Một số tấm gương điển hình:

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển công nhân kĩ thuật tại công ty CP may Đáp Cầu (Trang 60)

2. Phân tích tổng quan về công tác đào tạo và phát triển công nhân kĩ thuật 1 Đánh giá về các chính sách đào tạo, quy chế đào tạo, quy trình đào tạo tạ

2.6.4. Một số tấm gương điển hình:

Giới thiệu tấm gương chủ tịch HĐQT – TGĐ công ty: Ông Lương Văn Thư.

Năm 1985 đến 1987, ông Lương Văn Thư theo học lớp trung cấp may tại Hà Nội. Ở đây, ông được học các kiến thức từ cơ bản đến phức tạp trong khung trình độ trung cấp. Sau khóa học này, về cơ bản, ông nắm rõ được đặc điểm, tính chất, phạm vi ứng dụng của các nguyên phụ liệu ngành may; lựa chọn các phương pháp gia công phù hợp với từng chất liệu vải và kiểu sản phẩm may; nắm được phương pháp sáng tác và thiết kế một số sản phẩm như sơ mi, quần âu, váy, jacket…cũng như có thể thiết kế, xây dựng quy trình công nghệ lắp ráp các sản phẩm nói trên. Đồng thời, nắm được nguyên lí, tính năng, tác dụng của các loại thiết bị may chủ yếu và sử dụng thành thạo và bảo quản các thiết bị máy móc thông dụng và thực hiện được các công việc trên dây truyền may công nghiệp. Kết thúc khóa học 2 năm, ông về công tác tại phòng kĩ thuật công ty CP may Đáp Cầu.

Sau 4 năm làm việc và tích lũy kinh nghiệm, ông được giao trọng trách là phó quản đốc xí nghiệp may 1. Từ năm 1993 đến 1996, ông được cử đi học lớp kĩ sư thực hành may tại Đại Học Bách Khoa Hà Nội.

Sau khi hoàn thành khóa học, với những kiến thức vừa được trang bị, ông trở thành giám đốc xí nghiệp may 1, và điều hành, quản lí sản xuất trong vòng 3 năm tại đó.

Từ năm 2000 đến 2003, ông được đề bạt làm trưởng phòng kĩ thuật, được xếp vào nhóm cán bộ nguồn và tiếp tục được cử đi học lớp đào tạo Giám đốc doanh nghiệp, tại khoa Kinh tế, Đại học bách Khoa Hà Nội. Ông được trang bị những kiến

thức về kỹ năng lãnh đạo, tư duy chiến lược và phương pháp làm việc khoa học; nắm vững các kiến thức quản trị chức năng: quản trị chiến lược và chính sách kinh doanh, quản trị nguồn nhân lực, quản trị tài chính-kế toán, kiểm toán nội bộ, xây dựng kế hoạch kinh doanh, quản trị marketing và thương hiệu;…

Từ 2003 đến 2005, ông được điều động làm giám đốc xí nghiệp may Kinh Bắc. Năm 2005 – 2006, ông là Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần may Đáp Cầu. Tháng 10/2006 – 2009, ông giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Công ty – Uỷ viên HĐQT.

Từ năm 2005 tới nay, ông liên tục tặng thưởng danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và mới đây nhất là bằng khen, và danh hiệu chiến sĩ thi đua do bộ công thương tặng.

Đặc biệt, năm 2010, được sự tín nhiệm của ban lãnh đạo công ty, HĐQT, ông Thư được giao trọng trách là chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám Đốc công ty, ông cùng với Ban giám đốc Công ty đã chủ động khắc phục những khó khăn, tranh thủ mọi điều kiện thuận lợi, thực hiện đồng bộ các giải pháp đã đặt ra, áp dụng mạnh mẽ chương trình cải tiến sản xuất, đầu tư máy móc thiết bị chuyên dùng để nâng cao năng suất lao động, thực hành tiết kiệm. Năm 2010, công ty đã đạt được một số chỉ tiêu như sau:

- Chỉ tiêu Doanh thu CM đạt 7.136.852 USD, riêng may Đáp Cầu đạt 6.835.576 USD/5.784.630,2 USD năm 2009; tăng 18,17% so với cùng kỳ và tăng 12,98 % so với nghị quyết đại hội cổ đông.

- Doanh thu nội địa đạt 10,669 tỷ, tăng 6,69% so với nghị quyết đại hội cổ đông và tăng 76,28% so với cùng kỳ năm 2009.

- Chỉ tiêu Thu nhập bình quân của người lao động theo nghị quyết đại hội cổ đông là 2.500.000 đồng, thực hiện 2.900.000 đồng/người/tháng; tăng 14,0% , tăng 31% so với năm 2009.

- Chỉ tiêu Lợi nhuận đạt trước thuế 8,5 tỷ bằng 100 % so với nghị quyết đại hội cổ đông và tăng 13,33% so với năm 2009.

- Công ty đã thực hiện chi trả cổ tức = 17%/ năm cho các cổ đông, tăng 13,33% so với nghị quyết của đại hội cổ đông năm 2010 đặt ra.

Giới thiệu tấm gương giám đốc xí nghiệp 3: ông Nguyễn Quang Tuấn

Vào công ty năm 1987, xuất phát từ lao động phổ thông, ông Tuấn được bố trí làm thợ phụ và được 1 công nhân lành nghề trong tổ hướng dẫn. Ban đầu là những công việc rất đơn giản như kẻ, vẽ, nhặt chỉ sau đó được học cách vận hành máy may công nghiệp, máy vắt sổ, máy cansai và những đường may cơ bản, may thẳng, may đường tròn rồi cách lắp giáp các chi tiết, các bộ phận thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Sau 3 năm, ông Tuấn được cất nhắc lên vị trí tổ phó đảm nhận công tác quản lí lao động trong tổ và đảm bảo chất lượng của các mặt hàng sản xuất.

Từ năm 1990 đến 1996, là một tổ phó, ông Tuấn đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong thời gian này, ông thường xuyên được công ty quan tâm, cử đi học các lớp ngắn hạn về kĩ năng quản lí, điều hành sản xuất nhằm nâng cao tầm hiểu biết, và khả năng lãnh đạo. Năm 1996, ông được cử đi học bổ sung kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ tại Trường cao đẳng may Dâu Keo trong vòng 2 tuần. Khi về, ông được cất nhắc lên làm tại phòng kĩ thuật 1 năm với công việc nghiên cứu tài liệu, tiến hành thiết kế, giác mẫu, may mẫu…sau 1 năm thì ông trở thành trưởng phòng kĩ thuật.

Đến giữa năm 2000, ông trở thành phó giám đốc phụ trách chuẩn bị kĩ thuật sản xuất bao gồm bộ phận cắt và phòng kĩ thuật phục vụ cho 3 xí nghiệp may.

Năm 2003, ông được điều động tới xí nghiệp may Kinh Bắc 1 làm phó giám đốc xí nghiệp và tới năm 2006, ông trở thành giám đốc của xí nghiệp may Kinh Bắc( bao gồm Kinh Bắc 1 và Kinh Bắc 2). Trong giai đoạn này, với kinh nghiệm làm việc nhiều năm, am hiểu sâu sắc về kĩ thuật may, ông đã đưa Kinh Bắc từ 1 xí nghiệp mới đi vào hoạt động trở thành xí nghiệp có năng xuất lao động và tiền lương bình quân cao nhất toàn công ty.

Năm 2009, khi xí nghiệp may Yên Phong vừa thành lập, ông được điều động vào vị trí phó giám đốc công ty May Đáp Cầu – Yên Phong. Được điều động, luân chuyển đến nhiều vị trí khác nhau, ông Tuấn vừa có cơ hội thử sức mình trong vai trò mới lại tăng thêm vốn hiểu biết về chuyên môn.

Năm 2010, ông cùng 37 cán bộ cấp trung khác đựơc công ty cử đi học lớp văn hóa doanh nghiệp và quản trị kinh doanh tại Khoa Kinh Tế, Đại học Bách khoa Hà

Nội. Tới cuối năm 2011, ông lại trở về công ty CP may Đáp Cầu làm Giám đốc Xí nghiệp 3 cho tới nay. Trong suốt thời gian làm việc của mình, ông luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, có nhiều đóng góp cho công ty và thường xuyên được công ty khen thưởng.

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển công nhân kĩ thuật tại công ty CP may Đáp Cầu (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w