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 6 (phụ lục), kết quả thu được như sau:
3.2.1. Nguyên nhân chủ quan.
Bảng 3.9. Các nguyên nhân chủ quan gây ra KKTL trong hoạt động RLNVSP của SV.
ST
T Mức độ
Các nguyên nhân chủ quan
Ảnh hưởng
nhiều Ảnh hưởngÝt Không ảnhhưởng ∑ X TB
SL Điểm SL Điểm SL Điểm