2. Phân tích tổng quan về công tác đào tạo và phát triển công nhân kĩ thuật 1 Đánh giá về các chính sách đào tạo, quy chế đào tạo, quy trình đào tạo tạ
2.5. Phân tích thực trạng xây dựng và quản lí các chương trình đào tạo 1 Chương trình đào tạo chuyên môn cho CNKT do DN tự tiến hành:
2.5.1. Chương trình đào tạo chuyên môn cho CNKT do DN tự tiến hành:
Năm 2009, tại xí nghiệp may Kinh Bắc, do yêu cầu của sản xuất, công ty không bố trí các công nhân mới tuyển vào các chuyền may để chỉ dẫn công việc mà
tiến hành đào tạo công nhân mới tuyển tại chuyền 1 tháng, bao gồm 2 phần cả lí thuyết và thực hành trên 2 chuyền trống.
Phụ lục 2.4:Bảng kế hoạch đào tạo công nhân mới tuyển tại chuyền 1 tháng
Số lượng công nhân được đào tạo là 76 công nhân mới tuyển. Nhu cầu tuyển dụng số lượng công nhân này lấy từ kế hoạch tuyển dụng lao động hàng năm của công ty. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, công ty tính toán ra nhu cầu lao động cả về mặt số lượng và chất lượng, cân đối với số lượng, khả năng đáp ứng tay nghề của lao động trong công ty mà lập ra kế hoạch đào tạo và tuyển dụng công nhân. Các công nhân được bố trí vào 2 chuyền trống tại xí nghiệp may Kinh Bắc. Họ được học cả lí thuyết và thực hành, nó là điều kiện thuận lợi để họ lĩnh hội cao nhất kiến thức được học, và là cơ sở để phát huy khả năng sáng tạo.
Trên cơ sở yêu cầu cho công việc sản xuất người công nhân phải đảm nhận, thời gian cho chương trình và kinh phí đào tạo, mục tiêu đào tạo được xác định một cách rõ ràng vài được phổ biến tới những người giáo viên dạy nghề và các học viên tham gia chương trình để họ biết trước khi tham gia khóa học, giúp họ hình dung được mình phải có những gì sau khóa học.
Trong quá trình học tập, nguyên phụ liệu công ty cung cấp đầy đủ. Các giáo viên kiêm nhiệm được phụ cấp: 10.000đ/ 1h giảng. Toàn bộ chi phí do công ty chi trả, công tác tổ chức, phục vụ lớp học khá tốt. Các máy móc thiết bị phục vụ cho công tác học tập và giảng dạy được công ty cung cấp đầy đủ về chủng loại, số lượng, chất lượng.
Việc xây dựng chương trình đào tạo do các bộ phận chuyên môn tiến hành. Ví dụ như công tác đào tạo định hướng về nội quy lao động, an toàn vệ sinh lao động do phòng Tổ chức lao động, đào tạo kĩ năng vận hành máy móc thiết bị mới, vận hành an toàn điện do phân xưởng cơ điện, đào tạo về kĩ thuật may xây dựng, biên soạn và giảng dạy. Việc phân chia nhiệm vụ như vậy là hoàn toàn hợp lí, đơn vị nào, chuyên môn gì thì phụ trách xây dựng chương trình đào tạo cho công việc ấy. Các giáo viên cũng do đơn vị đó chọn ra, chính là đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm của doanh nghiệp, hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy. Công ty lựa chọn chương trình đào tạo nội bộ để đảm bảo tính thực tiễn trong đào tạo đồng thời tiết kiệm nguồn lực cho Công ty. Tuy nhiên, để thực hiện tốt chương trình đào tạo thì Công ty cần
thường xuyên đào tạo để cập nhập kiến thức mới, đảm bảo không bị lạc hậu so với tình hình thực tế cho đội ngũ giáo viên này.
Nhìn chung, chương trình đào tạo cho công nhân mới tuyển rất được công ty quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, máy móc thiết bị và nguyên phụ liệu. Chương trình đào tạo được thiết kế khá công phu, kĩ lưỡng, tuy nhiên, khối lượng thời gian học tập chưa dài, nên người học chưa có điều kiện để củng cố, nắm chắc các kiến thức đã học.