Để tìm hiểu SV trường ĐHSP Hà Nội đánh giá về những KKTL trong hoạt động RLNVSP, chúng tôi sử dụng câu hái sè 3 (phụ lục 2). Kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Nhận thức của SV về KKTL trong hoạt động RLNVSP
Khối Mức độ TN XH Chung SL % SL % SL % Có 207 100 230 100 437 100 Không 0 0 0 0 0 0
Qua bảng trên ta thấy: 100% (437/437) sè SV được điều tra đều gặp KKTL trong quá trình rèn luyện NVSP. Cả hai khối TN và XH đều có tỷ lệ là 100%, không có sự khác biệt trong nhận thức về KKTL giữa hai khối, điều đó chứng tỏ rằng SV trường ĐHSP Hà Nội đều gặp rất nhiều KKTL trong hoạt động RLNVSP.
Khi trò chuyện, phỏng vấn một số SV và qua kết quả điều tra bằng bảng hái ( xem phụ lục ), cho thấy hầu hết SV được hỏi đều chưa hiểu một cách đầy đủ, cặn kẽ về KKTL, chẳng hạn SV Nguyễn Thị H (SV năm thứ 2, khoa Lịch sử) cho rằng “KKTL trong hoạt động rèn luyện NVSP của SV là những trạng thái tâm lý gây mất bình tĩnh, thiếu tự tin, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động”, SV Trần Thị N (năm thứ 3, khoa Toán- tin) cho rằng:
“KKTL trong rèn luyện NVSP là quá trình con người gặp phải những khó khăn, trở ngại, những tình huống làm cản trở và giảm hiệu quả hoạt động”…
Vậy hầu hết SV chưa hiểu đúng và đầy đủ về KKTL trong hoạt động RLNVSP, tuy nhiên các em cũng đã nhận thức được những KKTL mà các em gặp phải trong quá trình hoạt động RLNVSP, đồng thời đánh giá được mức độ KKTL của bản thân.
Để tìm hiểu mức độ xuất hiện những KKTL trong hoạt động RLNVSP của SV chúng tôi đưa ra ba mức độ khó khăn để SV tự đánh giá là: “Thường xuyên”, “Đôi khi” và “Không bao giờ”, kết quả thu được nh sau:
Bảng 3.2. Nhận thức của SV về mức độ KKTL trong hoạt động RLNVSP (xét theo khối)
Mức độ Khối
Thường xuyên Đôi khi Không bao giê
SL % SL % SL %
TN 69 33,3 138 66,7 0 0
XH 66 28,7 164 71,3 0 0
Tổng sè 135 38,9 302 61,1 0 0
Kết quả thu được ở bảng trên cho thấy, tỷ lệ chung của cả hai khôí là: - Mức độ “Thường xuyên”: có 135 SV chiếm tỷ lệ 38,9%
- Mức độ “Đôi khi”: có 302 SV chiếm tỷ lệ 61,1%
Ở các khối khác nhau, mức độ xuất hiện những KKTL cũng có sự khác nhau: ở mức độ thường xuyên, khối TN là lớn hơn khối XH (33,3% so với 28,7%), mặc dù sự khác nhau là không nhiều nhưng cũng chứng tỏ SV khối TN gặp KKTL ở mức độ cao hơn khối XH, sự khác nhau đó do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do tính chất của ngành học chi phối. Khoa học TN có đặc thù là gắn gọn, chính xác, dễ hiểu, dễ diễn đạt, ảnh hưởng tới cách tư duy, cách diễn đạt của SV. Mặt khác ngoài thời gian học lý thuyết trên líp các em còn phải thực hành ở phòng thí nghiệm, làm nhiều bài tập….để hình thành kỹ năng thực hành bộ môn cần thiết, nên SV khối TN Ýt có thời gian rỗi hơn SV khối XH nên việc xắp xếp
thời gian để RLNVSP cằng khó khăn hơn. Do đó trong hoạt động RLNVSP của các em cũng gặp nhiều KKTL hơn.
Mặt khác, xét theo năm học thì mức độ KKTL trong hoạt động rèn luyện NVSP cũng có sự khác nhau, điều đó được thể hiện ở bảng 3.4.
Bảng 3.3. Nhận thức của SV về mức độ KKTL xét theo năm học
Năm học Mức độ Khối
Thường xuyên Đôi khi Không bao giê
SL % SL % SL % Năm thứ nhất TN 19 37,3 32 62,7 0 0 XH 23 42,6 31 57,4 0 0 Tổng sè 42 40 63 60 0 0 Năm thứ hai TN 10 24,4 31 75,6 0 0 XH 29 41,4 41 58,6 0 0 Tổng sè 39 35,1 73 64,9 0 0 Năm thứ ba TN 13 17,8 60 82,2 0 0 XH 20 32,8 41 67,2 0 0 Tổng sè 33 24,6 101 75,4 0 0 Năm thứ tư TN 7 17,1 34 82,9 0 0 XH 14 31,1 31 68,9 0 0 Tổng sè 21 24,4 65 75,6 0 0 Tổng sè 135 38,9 302 61,1 0 0
Qua bảng trên ta thấy 100% sè SV được điều tra đều gặp KKTL trong hoạt động RLNVSP, tuy nhiên, mức độ xuất hiện KKTL của SV giữa các khối líp có sự khác nhau. Mức độ xuất hiện KKTL giảm dần trong quá trình học tập và rèn luyện của SV qua các năm học ở trường sư phạm, điều đó chứng tỏ qua từng năm học những KKTL mà SV gặp phải cũng giảm dần, cụ thể:
- Ở mức độ “thường xuyên”: Tần số xuất hiện KKTL ở SV giảm dần từ năm thứ nhất đến SV năm thứ hai, năm thứ ba và năm thứ tư ( 40% so với 35,1%; 24,6% và 24,1%)
- Ngược lại, ở mức độ “đôi khi” thì tần số xuất hiện KKTL ở SV năm thứ tư là cao hơn so với SV năm thứ ba, thứ hai và SV thứ nhất ( 75,9% so với 75,4%, so với 64,9 và 60%)
Có kÕt quả trên là do qua từng năm học ở nhà trường sư phạm, SVđược tham gia vào hoạt động rèn luyện NVSP. Hơn nữa, do nội dung RLNVSP ở từng năm khác nhau là khác nhau: ở năm thứ nhất, thứ hai tri thức về nghề nghiệp của SV còn rất hạn chế, các em lại chưa được rèn luyện nhiều về NVSP, chưa được đi thực tế, kiến tập, thực tập…, các em chưa thích ứng với môi trường học tập ở trường đại học Sư phạm nên các em gặp KKTL nhiều hơn….Nhưng đến năm thứ ba, thứ tư tri thức nghề nghiệp của các em ngày càng được trang bị nhiều hơn, đầy đủ hơn, các em đã được rèn luyện nhiều hơn cả về lý thuyết và thực hành, cụ thể, ở năm thứ ba SVđã được đi kiến tập 6 tuần, đến năm thứ tư SV đã đi thực tập 8 tuần ở các trường phổ thông, do vậy các em có nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tế hơn nên trong hoạt động rèn luyện NVSP những KKTL mà các em SV năm thứ ba và năm thứ tư gặp phải cũng dần dần Ýt hơn.
Bảng 3.4. Nhận thức của SV về mức độ KKTL, xét theo giới tính.
Mức độ Giới
Thường xuyên Đôi khi Không bao giê
SL % SL % SL %
Nam 60 29,3 145 70,7 0 0
Nữ 75 32,3 157 67,7 0 0
Tổng 135 38,9 302 61,1 0 0
Kết quả thể hiện ở bảng 3.4 cho thấy: SV nữ nhận thức được rằng trong hoạt động RLNVSP mình sẽ gặp KKTL nhiều hơn so với SV nam, cụ thể như sau: Ở mức độ “thường xuyên”, tần số xuất hiện của SV nữ là cao hơn so với SV nam (32,3% so với 29,3%). Ngược lại ở mức độ “đôi khi”, tần số xuất hiện của SV nữ lại thấp hơn so với SV nam (67,7% so với 70,7%). Điều này cho thấy đặc điểm giới tính cũng có ảnh hưởng tới việc nhận thức sù xuất hiện các KKTL của SV trong hoạt động RLNVSP .
Sở dĩ như vậy vì: Khi vào học ở trường ĐHSP, SV nam thường tiến hành các hoạt động nói chung và hoạt động RLNVSP nói riêng một cách tương đối độc lập, các em chăm chỉ học tập, tích cực tìm kiếm cách thức giải quyết các khó khăn mà mình gặp phải trong quá trình sống, hoạt động và RLNVSP, các em không chỉ tự mình giải quyết các KKTL đó mà còn dễ dàng trao đổi với người khác và cùng nhau giải quyết. Mặt khác, do đặc điểm giới tính, nam SV thường mạnh dạn, năng động hơn trong các cuộc tiếp xúc với các thầy cô và các anh chị khoá trước, điều đó cũng giúp các em học hỏi được nhiều kinh nghiệm và cách thức để giải quyết những khó khăn của mình, do đó các em Ýt gặp KKTL hơn các em nữ.