Khó khăn tâm lý trong hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm

Một phần của tài liệu Một số khó khăn tâm lý trong hoạt động rèn luyện nghiệp vụ Sư phạm của sinh viên trường ĐHSPHN 2 (Trang 40)

Từ cách hiểu về KKTL nh trên, chúng ta có thể hiểu KKTL trong hoạt động RLNVSP (một cách chung nhất) là những yếu tố tâm lý cản trở hoạt động RLNVSP đạt hiệu quả. Những trở ngại, cản trở tâm lý đó chính là “hàng rào tâm lý”.

Theo “Sổ tay Tâm lý học” thì “hàng rào tâm lý trạng thái tâm lý thể hiện ở tính thụ động quá mức của chủ thể, gây cản trở trong việc thực hiện hành động”. [17, tr.41].

Trong “Từ điển Tâm lý học” tác giả Vũ Dũng cho rằng: “Hàng rào tâm lý là trạng thái tâm lý thể hiện ở tính thụ động quá mức của chủ thể, gây cản trở trong việc thực hiện hành động. Cơ chế tình cảm của hàng rào tâm lý là sự gia tăng những mặc cảm và tâm lý tiêu cực: hổ thẹn, cảm giác tội lỗi, sợ hãi, lo lắng, tự đánh giá thấp mình…” [12, tr.89]

Tác giả V.Ph. Parưgin cho rằng: hàng rào tâm lý - đó là chướng ngại có tính chất tâm lý cản trở quá trình thích ứng của cá nhân đối với các yếu tố mới của ngoại cảnh do các đặc điểm của hoàn cảnh hoặc đặc điểm cá nhân. [6]

Tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình khi “nghiên cứu một số trở ngại tâm lý trong giao tiếp của SV với học sinh khi thùc tập tốt nghiệp” đã đưa ra khái niệm: “Trở ngại tâm lý trong giao tiếp là toàn bộ những đặc điểm tâm lý cá nhân và kiểu hành vi ứng xử không phù hợp với nội dung, đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp”. [7]

Như vậy, KKTL trong hoạt động rèn luyện NVSP là những đặc điểm tâm lý cá nhân thể hiện sự không phù hợp giữa nhận thức, xúc cảm và hành vi của cá nhân với nội dung, đối tượng và hoàn cảnh hoạt động, làm cản trở quá trình hoạt động RLNVSP đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu Một số khó khăn tâm lý trong hoạt động rèn luyện nghiệp vụ Sư phạm của sinh viên trường ĐHSPHN 2 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w