Đánh giá về các văn bản tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật và việc sử dụng nó vào các hoạt động đào tạo và phát triển

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển công nhân kĩ thuật tại công ty CP may Đáp Cầu (Trang 40 - 42)

2. Phân tích tổng quan về cơng tác đào tạo và phát triển công nhân kĩ thuật 1 Đánh giá về các chính sách đào tạo, quy chế đào tạo, quy trình đào tạo tạ

2.2. Đánh giá về các văn bản tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật và việc sử dụng nó vào các hoạt động đào tạo và phát triển

vào các hoạt động đào tạo và phát triển

Rất nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực may mặc nhưng rất tiếc Công ty CP may Đáp Cầu chưa xây dựng và ban hành Bản tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật cho cơng nhân 3 nghề chính là may, cắt và hồn thiện sản phẩm. Bản Tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật được coi như là khung năng lực chuyên môn kĩ thuật cho công nhân ở các bậc thợ, là cơ sở cho các hoạt động đào tạo và phát triển như xác định nhu cầu đào tạo, các loại hình đào tạo, chương trình đào tạo, yêu cầu về trình độ của đội ngũ giáo viên dạy nghề, là cơ sở để ra đề thi kiểm tra tay nghề và thi nâng bậc…và nó chỉ rõ cho người lao động biết phải học tập, củng cố những kiến thức gì ở bậc thợ cao hơn. Hiểu rõ những việc mình phải làm để nâng cao tay nghề sẽ thúc đẩy các CBCNV nỗ lực học tập, cố gắng nhiều hơn nữa. Vì vậy, mọi hoạt động của cơng tác đào tạo và phát triển công nhân kĩ thuật tại công ty từ nhiều năm nay đều dựa vào kinh nghiệm, truyền thống hay lối mịn từ trước, khơng có cơ sở nào đáng tin cậy, khoa học để vận dụng.

Cho tới nay, công ty CP may Đáp Cầu chỉ ban hành và sử dụng Bản quy định phân loại lao động để phân loại các công nhân đáp ứng tay nghề ở từng bậc thợ khác nhau. Tuy nhiên những quy định này rất chung chung, sơ sài, thiếu căn cứ, chỉ mang tính hình thức, khơng thể đáp ứng u cầu của một bản tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật. Cụ thể công ty quy định như sau:

- Công nhân bậc 1 là lao động mới vào nghề, biết làm các việc đơn giản của SP - Công nhân bậc 2 là lao động làm việc từ 3 tháng đến một năm biết làm một số công đoạn.

- Công nhân bậc 3 là lao động có tay nghề trung bình khá, làm được một số bộ phận phức tạp của sản phẩm

- Cơng nhân bậc 4 là lao động có trình độ tay nghề khá, có thể làm nhiều bộ phận - Cơng nhân bậc 5 là cơng nhân có tay nghề giỏi, có thể làm tất cả các bộ phận trong chuyền, ngồi sử dụng được nhiều máy khác nhau.

- Công nhân bậc 6 là cơng nhân có tay nghề giỏi làm được tất cả các bộ phận khó của tất cả các loại SP, các bước công việc trong chuyền, sử dụng thành thạo được các loại máy của 1 chuyền sản xuất cho mỗi loại SP.

Nhận thấy, bản phân loại lao động này khơng có ý nghĩa gì nhiều. Hơn nữa, do khơng sử dụng tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật nên đã gây ra một thực tế ở cơng ty đó là cơng nhân trình độ, tay nghề khơng đồng đều, các thống kê về số lượng công nhân ở từng bậc, khả năng đáp ứng tay nghề của công nhân, khả năng thực hiện công việc, bậc thợ bình qn là khơng chính xác, cơng ty khơng đánh giá đúng được năng lực làm việc của toàn thể CBCNV.

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển công nhân kĩ thuật tại công ty CP may Đáp Cầu (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w