Thực trạng KKTL của SV trong hoạt động RLNVSP.

Một phần của tài liệu Một số khó khăn tâm lý trong hoạt động rèn luyện nghiệp vụ Sư phạm của sinh viên trường ĐHSPHN 2 (Trang 61)

Để tìm hiểu thực trạng KKTL của SV trong hoạt động RLNVSP, chúng tôi sử dụng câu hỏi 4 (phụ lục). Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.5. Thực trạng KKTL của SV trong hoạt động RLNVSP

STT Các khó khăn tâm lý SL % TB

1 Chưa hiểu biết đầy đủ nội dung và cách thức rèn luyện NVSP

147 33,6 15

2 Thiếu tù tin vào khả năng của bản thân 179 41 11 3 Chưa có tâm thế sẵn sàng khi giải quyết các THSP 175 40 14

4 Sợ sai lầm trong RLNVSP 177 40,5 12

5 Chưa làm chủ được trạng thái tâm lý bản thân 176 40,3 13 6 Không say mê với hoạt động RLNVSP 185 42,3 10

7 Lúng túng trong dự giê 200 45,8 7

8 Chưa biết cách vận dụng kiến thức và kinh nghiệm vào bài giảng

227 51,9 3

9 Chưa biết vận dụng kiến thức vào giải quyết các THSP.

218 49,9 5

10 Khó khăn trong việc tập viết chữ và trình bày bảng 213 48,7 6 11 Khó khăn khi sửa tiếng địa phương 189 43,2 9 12 Vốn ngôn ngữ và khả năng diễn đạt kém 235 53,8 2

14 Chưa linh hoạt trong việc giải quyết các THSP 248 56,8 1

15 Khó khăn trong việc tập giảng 192 43,9 8

16 Các KKTL khác 15 3,4 16

Kết quả thu được ở bảng trên cho thấy: 100% sè SV được điêù tra đều gặp KKTL trong hoạt động RLNVSP. Có 9 KKTL thường xuất hiện ở SV trong quá trình RLNVSP, mức độ biểu hiện của chúng cũng khác nhau, cô thể:

- Xếp ở vị trí thứ nhất là KKTL “Chưa linh hoạt trong việc giải quyết các THSP”, chiếm tỷ lệ 56,8%. Đây cũng là khó khăn thường gặp ở SV, đặc biệt SV năm thứ ba và thứ tư khi đi thực tập ở trường phổ thông, hầu hết các em đều thấy khó khăn khi gặp THSP. Đứng trước một THSP, SV còn lúng túng, chưa nhanh nhạy, chưa ứng phó kịp thời… Chẳng hạn, ý kiến của SV Trần Thị Lan A (SV năm thứ 3- khoa Toán), cho rằng: “Lúc đứng trước học sinh, em sợ nhất là gặp phải những THSP, lúc đó em rất lúng túng, không biết sẽ phải đối phó nh thế nào”.

Nguyên nhân chính của KKTL này là do SV Ýt luyện tập, không biết vận dụng lý thuyết đã học vào thực tiễn giáo dục, do kinh nghiệm nghề nghiệp, kinh nghiệm sống… còn hạn chế. Mặt khác, các em chưa thực sù chuẩn bị sẵn sàng cả về kiến thức và tâm thế trước khi đi thực tập, chưa có ý thức luyện tập giải quyết các THSP, vì vậy khi có THSP xảy ra các em cảm thấy rất lúng túng và khó khăn.

- Xếp vị trí thứ hai là: “Vốn ngôn ngữ và khả năng diễn đạt kém”. Đây là KKTL thường gặp ở SV, chiếm tỷ lệ 53,8%. Điều đó chứng tá vốn ngôn ngữ và khả năng diễn đạt của SV còn hạn chế, các em rất khó khăn trong việc diễn đạt được ý của mình cho người khác hiểu, mà trong hoạt động sư phạm đây là một kỹ năng rất quan trọng để tạo nên năng lực của nhà giáo.

Nguyên nhân chính gây ra KKTL này là do SV Ýt được luyện tập, Ýt giao tiếp, tiếp xúc với mọi người, các em chưa có ý thức tập luyện cho mình

một kỹ năng giao tiếp sư phạm ngay từ khi bắt đầu vào trường sư phạm. Hơn nữa, trong chương trình đào tạo, phần giao tiếp sư phạm trước đây được bố trí thành một phần riêng, nay lại lồng ghép vào các phần khác của tâm lý học, do vậy SV tuy đã được học tập và rèn luyện kỹ năng diễn đạt, song do thời lượng quá Ýt nên việc rèn luyện kỹ năng này cho SV chưa được bao nhiêu. Mặt khác, do vốn sống, kinh nghiệm nghề nghiệp, khả năng giao tiếp của các em hạn chế làm cho việc diễn đạt suy nghĩ của mình cho người khác hiểu trở nên khó khăn hơn.

- Xếp ở vị trí thứ ba là: “Chưa biết vận dụng kiến thức và kinh nghiệm vào bài giảng”, chiếm tỷ lệ 51,9%. Điều đó chứng tỏ các em chưa biết vận dụng kiến thức đã học vào bài giảng của mình, dẫn đến bài giảng thiếu kiến thức, khô khan…làm ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động RLNVSP. Về vấn đề này SV Nguyễn thị H (Năm thứ ba- Khoa Sử), cho rằng: “Em học ở trên líp rất tốt, điểm tổng kết của em khá cao, kiến thức phần này em hiểu rất kỹ nhưng khi giảng em không biết cách vận dụng được kiến thức vào bài giảng thành thử em không biết phải giảng như thế nào, nên thường bị cháy giáo án…”

Nguyên nhân của khó khăn trên là do các em SV chưa có tâm thế sẵn sàng, chưa được luyện tập kỹ, các em SV chỉ chú ý đến việc trang bi kiến thức chuyên môn mà không hoặc Ýt chó ý đến rèn luyện nghiệp vụ trong quá trình học trên líp, chưa biết kết hợp giữa lý thuyết và thực hành…. Mặt khác, một sè em do khả năng diễn đạt kém, các em có kiến thức nhưng không diễn đạt được cho người khác hiểu….

- Xếp ở vị trí thứ tư là KKTL “ Lúng túng trong soạn giáo án”. Đây cũng là KKTL thường gặp ở SV, chiếm tỷ lệ 50,1%. Kỹ năng soạn giáo án là một kỹ năng quan trọng trong quá trình RLNVSP, góp phần quan trọng trong việc thành công hay thất bại khi giảng bài. Tuy nhiên, SV lại gặp KKTL lớn ở kỹ năng này, các em không biết nên trình bày giáo án như thế nào, cái gì nên thể hiện trong giáo án, cái gì không nên thể hiện,…Nguyên nhân của

KKTL này là do các em còn thiếu kinh nghiệm, chưa nắm vững kiến thức vì vậy các em chưa phân biệt được sự khác nhau giữa văn nói và văn viết. Mặt khác, các em cũng chưa quen với yêu cầu về kết cấu mới của một giáo án… Do vậy, đây cũng là một KKTL thường gặp ở SV.

- Xếp ở vị trí thứ năm là KKTL “Chưa biết vận dụng kiến thức vào giải quyết các THSP”, chiếm tỷ lệ 49,9%. Chưa vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống sư phạm, chứng tỏ tư duy sư phạm của SV còn ở mức độ thấp, KNSP hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu RLNVSP, rèn luyện tay nghề trong trường sư phạm.

Nguyên nhân chính tạo ra KKTL này là do SV Ýt được luyện tập, Ýt được tiếp xúc với thực tiễn quá trình giáo dục, chưa hình thành cho mình những KNSP cần thiết. Một nguyên nhân nữa đó là chương trình học tập các môn nghiệp vụ còn nặng về lý thuyết, chưa chú ý đúng mức đến việc rèn luyện các kỹ năng thực hành cho SV. Ngoài ra một số kỹ năng cần hình thành phức tạp, khó rèn luyện cũng là một nguyên nhân gây ra khó khăn này. - Xếp ở vị trí thứ sáu là KKTL “Khó khăn trong việc tập viết chữ và trình bày bảng”, chiếm tỷ lệ 48,7%, đây là KKTL thường gặp ở SV năm thứ nhất vì đây là kỹ năng RLNVSP chủ yếu ở SV năm thứ nhất.

- Xếp ở vị trí thứ bảy là KKTL “Lúng túng trong dự giờ”. Đây cũng là KKTL thường gặp ở SV, chiếm tỷ lệ 45,8%.

- Xếp ở vị trí thứ tám là KKTL “Khó khăn trong việc tập giảng”, chiếm tỷ lệ 43,9%. Đây cũng là KKTL thường gặp ở SV, đặc biệt là SV năm thứ hai và SV năm thứ ba. Các em thấy lúng túng khi phải trình bày trước mọi người do vậy các em không biết nói cái gì, dẫn đến em thì thừa thời gian nhưng có em lại thiếu thời gian để trình bày. Mặt khác các em gặp khó khăn khi tìm địa điểm và xắp xếp thời gian không gian… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xếp ở vị trí thứ chín là KKTL “Khó khăn khi sửa tiếng địa phương”, chiếm tỷ lệ 43,2%. Đây cũng là khó khăn thường gặp ở SV. Mét trong những

tiêu chí để đánh giá vào điểm của TTSP là không nói ngọng mà đa số SV Sư phạm là các em đến từ các tỉnh lẻ, đặc biệt là các tỉnh miền trung chiếm tỷ lệ rất cao, cá em nói rất khó nghe, phát âm không chuẩn, phát âm ngọng giữa các chữ, chẳng hạn ngọng giữa âm “l” và “n”; giữa “ch” và “tr”; giữ “s” và “x”…. vì vậy trong quá trình RLNVSP các em gặp rất nhiều khó khăn.

- Xếp vị trí số mười là KKTL “Không say mê với hoạt động RLNVSP”.

- Xếp vị trí thứ mười một là KKTL “Thiếu tù tin vào khả năng của bản thân.

- Xếp vị trí thứ mười hai là KKTL “Sợ sai lầm trong RLNVSP.

- Xếp vị trí thứ mười ba là KKTL “Chưa làm chủ được trạng thái tâm lý bản thân”, chiếm tỷ lệ 40,3%. Chưa làm chủ được trạng thái tâm lý bản thân là một trong những phẩm chất ý trí quan trọng giúp con người hành động đạt kết quả nhất là trong những tình huống mới, tình huống chứa đựng mâu thuẫn hoặc căng thẳng. Khó khăn này xuất hiện làm SV khi gặp hoàn cảnh khó khăn, gặp những tình huống bất ngờ thường mất tự chủ, rất khó trong việc kìm hãm, che dấu những xúc cảm và hành vi của mình như mất bình tĩnh, lo lắng hoặc buồn bực, tức giận, lời nói hoặc hành động không đúng mực…Đây là KKTL thường xảy ra trong thực tiễn công tác giáo dục, làm giảm hiệu quả của công tác giáo dục. Khó khăn này không chỉ thường xảy ra ở SV trong quá trình RLNVSP mà còn xảy ra ở cả giáo viên đang giảng dạy trong các nhà trường. Nguyên nhân chủ yếu của KKTL này là do đặc điểm khí chất, do THSP bất ngờ xảy ra và do SV Ýt được va chạm, Ýt được rèn luyện trong thực tiễn để khắc phục khó khăn theo yêu cầu của nghề nghiệp.

- Xếp vị trí thứ mười bốn là KKTL “Chưa có tâm thế sẵn sàng khi giải quyết các THSP”, chiếm tỷ lệ 40%. Tuy chiếm tỷ lệ không cao nhưng KKTL này cũng ảnh hưởng đến hoạt động RLNVSP của SV. Nguyên nhân

gây ra khó khăn này là do các em SV chưa chủ động tích luỹ tri thức trong quá trình học tập ở trường sư phạm, mặt khác, một số em có tâm lý chủ quan, một số Ýt SV lại có tư tưởng bằng lòng với thực tại mình có, các em nghĩ là đã vào được đại học thì không cần học cũng có thể tốt nghiệp, ra trường và có việc làm…Do vậy các em không chú ý trong việc tích luỹ tri thức trong quá trình học tập, thiếu tích cực khi RLNVSP. Đây cũng là nguyên nhân gây ra khó khăn: chưa làm chủ được trạng thái tâm lý bản thân, chưa linh hoạt trong việc giải quyết các THSP, chưa biết vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các THSP…

Ngoài 15 KKTL kể trên, một số SV còn kể ra một số KKTL khác như: “Chưa thích ứng với môi trường và hoạt động học tập ở trường sư phạm”; “đặc điểm cá tính không phù hợp”; “khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động tập thể’…Tuy nhiên, do số liệu về các khó khăn quá Ýt nên chúng tôi gộp vào mục “một số KKTL khác”.

Một phần của tài liệu Một số khó khăn tâm lý trong hoạt động rèn luyện nghiệp vụ Sư phạm của sinh viên trường ĐHSPHN 2 (Trang 61)