2. Phân tích tổng quan về cơng tác đào tạo và phát triển công nhân kĩ thuật 1 Đánh giá về các chính sách đào tạo, quy chế đào tạo, quy trình đào tạo tạ
2.5.2. Chương trình do DN hợp tác với cơ sở bên ngồi:
Năm 2009, cơng ty CP may Đáp Cầu tổ chức các lớp đào tạo cán bộ quản lí, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, tiếng anh giao tiếp và tiếng anh chuyên ngành cho một số các cán bộ quản lí. Chương trình đào tạo do Trường Cao đẳng cơng nghệ dệt may và thời trang Hà Nội cung cấp.
Phụ lục 2.5: Bảng kế hoạch đào tạo cán bộ quản lí, nghiệp vụ, tiếng anh trong năm 2009
Xuất phát từ thực tế đội ngũ cán bộ quản lí cấp cơ sở như tổ trưởng, tổ phó đều là các cơng nhân có tay nghề khá, đủ năng lực và kinh nghiệm làm việc nhưng họ đều xuất phát từ đội ngũ công nhân kĩ thuật, không được học tập bài bản mà hầu như chỉ trải qua 1 khóa dạy nghề ngắn hạn tại cơng ty trước khi bắt đầu làm việc. Chính vì vậy, kiến thức về điều hành, quản lí sản xuất của họ rất thấp kém, thiếu hiểu biết. năm 2009, Công ty đã cử tất cả các tổ trưởng, tổ phó chuyền may theo học lớp đào tạo kiến thức điều hành, quản lí sản xuất tại hội trường cơng ty trong vòng 6 ngày. Đồng thời, đối tượng là trưởng, phó các phịng ban, giám đốc, phó giám đốc xí nghiệp, tức là đội ngũ quản lí cấp trung của cơng ty cũng được bồi dưỡng về kĩ năng quản lí, quản trị doanh nghiệp.
Vì là cơng ty chủ yếu gia cơng sản phẩm cho các đối tác nước ngồi, cơng việc của đội ngũ cán bộ kĩ thuật, ban IE thường xuyên phải sử dụng đến tiếng anh, khi phải đọc các tài liệu, định mức kĩ thuật, liên hệ khách hàng, đặc biệt là tiếng anh chuyên ngành và khả năng của đội ngũ cán bộ này còn rất hạn chế, công ty đã mở lớp học tiếng anh cho các cán bộ này với thời gian 3 tháng. Các cán bộ kĩ thuật còn
được theo học các lớp về thiết kế thời trang theo diện được tập đồn dệt may hỗ trợ, kinh phí đào tạo cơng ty chịu 50%, tập đoàn chịu 50%.
Tuy nhiên, kết quả của các chương trình đào tạo này chưa cao do tuổi tác và trình độ của các cán bộ đi học ảnh hưởng lớn đến khả năng tiếp thu của họ. Hơn nữa, lượng kiến thức cung cấp còn quá mới, chưa gần gũi với thực tế làm việc.
Các chương trình học đều có tài liệu kèm theo, mọi chi phí đều do cơng ty đài thọ. Các cán bộ được cử đi học được hưởng nguyên lương, các quyền lợi khác theo chế độ hiện hành của công ty và được tạo điều kiện về thời gian để họ tham gia lớp học đầy đủ, đạt kết quả cao nhất. Đội ngũ giáo viên thuộc Trường CĐCN và dệt may thời trang Hà Nội là cơ sở giảng dạy có uy tín trong khối các trường dạy nghề ở nước ta hiện nay. Mặc dù chương trình đào tạo cịn bộc lộ một số hạn chế như đã nêu ở trên nhưng nó thể hiện sự quan tâm và đầu tư lớn của công ty cho các cán bộ chun mơn, nghiệp vụ, lực lượng lao động có chất xám cao, đóng góp rất lớn vào sự lớn mạnh của công ty trong thời gian tới.