II. Một số học thuyết quản lý kinh điển
2. Pháttriển thuyết Taylor (Taylorism)
Thuyết Taylor ban đầu được áp dụng rất thành công ở các nhà máy do Taylor quản lý, rồi nhanh chóng được phát triển ở Mỹ, sau đó lan nhanh sang Châu Âu và toàn thế giới. Điển hình nhất vẫn là phong trào Taylor ở Mỹ với kết quả làm tăng năng suất lao động trong các ngành công nghiệp của Mỹ lên gần ba lần. Các nhà quản lý tiếp tục phát triển thuyết Taylor bao gồm:
2.1. Frank Gilbreth (1868-1924)
Gilbreth phát triển phương pháp Taylor trong một số ngành công nghiệp và xây dựng mà ông làm việc. Ông đã nhanh chóng trở thành một nhà tư vấn thành công trong phổ biến phương pháp Taylor. “Công lao của Gilbreth đặc biệt ở chỗ: Đã phát triển mạnh phương pháp Taylor trong ngành xây dựng dân dụng và xây dựng đường sắt. Chú ý đến các yếu tố tâm lý trong phát triển các kỹ năng làm việc của công nhân. Là người đầu tiên lập một trường đào tạo các kỹ sư về các kỹ năng áp dụng phương pháp Taylor, hướng dẫn công nhân làm việc theo phương pháp này”(5).
2.2. Harington Emerson (1853-1931)
Là người rất sùng bái phương pháp Taylor và đã có nhiều nỗ lực trong phỗ biến phương pháp này trong các doanh nghiệp Mỹ. “Công lao của H. Emerson ghi nhận ở các nội dung: Tư vấn cho trên 200 doanh nghiệp phát triển phương pháp Taylor. Phát triển lý thuyết Taylor và xuất bản tác phẩm 12 nguyên tắc hiệu quả. Ông không thích sử dụng cách gọi của Taylor về phương pháp của mình là “quản lý có khoa học”, thay vào đó ông sử dụng tên gọi “phương pháp hiệu quả”. Phát triển chế độ trả công lao động theo các biểu trả công tỷ mỉ và kích thích mạnh đối với công nhân. Sáng lập Hội các nhà quản lý hiệu quả New York với các hoạt động đổi mới phương pháp Taylor” (6).
2.3. Henry Gantt (1861-1919)
thuật và phương pháp quản lý. “Công lao của Gantt phát triển thuyết Taylor thể hiện ở các nội dung: Đã kết hợp phương pháp Taylor trong lý thuyết nâng cao hiệu quả công nghiệp (nâng cao sản lượng, giảm thiểu rủi ro). Phát triển hệ thống thưởng theo năng suất cho công nhân và áp dụng cho cả cán bộ quản lý. Áp dụng sơ đồ GANTT nổi tiếng trong quản lý tiến độ công việc. Đưa ra các quan niệm về trách nhiệm xã hội trong quản lý doanh nghiệp (7)”.
2.4. Henry Ford (1863-1947)
H.Ford là người sáng lập công ty Ford Motor nổi tiếng. “Ông là người trực tiếp lãnh đạo Công ty Ford nhiều năm và có công rất lớn trong phát triển phương pháp Taylor, chủ yếu trong tập đoàn Ford Motor của ông: Áp dụng phương pháp Taylor ở quy mô doanh nghiệp lớn, phát triển phương pháp tổ chức lao động dây chuyền. Phát triển cách thức tổ chức sản xuất hàng loạt với năng suất lao động cho toàn bộ nhà máy. Phát triển hệ thống trả lương hỗn hợp kết hợp lương sản phẩn với phần thưởng từ lợi nhuận công ty”(8).
Thuyết Taylor đã đóng góp cho khoa học quản lý bốn thành tựu chính sau đây: Đã tổng kết, phát triển, khẳng định bằng lý thuyết và áp dụng thực hành rộng rãi trào lưu hợp lý hóa tổ chức sản xuất hình thành từ cuối thể kỷ XIX.
Đưa khoa học quản lý từ chủ nghĩa kinh nghiệm chính thức trở thành một lý thuyết khoa học với chỗ đứng vững chắc trong hệ thống khoa học.
Là thuyết quản lý mang tính tiến bộ của thời kỳ đầu thế kỷ XX, giúp giải quyết mâu thuẫn giữa chủ và thợ trong các doanh nghiệp, áp dụng các phương pháp quản lý mới như trả lương sản phẩm, xác lập cơ cấu quản lý kiểu trực tuyến – chức năng với vai trò độc lập của các cán bộ quản lý chuyên nghiệp.
“Góp phần làm tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất công nghiệp lên 2-3 lần” (9).
Việc phát triển và áp dụng phương pháp Taylor vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay.
Phương pháp Taylor cũng bị chỉ trích mang tính máy móc, không coi trọng tính chất xã hội và sáng tạo của người công nhân.
3.Học thuyết quản lý hành chính lý tưởng của Max Weber.
Max Weber được mệnh danh là cha đẻ của lý luận về tổ chức. Nếu như học thuyết khoa học quản lý của F.W.Taylor có hạn chế chỉ xem xét tổ chức có phạm vi một phân xưởng sản xuất, một nhà máy, con người lao động và tổ chức lao động chỉ là những cỗ máy hoạt động theo công thức mà không có tính chất xã hội. Thì đến Max Weber đặt trọng tâm nghiên cứu vào việc thiết kế bộ máy thực thi quyền lực. Những đóng góp của Max Weber về khoa học quản lý chủ yếu ở ba nội dung chính sau đây:
3.1. Lý luận quyền lực trong quản lý tổ chức.
“Vai trò của quyền lực: Theo Weber thì bất kỳ tổ chức xã hội nào cũng phải lấy quyền lực ở một hình thức nào đó làm cơ sở tồn tại”(10). Xã hội và các bộ phận hợp thành của nó phần lớn phải được kết hợp thông qua khế ước hoặc sự nhất trí về đạo đức, mà là thông qua quyền lực. Nếu không có quyền lực, tất cả các tổ chức xã hội không thể hoạt động bình thường được, và do đó không thể đạt được mục tiêu của tổ chức. Quyền lực như một chất keo gắn kết người đứng đầu (lãnh đạo) với các thuộc cấp tạo nên sức mạnh và sự bền chắc của tổ chức.
“Khái niệm quyền lực: Dưới góc độ quản lý, quyền lực là sự tuân thủ mệnh lệnh của người dưới quyền đối với nhà quản lý. Quyền lực là khả năng tác động đến hành vi của người dưới quyền. Người dưới quyền, do những ràng buộc nhất định, phải phục tùng mệnh lệnh của người quản lý”(11).
Các loại quyền lực: Weber cho rằng, trong lịch sử phát triển của loài người có ba loại quyền lực chính thống sau:
“Quyền lực truyền thống: Hình thành do các quan hệ ràng buộc của truyền thống, tập tục, thói quen (quyền lực của tù trưởng, tộc trưởng, các vị vua, cha truyền con nối)”(12). Người quản lý không phải được tổ chức lựa chọn theo năng lực cá nhân mà theo tập tục, truyền thống. Do vậy, quản lý theo quyền lực này thường kém hiệu quả.
“Quyền lực dựa vào uy tín: Loại quyền lực này dựa vào sức lôi cuốn quần chúng, uy tín cá nhân của người nào đó”(13). Weber gọi đây là quyền lực trời ban
cho (quà tặng của Chúa). Loại quyền lực này không thể là cơ sở cho một nền cai trị vững chắc của mọi tổ chức. Nó không dựa vào cơ sở pháp luật mà chỉ dựa vào uy tín cá nhân.
“Quyền lực pháp lý: Người nắm quyền lực là người được trao quyền thực thi các quy định, khế ước pháp luật”(14). Đến lượt mình, họ lại là nô bộc của một quyền lực cao hơn. Weber cho rằng, chỉ có loại hình quyền lực này mới đảm bảo tính liên kết liên tục, ổn định và hiệu quả cao của quản lý. Vì thế loại hình quyền lực này đã trở thành nền tảng cho thể chế quản lý của các tổ chức và quốc gia hiện đại.
“Theo Weber, quyền lực pháp lý có thể sử dụng làm cơ sở cho mô hình quản lý hành chính lý tưởng (Bureaucratic Organization)”(15).
3.2. Mô hình tổ chức hành chính lý tưởng.
Weber đã khái quát một mô hình tổ chức thuần túy có ý nghĩa lý thuyết, dùng làm cốt lõi cho mọi tổ chức xã hội và kinh tế, gọi là mô hình tổ chức hành chính lý tưởng. Weber cho rằng một bộ máy chỉ thực sự có hiệu lực, hiệu quả khi nó đáp ứng được những yêu cầu sau:
Nội dung cơ bản của mô hình này là:
Quản lý bằng quy chế (by rules): Hệ thống quản lý phải thiết lập bộ quy chế để kiểm soát các chức năng của tổ chức.
Phân công rõ ràng theo chức năng: Mọi thành viên trong bộ máy quản lý được giao một chức trách nhất định về chuyên môn với sự chế định chặt chẽ của bộ quy chế.
Xây dựng cơ cấu tổ chức chính thức: Phải có một cơ cấu tổ chức chính thức chặt chẽ để thực hiện và giám sát hệ thống quy tắc về mệnh lệnh. Các chức vụ đều phải được thể chế hóa rõ ràng.
Xác định nhiệm vụ: Các chức vụ quản lý, đặc biệt là quản lý kỹ thuật ở các bậc cơ sở, phải được đảm nhận bởi những người được đào tạo và có kinh nghiệm về chuyên môn.
Tuyển dụng cán bộ: Cán bộ quản lý được tuyển dụng theo chế độ hợp đồng – trả lương với các tiêu chuẩn rõ ràng, chế độ đãi ngộ, đề bạt, sa thải phải căn cứ vào kết quả làm việc.
Sử dụng văn bản: mọi chỉ thị, quyết định, quy chế đều phải được ban hành bằng hình thức văn bản để tránh sự tùy tiện, bảo đảm sự thống nhất trong tổ chức.
Weber cho rằng, về mặt kỹ thuật, kiểu tổ chức quản lý như trên có thể đạt được hiệu quả cao nhất, hơn hẳn các kiểu tổ chức quản lý tổ chức đã tồn tại từ trước đến nay dựa trên cơ sở gia đình, tập tục phong kiến, cha truyền con nối, dựa trên ủy quyền cá nhân.
Weber đã dựa ra sơ đồ mô tả hệ thống tổ chức hành chính lý tưởng như sau: Gồm ba cấp: Cấp 1 là: Quan chức hành chính cấp cao (chức năng chủ yếu là quyến sách). Cấp 2 là: Quan chức hành chính cấp trung gian (chức năng chủ yếu là quán triệt quyết sách của cấp trên). Cấp 3 là: Nhân viên hành chính (chức năng chủ yếu là làm công việc thực tế). “Lý thuyết của M. Weber được đón nhận rộng rãi trong các tổ chức quản lý nói chung, đặc biệt là quản lý hành chính công và quản lý quân đội” (16).