Phương pháp điều tra viết.

Một phần của tài liệu Một số khó khăn tâm lý trong hoạt động rèn luyện nghiệp vụ Sư phạm của sinh viên trường ĐHSPHN 2 (Trang 50)

Đây là phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài. Chúng tôi xây dựng hệ thống câu hỏi (đóng và mở) bằng văn bản và tiến hành điều tra trên 437 SV và một số giảng viên giảng dạy các môn Tâm lý học, giáo dục học và Phương pháp giảng dạy bộ môn.

* Mục đích: Mục đích của phương pháp này là thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu với những nội dung bao gồm:

- Tìm hiểu nhận thức của SV về vai trò, tác dụng của hoạt động RLNVSP.

- Tìm hiểu thái độ, tính tích cực của SV đối với hoạt động RLNVSP. - Tìm hiểu thực trạng biểu hiện của những KKTL mà SV gặp phải trong hoạt động RLNVSP và những nguyên nhân gây nên những KKTL đó ở SV.

- Thu thập những ý kiến về các vấn đề liên quan đến việc tổ chức hoạt động RLNVSP cho SV.

* Tổ chức điều tra:

Kế hoạch điều tra được tiến hành chặt chẽ, có trình tù và chuẩn bị chu đáo các điều kiện, phương tiện, thời gian. Nghiệm thể được hướng dẫn cụ thể.

Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến với hệ thống câu hỏi có nội dung bổ trợ cho nhau, rõ ràng, dễ hiểu, dễ trả lời, có hướng dẫn trả lời cho từn câu hỏi. Chúng tôi sử dụng 2 loại phiếu điều tra, một loại giành cho SV trường ĐHSP Hà Nội là khách thể nghiên cứu, một loại giành cho giáo viên trực tiếp giảng dạy các bộ môn nghiệp vụ nhằm thu thập ý kiến của họ về một số vấn đề liên quan đến đề tài (phụ lục 2,3)

* Điều tra SV:

Để đảm bảo tính khách trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tiến hành xây dựng phiếu điều tra theo 2 bước:

Bước 1: Sử dụng các câu hỏi mở điều tra thăm dò trên 70 SV nhằm tìm hiểu những KKTL của SV trong hoạt động RLNVSP, nguyên nhân gây ra những KKTL đó cũng như một số biện pháp nhằm hạn chế những KKTL.

Bước 2: Xây dựng hệ thống câu hỏi điều tra, về cơ bản là câu hỏi đóng, các câu hỏi này được tổng hợp từ kết quả nghiên cứu khảo sát lần một để tìm thực trạng KKTL của SV, phiếu điều tra gồm 8 câu hỏi.

- Cách tiến hành:

+ Nghiệm viên nhắc lại mục đích, yêu cầu.

+ Phát phiếu điều tra cho SV và hướng dẫn SV trả lời, yêu cầu SV ghi rõ tên tuổi, giới tính, dân téc, khoa, trường.

+ Yêu cầu SV có thái độ nghiêm túc, trả lời đầy đủ, chân thành các cau hỏi. Trực tiếp hướng SV cách trả lời và giải quyết các thắc mắc của SV.

Mục đích là lấy ý kiến của GV về những vấn đề có liên quan đến đối tượng nghiên cứu như: Ý kiến của GV về thái độ, tinh thần học tập của SV với việc RLNVSP, những KKTL mà SV thường gặp và nguyên nhân của nó; những biện pháp để tổ chức hoạt động RLNVSP cho SV (phụ lục 2)

* Xử lý kết quả điều tra:

- Để đánh giá thực trạng KKTL ở SV trong quá trình RLNVSP chóng tôi dùng câu hỏi số 4 trong phiếu điều tra (phụ lục 2). Kết quả thu được chúng tôi sử dụng toán thống kê để tổng hợp theo tần số xuất hiện của KKTL trên tổng số khách thể nghiên cứu. Căn cứ vào kết quả thống kê, chúng tôi đánh giá và rót ra những kết luận cần thiết.

- Để tìm hiểu nguyên nhân gây ra những KKTL, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 6 trong phiếu điều tra (phụ lục 2). Ở đây chúng tôi tập hợp được 13 nguyên nhân chủ quan và 10 nguyên nhân khách quan, yêu cầu SV đánh dấu cộng vào ô phù hợp với bản thân ở 3 mức độ: “ảnh hưởng nhiều”; “ảnh hưởng Ýt” và “không ảnh hưởng”.

- Kết quả thu được xử lý bằng cách chấm điểm: + Ảnh hưởng nhiều: 3 điểm

+ Ảnh hưởng Ýt: 2 điểm + Không ảnh hưởng: 1 điểm.

- Để tìm hiểu xem SV đã sử dụng biện pháp tác động nào nhằm giảm bớt KKTL trong hoạt động RLNVSP chúng tôi sử dụng câu hỏi 7 (phụ lục 2), chúng tôi tập hợp được 9 cách khắc phục và thể hiện 3 mức độ “thường xuyên”; “đôi khi” và “không bao giờ”.

Kết quả xử lý bằng cách chấm điểm: + Mức độ “thường xuyên”: 3 điểm + Mức độ “đôi khi”: 2 điểm

+ Mức độ “không bao giờ”: 1 điểm.

Sử dụng toán thống kê tập hợp điểm của từng nguyên nhân làm cơ sở để đánh giá và rút ra kết luận.

Một phần của tài liệu Một số khó khăn tâm lý trong hoạt động rèn luyện nghiệp vụ Sư phạm của sinh viên trường ĐHSPHN 2 (Trang 50)