0
Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

Nhóm kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm

Một phần của tài liệu MỘT SỐ KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHSPHN 2 (Trang 29 -29 )

Tình huống sư phạm về bản chất là những tình huống có vấn đề nảy sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục. Việc giải quyết THSP là sự vận dụng tổng hợp vốn kinh nghiệm, các kiến thức và kỹ năng đã được rèn luyện trong nhà trường sư phạm. Trong lĩnh vực hình thành kỹ năng nghề nghiệp thì việc tổ chức SV được rèn luyện giải quyết các THSP được coi là một yếu tố quan trọng trong công tác đào tạo nghề vì nhiệm vụ chủ yếu của người giáo viên là dạy học và giáo dục học sinh. Muốn thực hiên tốt nhiệm vụ đó, trong quá trình dạy học và giáo dục, giáo viên không chỉ đơn thuần sử dụng nội quy, quy chế, điều lệ trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và giáo dục mà còn phải biết giải quyết nhanh chóng và hợp lý những THSP nảy sinh trong quá trình đó.

* Để rèn luyện kỹ năng giải quyết THSP cho sinh viên trước hết phải làm cho SV nắm được quy trình giải quyết một THSP cụ thể:

Bước1: Phân tích THSP đề xác định những dữ kiện trong tình huống. SV cần xác định được tình huống thuộc loại nào? Đối tượng và chủ thể nào được đề cập trong tình huống? Những dữ kiện cần lưu ý trong tình huống là những dữ kiện nào? Dữ kiện nào là quan trọng nhất, chủ yếu nhất? Phân tích các dữ kiện đó trong mối quan hệ nhiều chiều của nó để rót ra kết luận.

Bước 2: Biểu đạt vấn đề cần giải quyết. Ở bước này SV cần xác định và nêu được những vấn đề cần giải quyết, đồng thời đề ra được phương hướng giải quyết dùa vào tư duy logic và tư duy sư phạm của SV.

Bước 3: Đề xuất các biện pháp giải quyết có thể có cho THSP. SV phân tích tâm lý đối tượng trong THSP để tìm ra nguyên nhân, đề xuất những biện pháp giải quyết có thể có và hình dung ra cơ sở khoa học cho cách giải quyết tối ưu.

Bước 4: Chọn cách giải quyết phù hợp với tâm lý đối tượng và giải thích nguyên nhân nảy sinh.

Đó đồng thời cũng là những kỹ năng cần rèn luyện cho SV. Tuy nhiên, THSP hết sức đa dạng, phong phó, sinh động, đầy mâu thuẫn và việc giải quyết cũng đòi hỏi linh hoạt, sáng tạo. Vì vậy, các bước hay quy trình giải quyết THSP nêu trên không phải là bất biến mà chỉ là cơ sở định hướng cho SV trong quá trình học tập và rèn luyện kỹ năng. Trong quá trình học tập và rèn luyện kỹ năng giải quyết THSP đòi hỏi SV phải vận dụng quy trình đó một cách linh hoạt, sáng tạo, không máy móc cứng nhắc.

Sau khi hướng dẫn SV nắm được quy trình giải quyết một THSP cụ thể, giáo viên tổ chức cho SV luyện tập theo các giai đoạn của quy trình hình thành kỹ năng.

* Những yêu cầu trong việc rèn luyện kỹ năng giải quyết THSP:

Giáo viên cần biết phân loại THSP, cần có những yêu cầu chung cho việc lùa chọn THSP điển hình trong việc rèn luyện NVSP cho SV.

Để hình thành cho SV kỹ năng giải quyết THSP, cần trang bị cho họ phương pháp phân tích tình huống dưới góc độ Tâm lý học – Giáo dục học. Điều đó có nghĩa là cần hướng dẫn cho SV biết vận dụng các kiến thức Tâm lý học - Giáo dục học để tìm ra nguyên nhân của mâu thuẫn, chiều hướng phát triển của mâu thuẫn chứa đựng trong tình huống để tìm cách giải quyết

THSP sao cho phù hợp với quy định luật tâm lý và yêu cầu của lý luận dạy học.

Ở trường sư phạm việc rèn luyện kỹ năng xử lý THSP chỉ tốt khi cã được chú ý rèn luyện trong các giê thực hành nghiệp vụ, thi NVSP, câu lạc bộ học tập… có giáo viên hướng dẫn, theo dõi có tổ chức.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHSPHN 2 (Trang 29 -29 )

×