Phương pháp thực nghiệm.

Một phần của tài liệu Một số khó khăn tâm lý trong hoạt động rèn luyện nghiệp vụ Sư phạm của sinh viên trường ĐHSPHN 2 (Trang 53)

Trong đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm với mục đích thử nghiệm biện pháp tác động nhằm hạn chế một số KKTL thường gặp trong hoạt động RLNVSP của SV trường ĐHSP Hà Nội.

Đây là phương pháp chính để thực hiện nhiệm vụ thứ ba của đề tài.

*) Cơ sở xây dựng biện pháp tác động.

- Cơ sở lý luận:

KKTL trong hoạt động là tổ hợp các thuộc tính tâm lý, các trạng thái tâm lý của cá nhân không phù hợp với yêu cầu và đặc điểm của hoạt động. Những đặc điểm đó làm cho quá trình hoạt động gặp khó khăn, chủ thể không phát huy được khả năng của mình dẫn đến kết qủa hoạt động bị hạn chế. KKTL là hiện tượng tinh thần, còng nh mọi hiện tượng tâm lý khác, nó cũng có nguồn gốc từ bên ngoài, được hình thành và biến đổi trong hoạt động thực tiễn của con người. Dưới tác động của môi trường, giáo dục và hoạt động tích cực của chủ thể, có thể biến đổi, hạn chế hay làm mất đi một đặc điểm tâm lý nào đó của cá nhân.

- Cơ sở thực tiễn:

Từ thực tiễn dạy học và từ kết quả nghiên cứu thực trạng KKTL của SV trường ĐHSP Hà Nội, chúng tôi thấy các em gặp những KKTL nhiều nhÊt trong việc rèn luyện kỹ năng giải quyết THSP, kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ, kỹ năng giảng bài. Do điều kiện thời gian và điều kiện thực tế của bản thân, chúng tôi chỉ thử nghiệm tác động ở kỹ năng giải quyết THSP để thấy được sự thay đổi của SV ở kỹ năng đó qua việc áp dụng biện pháp tác động.

*) Mục đích thực nghiệm.

Thử nghiệm một số biện pháp tác động nhằm khẳng định vai trò, hiệu quả của biện pháp tác động làm hạn chế những KKTL trong rèn luyện kỹ năng giải quyết THSP của SV trường ĐHSP Hà Nội, thông qua một chương trình bồi dưỡng ngắn hạn cả về lý thuyết và thực hành với những THSP cụ thể

được chọn lọc từ thực tế nhằm giúp SV khắc phục những KKTL trong luyện tập.

*) Nội dung tác động.

Để đạt được mục đích trên, chúng tôi xây dựng một chương trình thử nghiệm tác động với các nội dung sau:

- Về lý thuyết: Cung cấp cho SV hệ thống lý thuyết cơ bản về những vấn đề sau:

+ Lý thuyết về THSP, quy trình giải quyết THSP và kỹ năng giải quyết THSP.

+ Quy trình rèn luyện kỹ năng giải quyết THSP

+ Lý thuyết về KKTL trong quá trình giải quyết THSP.

- Về thực hành: Cho SV luyện tập kỹ năng giải quyết THSP trên những tình huống đã giả định (phụ lục 4) theo mét quy trình đã dạy ở phần lý thuyết.

*) Nguyên tắc xây dựng bài tập tình huống:

- Tình huống đưa ra phải chứa đựng một vấn đề cụ thể nảy sinh trong hoạt động sư phạm buộc SV phải giải quyết để tiếp tục thực hiện mục đích sư phạm đã đặt ra.

- Tình huống đưa ra phải xuất phát từ thực tiễn quá trình dạy học và giáo dục ở trường phổ thông, đồng thời phải phù hợp với trình độ của SV năm thứ ba.

- Hệ thống bài tập tình huống phải đa dạng, phản ánh tương đối đầy đủ, toàn diện thực tiễn, giúp SV được tiếp xúc với nhiều mặt của hoạt động sư phạm.

- Nhiệm vụ giải quyết tình huống phải rõ ràng, cụ thể.

- Tình huống đưa ra phải đáp ứng được yêu cầu và mục đích thử nghiệm

*) Cách tiến hành.

Để thực hiện chương trình tác động, chúng tôi chọn một líp SV năm thứ ba trường ĐHSP Hà Nội để thử nghiệm biện pháp tác động. Líp được

chọn là líp Sử gồm 32 SV trong đó có 11 nam và 21 nữ. Chia làm 2 nhóm với số nghiệm thể bằng nhau: nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.

Tiến trình thử nghiệm được thực hiện theo 3 bước:

Bước 1: Khảo sát lần 1 mức độ KKTL trên nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước khi tác động, bằng phương pháp điều tra viết. (phụ lục2)

Bước 2: Tiến hành biện pháp tác động trên nhóm thực nghiệm bằng cách:

Chúng tôi tiến hành cho nhóm thực nghiệm học tập một chương trình bồi dưỡng đặc biệt cả về lý thuyết và thực hành về rèn luyện kỹ năng giải quyết THSP và biện pháp khác phục những KKTL trong quá trình giải quyết THSP.

Bước 3: Khảo sát lần 2 sự biến đổi của đối tượng sau khi thử nghiệm chương trình tác động, từ đó rót ra kết luận cần thiết.

*) Tổ chức luyện tập

Ngay sau khi làm thực nghiệm, chúng tôi tiến hành luyện tập cho SV, với những yêu cầu sau đây:

+ Chia SV làm 4 nhóm nhỏ, mỗi nhóm gồm 8 SV.

+ Mỗi SV phải nêu được Ýt nhất một THSP mà các em gặp phải, hoặc chứng kiến khi các em đi TTSP.

+ Nêu được các KKTL khi giải quyết các tình huống đó. + Nêu cách giải quyết mà lúc đó em đã áp dụng để giải quyết.

+ Từng SV giải quyết THSP trên theo quy trình 3 bước đã học ở phần lý thuyết và phân tích cụ thể từng bước.

+ Mỗi SV trình bày cách giải quyết của mình trước nhóm, sau đó SV trong nhóm thảo luận các THSP và đưa ra ý kiến chung.

Kết quả luyện tập cho chúng tôi thấy, sau khi được tham gia chương trình thử nghiệm tác động, hầu hết SV đã biết cách giải quyết các THSP, các em đã giải quyết các THSP đó một cách trình tự hơn, khoa học hơn, do vậy

đạt hiệu quả cao hơn. Điều đó càng chứng tỏ kết quả của biện pháp tác động mà chúng tôi đã tiến hành ở trên là hoàn toàn hợp lý.

*) Xử lý kết quả:

Dùng phương pháp điều tra viết để đo mức độ KKTL ở nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước và sau tác động. Kết quả thu được xử lý bằng toán thống kê, đối chiếu, so sánh kết quả 2 lần đo, từ đó rót ra kết luận về sự biến đổi của đối tượng và hiệu quả của biện pháp tác động.

CHƯƠNG 3.

Một phần của tài liệu Một số khó khăn tâm lý trong hoạt động rèn luyện nghiệp vụ Sư phạm của sinh viên trường ĐHSPHN 2 (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w