Phân tích thực trạng về quản lí các chương trình phát triển nghề nghiệp 1 Đánh giá về tình hình đào tạo nâng bậc:

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển công nhân kĩ thuật tại công ty CP may Đáp Cầu (Trang 55 - 57)

2. Phân tích tổng quan về cơng tác đào tạo và phát triển công nhân kĩ thuật 1 Đánh giá về các chính sách đào tạo, quy chế đào tạo, quy trình đào tạo tạ

2.6. Phân tích thực trạng về quản lí các chương trình phát triển nghề nghiệp 1 Đánh giá về tình hình đào tạo nâng bậc:

2.6.1. Đánh giá về tình hình đào tạo nâng bậc:

Theo quy định của cơng ty thì mỗi năm cơng ty tổ chức thi nâng bậc một lần cho các đối tượng cơng nhân đến kì nâng bậc. Thời gian điều kiện để thi nâng bậc đối với các công nhân nghề may, cắt và hoàn thiện sản phẩm là 4 năm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, không phải năm nào công ty cũng tổ chức thi nâng bậc cho các CBCNV đến kì nâng bậc bởi lí do hạn hẹp về tài chính cho chi trả tiền lương và bảo hiểm xã hội. Tất cả các đơn vị có cơng nhân tham gia kì thi nâng bậc mỗi đợt phải tiến hành xét chọn các công nhân đã đủ thời gian giữ bậc và đáp ứng được cấc tiêu chuẩn đặt ra như sau: họ phải hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được phân cơng trong 4 năm giữ bậc, đạt trình độ chun mơn nghiệp vụ, năng lực công tác đạt loại khá trở lên, chấp hành tốt nội quy, kỉ luật lao động, không bị kỉ luật khiển trách trở lên. Việc đề ra những quy định về tiêu chuẩn xét chọn để lập danh sách thi nâng bậc, vừa đảm bảo được tính cơng bằng, vừa hạn chế được chi phí bỏ ra trong q trình tổ chức thi, tiết kiệm ngân sách cho cơng ty. Tuy nhiên, thời gian đủ điều kiện thi nâng bậc đối với công nhân trực tiếp sản xuất là hơi dài. Công ty

nên rút ngắn lại để động viên tinh thần, thúc đẩy người lao động cố gắng học hỏi, làm việc tốt hơn. Ngồi ra, các cơng nhân đăng kí thi nâng bậc thợ cao ( từ bậc 4 trở lên) thì phải thi giữ bậc trước khi thi nâng bậc. Công nhân phải thi nâng bậc lên bậc trên kế tiếp bậc trước, không được thi nhảy bậc.

Trong những năm gần đây, nội dung thi nâng bậc ln ln gồm 2 phần lí thuyết và thực hành. Phần lý thuyết sẽ kiếm tra những kiến thức chuyên môn, cụ thể là nguyên lý vận hành máy, sử dụng máy, những kiến thức về kĩ thuật may... Phần thi thực hành sẽ kiểm tra mức độ thành thạo những kĩ năng kĩ xảo để làm ra sản phẩm. Đối tượng công nhân kĩ thuật được nhắc đến trong bài viết này là công nhân nghề cắt, may và hồn thiện sản phẩm. Nhưng cơng nhân của 3 nghề này đều thi cùng đề với công nhân may. Đây là một điều rất bất hợp lí, bởi vì mục đích cuối cùng của đào tạo nâng bậc là nâng cao khả năng đáp ứng tay nghề của công nhân ở từng bậc, vì vậy, cơng nhân nghề nào phải được đào tạo và thi nâng bậc theo đúng với kiến thức, kĩ năng cần có ở nghề đó.

Phịng kĩ thuật và phịng KCS phối hợp với nhau, ra đề thi và xây dựng các tiêu chuẩn, biểu điểm, tổ chức chấm thi. Phòng tổ chức lao động phụ trách công tác chỉ đạo, đôn đốc và giám sát thực hiện. Công tác ra đề thi đảm bảo được mức độ khó dễ của từng đề thi đối với từng bậc khác nhau. Mặc dù vậy, không sử dụng bản tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật làm căn cứ ra đề thi là một hạn chế. Đây là một thiệt thịi cho các thí sinh khi nó khơng đảm bảo được mức độ công bằng giữa các đề thi qua các năm và người lao động khơng biết phải học hỏi những gì, tập trung vào đâu đề đạt kết quả cao trong kì thi và quan trọng hất là mức độ đáp ứng tay nghề của từng bậc thợ.

Mặc dù tổ chức thi nâng bậc cho các công nhân, nhưng công ty không hề tổ chức đào tạo những kiến thức, kĩ năng cần phải có cho người lao động ở các bậc thợ. Tổ chức thi cũng là một biện pháp hay để người lao động có ý thức tự giác học tập, ôn luyện, nhưng sẽ đạt hiệu quả cao hơn khi công ty tổ chức đào tạo cho họ những kiến thức, kĩ năng cần thiết và cuối cùng sẽ tổ chức thi nâng bậc. Các công nhân phải tự ôn ngồi giờ trong vịng 1tháng, mỗi ngày được ơn 30 phút tại chuyền may của mình và tự chuẩn bị nguyên vật liệu, vải vóc trước khi thi.

Một hạn chế nữa mà tác giả nhận thấy ở công ty CP may Đáp Cầu sau thời gian thực tập đó là cơng tác tổ chức thi cho CBCNV chưa tốt bởi vì việc coi thi

chưa đảm bảo được tính cơng bằng, độc lập, chưa thể hiện rõ được năng lực của từng thí sinh. Cụ thể đó là, cơng tác coi thi cịn rất láo nháo, hình thức, thiếu nghiêm ngặt, chặt chẽ, khiến tình trạng quay cóp đối với thi lí thuyết và tình trạng thi hộ đối với thi thực hành cịn rất phổ biến. Điều này cũng là một nguyên nhân dẫn đến những đánh giá về khả năng đáp ứng tay nghề của cơng nhân chưa chính xác.

Gần đây nhất là cuộc thi nâng bậc do công ty tổ chức vào năm 2009. Để minh họa cho những điều đã nêu ở trên, chúng ta cùng xem xét bảng sau:

Bảng 2.18: Tình hình đào tạo nâng bậc CNKT năm 2010

Đơn vị tính: người Đào tạo nâng bậc Nghề Số người đạt Tổng số được thi Tỷ lệ(%) Phương pháp Thời lượng Bậc 1 lên bậc 2 Cắt, là, may (thuộc đối tượng công nhân công nghệ may) 74 108 68,5% Công nhân tự ôn tại các xưởng sản xuất ngoài giờ làm việc, mỗi ngày 30 phút. 30 ngày Bậc 2 lên bậc 3 42 68 61,7% Bậc 3 lên bậc 4 53 81 65,4% Bậc 4 lên bậc 5 28 72 38,8% Bậc 5 lên bậc 6 19 60 31,6% (Nguồn: Phòng Tổ chức lao động)

Căn cứ vào bảng trên ta thấy tỉ lệ giữa công nhân nâng được bậc sau khi thi so với số công nhân được thi nâng bậc từ bậc 1 đến bậc 4 rơi vào khoảng 60-70%. Tỉ lệ số công nhân nâng được bậc từ bậc 4 lên bậc 5 chỉ cịn 38,8% và tỉ lệ cơng nhân được nâng bậc từ bậc 5 lên bậc 6 tiếp tục giảm, chỉ cịn 31,6 %. Tỷ lệ cơng nhân nâng được bậc là khá khiêm tốn và càng lên bậc cao thì tỉ lệ này giảm dần. Nguyên nhân là do công ty hạn chế số lượng công nhân nâng bậc biệt là ở các bậc cao để giảm thiểu chi phí về tài chính, chi trả lương và đóng bảo hiểm xã hội. Thậm chí số lượng cơng nhân nâng bậc từ bậc 4 lên bậc 5 và từ bậc 5 lên bậc 6 còn bị treo bậc.

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển công nhân kĩ thuật tại công ty CP may Đáp Cầu (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w