Nhóm kỹ năng giảng dạy trên líp

Một phần của tài liệu Một số khó khăn tâm lý trong hoạt động rèn luyện nghiệp vụ Sư phạm của sinh viên trường ĐHSPHN 2 (Trang 26)

Nhóm kỹ năng giảng dạy trên líp bao gồm các kỹ năng sau: - Kỹ năng viết và trình bày bảng.

Kỹ năng này thể hiện ở: Viết đúng (không thừa, thiếu nét), chữ viết thẳng hàng, nhanh, đẹp, làm nổi bật trọng tâm của bài.

- Kỹ năng diễn đạt bằng lời.

Đây là kỹ năng chủ yếu của người giáo viên trong giảng dạy và giao tiếp. Các phương tiện dạy học dù hiện đại đến đâu cũng không thể thay thế cho lời giảng của giáo viên. Thông qua cách diễn đạt của giáo viên không chỉ giúp học sinh lĩnh hội tri thức mà còn tác động đến tư tưởng, tình cảm nhân cách của học sinh. Yêu cầu chung của việc rèn luyện kỹ năng này là: phát âm đúng, rõ ràng, âm thanh vừa phải, biểu cảm, ngắn gọn, dễ hiểu.

- Kỹ năng lùa chọn và sử dụng phối hợp các phương pháp cho phù hợp với nội dung kiến thức cần dạy.

- Kỹ năng lùa chọn và sử dụng các phương tiện dạy học cho phù hợp với nội dung và phương pháp dạy học.

Hai kỹ năng này có liên quan chặt chẽ với nhau. Đối với mỗi đơn vị kiến thức giáo viên phải lùa chọn phương pháp, phương tiện dạy học tương ứng để giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng, giáo viên cần sử dụng phối hợp các phương pháp, phương tiện dạy học để phát huy ưu điểm của từng phương pháp, giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách tốt nhất.

- Kỹ năng bao quát líp. Kỹ năng này đòi hỏi người giáo viên trong quá trình giảng bài phải bao quát được líp học, kiểm soát được các hành động, các biểu hiện của học sinh trong học tập để điều khiển líp và giải quyết kịp thời các tình huống phát sinh.

- Kỹ năng ứng xử nhanh, đúng các tình huống gây bất ngờ xảy ra trong giê học. Khi có tình huống bất ngờ xảy ra trong giê học, giáo viên phải có nhiệm vụ giải quyết. Việc giải quyết tình huống phải khéo léo, tế nhị, không làm ảnh hưởng đÕn hiệu quả giê dạy.

- Phân phối thời gian hợp lý cho từng nội dung tri thức cần dạy. Đây là kỹ năng thực hiện phương án thời gian đã dự kiến khi soạn bài, tuy nhiên cũng cần linh hoạt, không máy móc.

- Kỹ năng đặt câu hỏi, bài kiểm tra, đánh giá học sinh.

Trong tiết học hay sau khi kế thúc tiết học giáo viên có thể đề ra câu hỏi, bài tập để kiểm tra kiến thức cũ, mức độ lĩnh hội tri thức mới. Những câu hỏi, bài tạp rõ ràng, chính xác, kích thích suy nghĩ tích cực của học sinh.

Một phần của tài liệu Một số khó khăn tâm lý trong hoạt động rèn luyện nghiệp vụ Sư phạm của sinh viên trường ĐHSPHN 2 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w