Đánh giá kết quả của công tác đào tạo công nhân kĩ thuật

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển công nhân kĩ thuật tại công ty CP may Đáp Cầu (Trang 63)

2. Phân tích tổng quan về công tác đào tạo và phát triển công nhân kĩ thuật 1 Đánh giá về các chính sách đào tạo, quy chế đào tạo, quy trình đào tạo tạ

2.7. Đánh giá kết quả của công tác đào tạo công nhân kĩ thuật

Khi xem xét thực trạng về công tác đào tạo và phát triển công nhân kĩ thuật tại bất kì một doanh nghiệp sản xuất nào, chúng ta không thể không nhắc đến kết quả, hiệu quả của công tác đào tạo. Trong phạm vi bài viết này chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá kết quả đào tạo tức là xem xét về sự thay đổi về ý thức làm việc, sự tự giác trong công việc, tinh thần, thái độ làm việc, sự thành thạo trong công việc, khả năng đáp ứng tay nghề ở bậc thợ đang giữ, số lượng sản phẩm hoàn thành, chất lượng sản phẩm hoàn thành, số sản phẩm sai hỏng phải sửa chữa của các cá nhân sau quá trình đào tạo. Căn cứ vô cùng quan trọng để xem xét khả năng đáp ứng tay nghề của công nhân sau đào tạo là so sánh giữa thực tế thực hiện công việc sau đào tạo với khả năng thực hiện công việc trước kia và những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng đối với công nhân ở từng bậc thợ khác nhau đã quy định rất rõ trong tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật. Tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật chưa được xây dựng và ban hành là một hạn chế rất lớn trong quá trình đánh giá kết quả đào tạo của công ty. Mọi hoạt động đánh giá khả năng đáp ứng tay nghề của công nhân sau đào tạo đều dựa vào kinh nghiệm của người quản lí. Mặt khác, không phải cứ sự tăng lên của số lượng sản phẩm hoàn thành, chất lượng sản phẩm và sự giảm đi của số sản phẩm sai hỏng là do kết quả của quá trình đào tạo, nó có thể do tác dụng của sự thay đổi về công nghệ, máy móc thiết bị, các phương pháp cải tiến sản xuất…Vì vậy, quá trình đánh giá cần phải loại bỏ các yếu tố trên để cho kết quả chính xác nhất. Ngoài các ý kiến nhận xét, đánh giá về sự thay đổi hành vi, thái độ làm việc, thống kê về số lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm của người quản lí trực tiếp, chúng ta có thể đánh giá kết quả của quá trình đào tạo bằng cách so sánh quá trình thực hiện công việc của nhóm lao động được đào tạo và nhóm lao động chưa được đào tạo trên cơ sở các yếu tố ảnh hưởng khác là như nhau.

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể dựa vào tỉ lệ công nhân đáp ứng tay nghề sau đào tạo để đánh giá trên cấp độ toàn công ty. Tỉ lệ công nhân đáp ứng tay nghề sau đào tạo là quá trình thống kê các công nhân sau quá trình đào tạo đáp ứng yêu cầu về tay nghề trong tương quan so sánh với số lượng công nhân được đào tạo ở từng bậc thợ. Tỷ lệ công nhân đáp ứng tay nghề càng cao thì chất lượng của các hoạt động đào tạo càng tốt. Tuy nhiên, nó sử dụng những kết quả đánh giá của người cán bộ quản lí trực tiếp như đã nói ở trên. Vì vậy, những thống kê về tỉ lệ công nhân đáp ứng tay nghề này cũng chưa thực sự chính xác. Những số liệu thống kê sau là tác giả thu thập ý kiến của các cán bộ phòng nhân sự, cán bộ quản lí trực tiếp.

Bảng 2.20: Tỉ lệ công nhân đáp ứng tay nghề sau đào tạo

Đơn vị tính: %

STT Loại hình Tỷ lệ CN đáp ứng

tay nghề(%)

1 Đào tạo cho công nhân mới tuyển chưa biết nghề 80 2 Đào tạo cho công nhân mới tuyển, đã biết nghề 95

3 Đào tạo lại cho công nhân tay nghề yếu 90

4 Đào tạo bổ sung kiến thức, kĩ năng cho sx sp mới 90

( Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp)

Theo bảng thống kê trên, nhận thấy loại hình đào tạo công nhân mới tuyển chưa biết nghề là có tỉ lệ công nhân đáp ứng yếu cầu tay nghề là thấp nhất (80%). Công nhân mới tuyển chưa biết nghề sau khi được đào tạo thì được xếp vào bậc 1. Các kiến thức, kĩ năng hướng dẫn cho công nhân mới tuyển khá đơn giản nhưng có thể do những hạn chế của chương trình đào tạo và khả năng tiếp thu, học tập của người học có hạn. Loại hình đào tạo cho công nhân mới tuyển đã biết nghề là có tỉ lệ công nhân mới tuyển đáp ứng tay nghề cao nhất (95%) do họ đã có những kiến thức cơ bản về kĩ thuật may và khả năng vận hành các máy móc chuyên dụng nên sau một thời gian đào tạo, họ đã nhanh chóng đáp ứng yêu cầu về tay nghề. Loại hình đào tạo lại cho công nhân tay nghề yếu và đào tạo bổ sung kiến thức, kĩ năng sản xuất sản phẩm mới đều có tỉ lệ công nhân đáp ứng yêu cầu tay nghề là 90%.

Kết quả của công tác đào tạo nâng bậc cũng là một căn cứ xác đáng để chúng ta xem xét số lượng công nhân đạt qua kì thi nâng bậc so với số lượng thí sinh dự thi ở từng bậc. Càng nhiều thí sinh đạt sau kì thi nâng bậc thì công tác đào tạo công nhân kĩ thuật càng đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, có rất nhiều vấn đề vướng mắc xoay quanh công tác đào tạo nâng bậc đã được trình bày kĩ ở phần trên nên việc xem xét kết quả của công tác đào tạo nâng bậc chưa phản ánh đúng kết quả của công tác đào tạo và phát triển. Mặc dù vậy, nó cũng là một căn cứ để chúng ta đánh giá kết quả của công tác đào tạo và phát triển.

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển công nhân kĩ thuật tại công ty CP may Đáp Cầu (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w