Công tác xác định nhu cầu đào tạo:

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển công nhân kĩ thuật tại công ty CP may Đáp Cầu (Trang 33)

2. Phân tích tổng quan về công tác đào tạo và phát triển công nhân kĩ thuật 1 Đánh giá về các chính sách đào tạo, quy chế đào tạo, quy trình đào tạo tạ

2.1.1. Công tác xác định nhu cầu đào tạo:

Căn cứ theo định hướng mở rộng quy mô sản xuất, căn cứ vào kế hoạch sản xuất trong thời gian tới, căn cứ vào số lượng đơn đặt hàng và số lượng sản phẩm của mỗi đơn hàng, thời gian sản xuất và tiến độ hoàn thành, phòng kế hoạch thị trường tiến hành định biên lao động tức là tính toán số lượng lao động cần thiết để hoàn thành kế hoạch đặt ra. Do Công ty chủ yếu sản xuất các mặt hàng gia công theo đơn đặt hàng nên có rất nhiều loại sản phẩm khác nhau từ áo jacket 2, 3 lớp đến áo sơ mi, quần âu, quần áo đồng phục, quần áo thể thao, đồ bơi, quân áo trẻ

em…. Để tính toán tiến độ thực hiện, số lượng lao động cần thiết, năng suất lao động… công ty dựa vào tổng thời gian chế tạo sản phẩm để quy đổi ra sơ mi chuẩn. Các đơn vị xem xét kế hoạch sử dụng lao động, tình hình đáp ứng nhu cầu tay nghề, khả năng làm việc của công nhân trong đơn vị, số lượng hiện có mà tiến hành cân đối lực lượng lao động. Chênh lệch giữa số lượng lao động cần thiết và yêu cầu tay nghề với số lượng lao động hiện có và khả năng đáp ứng tay nghề chính là nhu cầu đào tạo lao động thô.

Việc xem xét một cách kĩ càng khả năng đáp ứng tay nghề của người công nhân và yêu cầu của công việc ở từng mức độ khác nhau để kết luận được số lượng công nhân cần đào tạo, đào tạo tới mức nào, rồi từ đó xây dựng chương trình đào tạo cụ thể cho từng đối tượng công nhân mà khả năng đáp ứng tay nghề khác nhau, công ty sẽ xác định nhu cầu đào tạo tinh cho lực lượng lao động hiện tại.

Công tác xác định nhu cầu đào tạo tại công ty CP may Đáp Cầu được thực hiện một cách khá bài bản và khoa học.

Tuy nhiên, để đánh giá được khả năng đáp ứng tay nghề của các công nhân ở từng đơn vị phụ thuộc rất lớn vào công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc. Đánh giá thực hiện công việc của từng công nhân được thể hiện ở 2 chỉ tiêu: số lượng và chất lượng của từng bước công việc ở sản phẩm. Việc đánh giá kết quả thực hiện công việc tương ứng với khả năng đáp ứng yêu cầu tay nghề của công nhân tại bộ phận của mình do các tổ trưởng đảm nhận. Các tổ trưởng báo cáo khả năng đáp ứng tay nghề của công nhân cho giám đốc xí nghiệp. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh và chất lượng lao động tại đơn vị, khả năng đáp ứng tay nghề của công nhân tại từng bậc thợ, giám đốc xí nghiệp tập hợp lại, cân đối và gửi bản nhu cầu đào tạo cho từng loại công nhân tới phòng tổ chức lao động. Công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc cũng có sự tham gia của thâu hóa và lực lượng KCS công ty do họ là những người nắm rõ nhất về yêu cầu chất lượng của sản phẩm. Ngoài nhu cầu đào tạo lại lao động ta cũng cần kể đến nhu cầu đào tạo mới, khi lực lượng lao động ở công ty không đủ để đáp ứng nhu cầu, công ty sẽ tiến hành tuyển mới lao động.

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển công nhân kĩ thuật tại công ty CP may Đáp Cầu (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w