KKTL là một hiện tượng tâm lý phức tạp, việc phân loại KKTL chỉ có tính chất tương đối về mặt lý thuyết. Trên thực tế nó biểu hiện hết sức đa dạng, phức tạp trong suốt quá trình hoạt động. Căn cứ vào những cơ sở khác nhau, người ta đưa ra các cách phân loại khác nhau.
* Dùa vào yếu tố thông tin giao tiếp, H.Hipso và M.Phorvec phân thành 6 loại KKTL nh sau:
- KKTL có tính chất tình huống: do cách hiểu khác nhau về tình huống giao tiếp.
- Khó khăn về ý nghĩa do câu nói được tri giác một cách tách rời về mặt ý nghĩa đối với thông báo thông tin
- Khó khăn có tính chất động cơ do đối tượng giao tiếp che giấu động cơ thông tin hoặc động cơ không rõ ràng.
- Khó khăn do biểu tượng giao tiếp không đầy đủ.
- Khó khăn do thiếu mối liên hệ ngược và do đặc điểm của hình thức thông tin.
- Khó khăn có tính chất ứng dụng (thực tế) của thông tin: phát sinh do có sự khác biệt mang tính chất ứng dụng hệ thống ký hiệu và người sử dụng ký hiệu.
- KKTL trong giao tiếp ngôn ngữ. - KKTL trong giao tiếp phi ngôn ngữ.
* Căn cứ vào các mặt biểu hiện của KKTL có:
- KKTL thuộc về khía cạnh cảm xúc tình cảm. - KKTL thuộc về khía cạnh nhận thức
- KKTL thuộc về khía cạnh hành vi ứng xử.
* Căn cứ vào lứa tuổi giao tiếp có:
- KKTL trong giao tiếp của trẻ em. - KKTL trong giao tiếp của thanh niên.
- KKTL trong giao tiếp của người trưởng thành. - KKTL trong giao tiếp của người già.
* Căn cứ vào tần số xuất hiện KKTL có:
- KKTL điển hình, phổ biến. - KKTL điển hình, cá biệt. - KKTL mãn tính.
* Căn cứ vào giới tính của chủ thể có:
- KKTL của nữ giới. - KKTL của nam giới
* Căn cứ vào thành phần dân téc có KKTL đặc trưng phổ biến của mỗi dân téc.
Nh vậy, có rất nhiều cách để phân loại KKTL. Trong công trình nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng cách phân loại dùa vào mặt biểu hiện của KKTL, đó là:
- KKTL thuộc về khía cạnh nhận thức.
- KKTL thuộc về khía cạnh xúc cảm tình cảm.
Với cách phân loại này, chúng ta có thể nhận thấy những biểu hiện của KKTL trong hoạt động RLNVSP ở SV qua điều tra, nghiên cứu hoạt động RLNVSP của họ.