2. Phân tích tổng quan về cơng tác đào tạo và phát triển công nhân kĩ thuật 1 Đánh giá về các chính sách đào tạo, quy chế đào tạo, quy trình đào tạo tạ
2.1.2. Cơng tác xây dựng chương trình đào tạo:
Sau khi đã có được một tập hợp các nhu cầu đào tạo cho từng đối tượng công nhân khác nhau. Tùy thuộc vào khả năng đáp ứng tay nghề, yêu cầu của công việc mà công ty xác định mục tiêu của chương trình đào tạo. Có mục tiêu chương trình đào tạo cụ thể, rõ ràng, phòng tổ chức lao động phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành lựa chọn hình thức đào tạo cụ thể và phương pháp đào tạo cho từng đối tượng người học khác nhau.
Tại công ty CP may Đáp Cầu áp dụng các hình thức đào tạo, phương pháp đào tạo đối với công nhân kĩ thuật như sau:
Đào tạo mới: thực chất của hoạt động đào tạo mới chính là đào tạo định hướng lao động, áp dụng đối với các công nhân mới tuyển. Trước kia, khi trường dạy nghề của cơng ty cịn hoạt động thì hình thức đào tạo này được tổ chức tại trường dạy nghề. Sau khi trường ngừng hoạt động thì buổi đào tạo định hướng này thường do giáo viên kiêm nhiệm thuộc phòng Tổ chức lao động tiến hành. Các công nhân mới tuyển sẽ được tập trung lại thành một lớp học và học tập trong vòng từ 1 đến 2 buổi tại hội trường công ty. Hoc xong lao động phải làm một bài thu hoạch về những gì đã học được sau buổi học này.
Đào tạo kèm cặp tại chỗ: Các công nhân mới tuyển chưa biết nghề thường được tổ trưởng, tổ phó sản xuất trực tiếp hướng dẫn cho tới khi thành thạo. Người công nhân được làm những công việc từ đơn giản đến phức tạp. Các công nhân nghề may, cắt, hoàn thiện sản phẩm đều áp dụng phương pháp đào tạo này. Do thiếu hụt lao động nên trừ những trường hợp đặc biệt như bắt đầu bước vào sản xuất thử tại các công ty con, lao động mới được tham gia các khóa đào tạo để bắt đầu cơng việc khoảng từ 3 đến 6 tháng, cịn lại tất cả các lao động đều được đào tạo theo phương pháp chỉ dẫn công việc hay kèm cặp trong sản xuất. Thời gian đào tạo khoảng 1 tháng, chính là 1 tháng thử việc đối với các lao động mới tuyển. Trong thời gian này, người công nhân được hưởng lương sản phẩm. Đến cuối thời gian đào tạo, tổ trưởng hoặc tổ phó nhận xét, đánh giá về khả năng làm việc và ý thức tổ chức kỉ luật để ra quyết định tuyển dụng. Phương pháp này mặc dù đỡ tốn kém về thời gian và chi phí tuy nhiên người học lại không được cung cấp kiến thức một
cách bài bản, nên sẽ khơng có được tầm hiểu biết rộng và khả năng tư duy trong thực tế thực hiện công việc. Hơn nữa, do sự thiếu hụt về lao động và sự cạnh tranh của các công ty khác và hạn chế về chi phí nên các lao động mới tuyển đều khơng phải trải qua kì thi kiểm tra tay nghề mà được tuyển luôn vào công ty.
Các lao động mới tuyển mà đã biết nghề thì bố trí ln vào các chuyền may, cũng không phải thi kiểm tra tay nghề xem đáp ứng tay nghề ở bậc thợ nào. Tổ trưởng các chuyền may sẽ bố trí cơng việc cho lao động mới đó và chỉ bảo thêm về kĩ năng làm việc, sau 1 tháng thử việc sẽ kí quyết định tuyển dụng.
Đào tạo lại: loại hình đào tạo lại được áp dụng đối với công nhân kĩ thuật tất cả các nghề khi họ không đáp ứng yêu cầu tay nghề tại bậc thợ của mình. Các cơng nhân tay nghề yếu này cũng được đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc cho tới khi họ thực hiện tốt nhiệm vụ bởi người tổ trưởng, IE theo chuyền hoặc được hướng dẫn thao tác bởi các IE cấp công ty.
Đào tạo cán bộ chuyên mơn và phát triển quản lí: Cơng ty CP may Đáp Cầu đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn bằng một số phương pháp:
Công ty tổ chức các lớp đào tạo phối hợp với các trường dạy nghề như Trường Cao đẳng công nghệ dệt may và thời trang Hà Nội để nâng cao tay nghề, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ các cán bộ kĩ thuật, cán bộ thao tác nhà máy và nghiệp vụ tiếng anh, tin học văn phịng. Các khóa học này thường kéo dài từ 3 đến 4 tháng, công ty mời các giáo viên chuyên trách của các trường dạy nghề về dạy tại hội trường công ty để giảm thời gian và chi phí đi lại cho các CBCNV. Đối với các khóa học này, phòng Tổ chức lao động phối hợp với phòng kĩ thuật và các đơn vị liên quan tiến hành lập kế hoạch đào tạo, mời giáo viên, lập danh sách đối tượng được đào tạo, hạch tốn chi phí, địa điểm, thời gian đào tao… trình Tổng giám đốc. Các cán bộ kĩ thuật, cán bộ ban IE cũng có thể được cử đến các đơn vị bạn, theo từng đợt, mỗi đợt khoảng 1 tuần để học hỏi cách thức tổ chức sản xuất, những thao tác sản xuất tiên tiến về phổ biến cho CBCNV.
Các cán bộ cấp cơ sở và các cán bộ cấp trung cũng được tham gia các khóa học về phát triển quản lí. Thời gian của các khóa học này thường kéo dài 3, 4 tháng, do các giáo viên được mời từ các cơ sở uy tín về giảng dạy. Đối với các cán bộ cấp cao, công ty xem xét nhu cầu đào tạo và định hướng phát triển trong thời gian tới,
cử một số cán bộ đi học tại các trường chính quy về kĩ năng quản lí, quản trị doanh nghiệp. Người được cử đi học phải thường xuyên báo cáo kết quả học tập và nhận xét của trường về cơ quan. Kinh phí học tập tồn bộ đều do cơng ty đài thọ, và tạo điều kiện về mặt thời gian, cán bộ đi học được hưởng nguyên 100% lương và thưởng theo chế độ hiện hành. Ngoài ra, dưới sự hỗ trợ của Tập đoàn dệt may, công ty cũng cử một số cán bộ đi tham gia các lớp đào tạo cán bộ nguồn, các lớp trang bị thêm kiến thức về luật pháp…tại Hà Nội. Đối với các cán bộ cấp cao được cử đi học tại các cơ sở dạy nghề chính quy thì trước khi đi phải cam kết sẽ bồi thường 100% chi phí đào tạo nếu không công tác đủ 5 năm tại công ty sau khi đi học trở về.
Đào tạo về an tồn lao động, phịng chống cháy nổ: Theo quy định của pháp luật, yêu cầu của khách hàng, hằng năm công ty tổ chức những cuộc diễn tập, và mở các lớp học về kiến thức phòng chống cháy nổ, mời cảnh sát PCCC về giảng dạy.
Đào tạo nâng bậc: tại công ty không đào tạo nâng bậc cho CBCNV mà tùy thuộc vào đối tượng lao động, công ty tiến hành xét hoặc chỉ tổ chức thi nâng bậc. Đối với công nhân kĩ thuật các nghề cắt, may và hồn thiện sản phẩm, theo quy định cuả cơng ty, thời gian đủ điều kiện để thi nâng bậc là 4 năm. Mỗi năm cơng ty định kì tổ chức thi nâng bậc một lần cho những người đã đủ thời gian giữ bậc như đã nói ở trên. Các thí sinh thi nâng bậc ở các bậc cao phải thi giữ bậc trước khi thi nâng bậc, và không được thi nhảy bậc. Bài thi bao gồm 2 phần, lí thuyết và thực hành. Công ty tiến hành cho cán bộ cơng nhân viên tự ơn ngồi giờ làm việc để thi nâng bậc. CBCNV phải tự chuẩn bị nguyên phụ liệu, vải vóc để thi. Không được đào tạo nâng bậc mà phải tự ơn để thi là một khó khăn cho cơng nhân và họ có thể sẽ thiếu một số kĩ năng kiến thức địi hỏi của bậc thợ đó. Cơng ty CP may Đáp Cầu cũng không sử dụng tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật như khung năng lực chung về kiến thức, kĩ năng chuyên môn và khả năng sử dụng một số thiết bị chuyên dùng , để làm cơ sở ra đề thi hay một số hoạt động nhân lực khác. Hơn nữa, về cơ bản thì cơng nhân thuộc nghề nào phải thi nâng bậc trên cơ sở đề thi phù hợp với chun mơn nghiệp vụ của nghề đó. Như vậy thì cơng nhân nghề cắt, là sẽ phải thi đề khác. Tuy nhiên, tại đây, tất cả các công nhân đều phải thi chung đề công nhân nghề may. Đây là một điều bất hợp lí, thiếu khoa học. Do khó khăn về tài chính nên trong những năn gần đây, cơng tác thi nâng bậc không đều đặn tổ chức mỗi năm một lần như
trước nữa, có một số năm khơng tổ chức hoặc ra đề thi khó nên hạn chế số lượng cơng nhân nâng được bậc. Các công nhân bậc cao nâng được bậc nhưng có thể sẽ bị treo bậc trong vịng 2 năm.
Đào tạo bổ sung kĩ năng sản xuất cho các sản phẩm và máy móc thiết bị mới: Phịng kĩ thuật chịu trách nhiệm chính về đào tạo các kĩ năng sản xuất sản phẩm mới cho đối tượng là các cơng nhân may, cơng nhân hồn thiện sản phẩm tại các chuyền may. Khi chuẩn bị bước vào mã hàng mới, các cán bộ phòng kĩ thuật sẽ được cử đến các phân xưởng, tổ sản xuất để trực tiếp hướng dẫn về mặt thao tác và phương pháp lắp giáp chi tiết sản phẩm từ 2 đến 3 ngày. Khi và có sự thay đổi về cơng nghệ thì do phân xưởng cơ điện và phòng kĩ thuật đảm nhận, phòng KCS chịu trách nhiệm về đào tạo hệ thống quản lí chất lượng, đào tạo về yêu cầu kĩ thuật của các sản phẩm mới cho các thâu hóa của xí nghiệp.
Tùy thuộc vào đối tượng học tập, loại hình đào tạo, khả năng đáp ứng tay nghề của cơng nhân mà Phịng Tổ chức lao động phối hợp với các đơn vị liên quan thiết kế chương trình đào tạo, thời gian đào tạo…đối với các loại hình đào tạo tại cơng ty.