Cơ cấu nhân sựcủa công ty

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy và quản lý nhân sự tại Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam (Trang 90)

III. Thực trạng về công tác quản trị nhân sự tại Tổng Công tyChăn Nuôi Việt

2. Cơ cấu nhân sự

2.1. Cơ cấu nhân sựcủa công ty

Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công Ty là chăn nuôi giống gia súc, gia cầm, các loại động vật vàsản xuất, chế biến, kinh doanh nguyên liệu và thức ăn chăn nuôido vậy Công Ty không đòi hỏi tất cả mọi người đều phải có trình độ đại học mà chỉ bắt buộc đối với các trưởng phòng và những người làm trong phòng tổ chức cán bộ, phòng tài chính kế toán và phòng tổng hợp. Tại Công Ty tỷ trọng của những người có trình độ trung cấp, cao đẳng và công nhân chiếm phần lớn trên tổng số cán bộ Công nhân viên toàn Công Ty và nó được thể hiện qua bảng đánh giá sau:

Bảng 2.5: Bảng cơ cấu nguồn lao động của Tổng Công ty Chăn Nuôi Việt Nam qua các năm

Cơ cấu lao động Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%)

Tổng số CBCNV 342 100 369 100 407 100 Theo chất lượng Sau đại học 2 0,58 3 0,81 5 1,23 đại học 32 9,36 37 10,03 45 11,06 Trung cấp, CĐ 75 21,92 73 19,78 81 19,90 Công nhân 92 26,90 115 31,17 128 31,45 Bậc thợ Công nhân bậc 1/7 12 13,04 23 20 13 10,16 Công nhân bậc 2/7 56 60,87 63 54,78 74 57,816 Công nhân bậc 3/7 2 2,17 1 0,87 0 0 Công nhân bậc 4/7 4 4,35 5 4,35 6 4,69 Công nhân bậc 5/7 4 4,35 6 5,22 8 6,25 Công nhân bậc 6/7 11 11,96 13 11,30 16 12,5 Công nhân bậc 7/7 3 3,26 4 3,48 4 3,13 Giới tính Nam 156 45,61 168 45,53 185 45,45 Nữ 186 54,39 201 54,37 222 54,55 Lứa tuổi Nhóm tuổi < 30 120 35,09 135 36,58 162 39,80 Nhóm tuổi 30-40 138 40,35 148 40,10 153 37,59 Nhóm tuổi > 40 84 24,56 89 24,12 92 22,61

(Nguồn: phòng tổng hợp Tổng Công ty Chăn Nuôi Việt Nam)

Qua số liệu ở bảng trên ta thấy: tổng số lao động trong công ty có sự thay đổi, cụ thể là: Trong 3 năm qua tổng số nhân sự của công ty thay đổi từ 342 người năm 2010 đến năm 2012 là 369 người và năm 2012 là 407 người. Đi sâu vào phân tích ta thấy:

Xét theo trình độ nhân sự.

Nói chung trình độ đại học và sau đại học của công ty chiếm tỷ trọng không cao. Những nhân sự có trình độ đại học và sau đại học thường những người làm ở các bộ phận lãnh đạo.

Như đã nói ở trên đây là một doanh nghiệp với chức năng chính là sản xuất cho nên tỷ lệ công nhân, người có trình độ trung cấp, cao đẳng có kỹ thuật có tay nghề tương đối cao. Vì công nhân là những người trực tiếp sản xuất ra những sản phẩm để công ty bán trên thị trường.

Do xác định được mục tiêu như vậy cho nên số lao động có trình độ đại học và sau đại học của công ty có tăng qua từng năm nhưng với tỷ lệ tăng không lớn

lắm. Riêng về trình độ trung cấp, cao đẳng, và công nhân kỹ thuật có tay nghề lại tăng đều qua các năm, điển hình là từ năm 2010 đến 2011 số lượng công nhân tăng từ 92 người lên đến 115 người. Ngoài ra công ty còn có thêm lực lượng lao động phổ thông, lực lượng lao động này thường chiếm tỷ lệ lao động nhỏ trong tổng số nhân viên, thường là các công nhân thử việc…

Xét theo bậc thợ.

Về bậc thợ, ta thấy số công nhân bậc cao còn quá ít, công nhân bậc 1,2,3,4 là chủ yếu. Năm 2010, riêng công nhân bậc 1 chiếm 13,04%, công nhân bậc 2 chiếm 60,87% trong tổng số công nhân của Công ty, còn công nhân bậc 7 lại rất ít chỉ chiếm có 3,26% trong tổng số công nhân viên của Công ty. Năm 2012, số công nhân bậc 1,2 chiếm 74,78% công nhân bậc 3,4 chiếm 4,69 %, số công nhân bậc 7 chỉ chiếm 3,13%. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý và cung ứng nguyên vật liệu, tới chất lượng sản phẩm và giảm tỷ lệ phế phẩm. Chính vì thế, đối với những loại công việc đòi hỏi trình độ bậc cao thì Công ty không đủ khả năng đáp ứng.

Xét theo giới tính.

Nói chung lao động nam chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhưng chênh lệch so với nữ không quá nhiều: năm 2010, lao động nam chiếm 45,61%, năm 2011 chiếm 45,53% và chiếm 45,45% trong tổng số lao động vào năm 2012. Đây là đặc điểm của ngành sản xuất chăn nuôi nói chung. Lao động nam chủ yếu tập trung phân xưởng sản xuất. Lao động nữ của công ty chủ yếu tập trung ở các phòng ban: phòng tổng hợp, phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng xuất khẩu.

Xét theo độ tuổi.

Cơ cấu lao động của Công ty thuộc cơ cấu lao động trẻ, công nhân trên 40 tuổi tư năm 2010 chiếm 24,56% trong tổng số, năm 2010 chiếm 24,12% trong tổng số, năm 2012 chiếm 22,61% trong tổng số, trong khi đó những người dưới 40 tuổi lại chiếm phần lớn, năm 2010 là 75,44% , năm 2011 là 76,68%, năm 2012 là 77,39% tổng số công nhân. Những người cao tuổi thường là lãnh đạo, công nhân chuyên nghiệp, còn lại là công nhân sản xuất trực tiếp tập trung rất lớn vào nhóm

lao động trẻ hơn.

Qua những điều trên có thể thấy rằng, Tổng Công ty Chăn Nuôi Việt Nam có một tiềm lực mạnh về lao động, dễ quản lý, thích ứng nhanh tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục như tay nghề, trình độ chuyên môn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy và quản lý nhân sự tại Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w