Xuất về công tác tổ chức

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy và quản lý nhân sự tại Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam (Trang 132)

IV. Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng Công TyChăn Nuôi Việt Nam từ

1. xuất về công tác tổ chức

Để khắc phục những hạn chế hiện nay, Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam cần thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong lĩnh vực phát triển chăn nuôi, cụ thể cần khắc phục 4 hạn chế nêu trên phần thực trạng tổ chức bộ máy.

Theo phương hướng đó, cần cơ cấu lại bộ máy như sau: 1.1. Thứ nhất, đề xuất tổ chức bộ phận tham mưu.

Nội dung các công việc của chức năng tổ chức bao gồm xác định các chức năng cụ thể, các công việc cụ thể, lựa chọn cơ cấu tổ chức phù hợp, phân chia quyền hạn và trách nhiệm, bố trí nhân lực và xác lập các quan hệ ngang. Người quản lý phải rà soát toàn bộ các yếu tố của tổ chức như tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu chiến lược, ý tưởng phát triển, kế hoạch phát triển và kinh doanh... để xác định các chức năng cụ thể mà tổ chức cần chú ý trong khâu tổ chức thực hiện. Các chức năng cụ thể phổ biến đối với mỗi doanh nghiệp thường bao gồm: sản xuất, kế hoạch, tài chính – kế toán, marketing, nhân sự, pháp chế. Doanh nghiệp đang tham gia vào môi trường kinh tế ngày càng đa dạng. Quá trình thực hiện một mục tiêu kinh tế nhất định là tổng hợp của rất nhiều hoạt động mang tính chất kinh tế, ví dụ như để thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh thường phải thực hiện hoạt động tài chính – kế toán, vật tư – kỹ thuật, kế hoạch – chiến lược, thông tin – dữ liệu, hành chính, nghiên cứu và phát triển, marketing, xuất nhập khẩu, sản xuất và tác nghiệp, vận tải, sáng tạo, pháp chế, văn hóa, đời sống, tổ chức, chi bộ Đảng, công đoàn. Do đó, để

quản lý doanh nghiệp một cách hiệu quả, cần phân tích quá trình thực hiện mục tiêu nói chung và cần phân tích công việc nói riêng thành những phần công việc mang tính chuyên môn hóa cao, hợp lý và khoa học, để thực hiện được mục tiêu, sứ mệnh của doanh nghiệp.

Thực trạng tổ chức bộ máy của Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam còn tồn tại một văn phòng, bao gồm những phòng hành chính, phòng tài chính – kế toán, phòng tổng hợp, phòng xuất nhập khẩu I, phòng xuất nhập khẩu II. Chức năng tham mưu chưa được làm rõ, nhân sự chưa được chuyên môn hóa với số lượng và chất lượng đầy đủ để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, trong khi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần đến những chức năng tham mưu như kế hoạch và chiến lược, sản xuất và tác nghiệp, vật tư và kỹ thuật, nghiên cứu và phát triển, marketing.

Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam đóng vai trò đầu tàu của ngành chăn nuôi Việt Nam, cung cấp những sản phẩm nông nghiệp, phát triển chăn nuôi và bình ổn thị trường trong nước, phát triển thị trường xuất khẩu ASEAN, APEC, WTO. Để thực hiện được mục tiêu, sứ mệnh đó, doanh nghiệp cần thực hiện nhiều hoạt động như đề xuất kế hoạch 5 năm, 10 năm, đề xuất chiến lược phát triển chăn nuôi, chiến lược bình ổn thị trường, chiến lược chiếm lĩnh thị trường, nên doanh nghiệp cần có bộ phận tham mưu về hoạt động đề ra kế hoạch, chiến lược. Để đảm bảo chất lượng và số lượng sản phẩm, doanh nghiệp cần có bộ phận tham mưu về sản xuất, về nghiên cứu và phát triển sản phẩm, về quá trình tác nghiệp trong xí nghiệp và nhà máy, về việc chuẩn bị đầu vào cho quá trình sản xuất, quản lý và phát triển công nghệ sản xuất, kỹ thuật sản xuất. Đồng thời, doanh nghiệp còn cần đưa sản phẩm ra thị trường, phát triển thị trường trong và ngoài nước, nên rất cần bộ phận tham mưu về marketing, về hoạt động xuất nhập khẩu.

Trước thực trạng trên, nhằm nâng cao khả năng hoạt động của tổ chức bộ máy, đáp ứng được mục tiêu đã đề ra, thì cần phải:

Tổ chức lại bộ máy điều hành của Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam theo hướng giải thể văn phòng, thành lập các phòng ban có chức năng tham mưu tư vấn, bao gồm:

- Phòng kế hoạch.

- Phòng vật tư và kỹ thuật. - Phòng tài chính và kế toán. - Phòng thông tin dữ liệu. - Phòng hành chính.

- Phòng nghiên cứu và phát triển. - Phòng marketing.

- Phòng xuất nhập khẩu.

- Phòng sản xuất và tác nghiệp.

1.2. Thứ hai, đề xuất giải thể, sáp nhập và thành lập đơn vị thành viên.

Tổ chức bộ máy của một doanh nghiệp phải được cơ cấu sao cho mọi bộ phận của bộ máy đều phải hoạt động có hiệu quả, và ngày càng có xu hướng tinh giản ở bộ phận quản lý điều hành, để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu, sứ mệnh một cách nhanh chóng và không có những quyết định chồng chéo, những mệnh lệnh thừa, đồng thời làm tập trung quyền lực điều hành của nhà quản lý, qua đó làm tăng sức mạnh điều hành và sức mạnh cạnh tranh của toàn doanh nghiệp. Như vậy, những đơn vị làm ăn thua lỗ không có khả năng phục hồi như những bộ phận thừa trên cơ thể của doanh nghiệp, vì phải phân tán nguồn lực của toàn doanh nghiệp nhằm cứu vãn tình hình ở những đơn vị thua lỗ nặng, cộng thêm gánh nặng duy trì một bộ phận quản lý điều hành của đơn vị đó, doanh nghiệp sẽ không đảm bảo được tổ chức bộ máy hoạt động hiệu quả. Đồng thời, để tăng năng lực cạnh tranh, ngày nay, doanh nghiệp có xu hướng sáp nhập những đơn vị kinh doanh cùng ngành nghề.

Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam có những công ty thành viên đầu tư vào hoạt động kinh doanh bất động sản, chứng khoán, đại lý du lịch, dịch vụ hỗ trợ và quảng bá, tổ chức tour du lịch, đại lý vận tải, kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ,

hàng tiêu dùng, kinh doanh khách sạn, trồng cây công nghiệp. Mục tiêu và sứ mệnh của doanh nghiệp được Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn quy định, trong đó, doanh nghiệp chủ yếu tham gia sản xuất và kinh doanh sản phẩm chăn nuôi và những vật tư, thiết bị, thú y, phục vụ cho quá trình chăn nuôi. Tức là có một bộ phận những công ty thành viên của Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam đã tham gia đầu tư ngoài ngành, không trung thành với mục tiêu, sứ mệnh ban đầu, do đó làm tăng hoạt động kinh doanh thương mại, bỏ ngỏ hoạt động sản xuất. Trong giai đoạn 2010 – 2012, nền kinh tế thế giới khủng hoảng, nhất là lĩnh vực đầu tư bất động sản, chứng khoán. Do đó, doanh nghiệp đã lãng phí nguồn vốn trong việc đầu tư ngoài ngành chăn nuôi.

Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam với vai trò là doanh nghiệp đầu tàu của ngành chăn nuôi Việt Nam, thực hiện chính sách Tam Nông là một nhiệm vụ hàng đầu của doanh nghiệp, thúc đẩy chăn nuôi, ổn định thị trường, phát triển xuất khẩu chăn nuôi, đảm bảo đời sống nông dân và xây dựng nông thôn mới.

Trước thực trạng trên, nhằm nâng cao khả năng hoạt động của tổ chức bộ máy, đáp ứng được mục tiêu đã đề ra, thì cần phải:

Rà soát, đánh giá lại hiệu quả hoạt động của các công ty con, các công ty thành viên theo xu hướng:

- Giải thể các đơn vị làm ăn thua lỗ, không có khả năng phục hồi sau khủng hoảng. Đó là những đơn vị: Trung tâm thương mại và thiết bị tổng hợp, Chi nhánh Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.

- Rà soát thoái vốn khỏi những bộ phận trong tổ chức bộ máy hình thành do những đầu tư ngoài ngành gây lãng phí nguồn vốn, ví dụ như kinh doanh bất động sản, đại lý du lịch, dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch, đại lý vận tải, kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ và hàng tiêu dùng, kinh doanh khách sạn, trồng cây công nghiệp. Đó là những đơn vị: Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển và XNK gia cầm, Công ty Cổ phần Đầu tư XNK súc sản và gia cầm Hải Phòng, Công ty Cổ phần Giống vật nuôi và cây trồng Đông Triều 2006, Công ty Cổ phần Giống vật nuôi và cây trồng Đồng Giao, Công ty Cổ phần

Việt Phong, Công ty Cổ phần An Đại Việt, Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và chăn nuôi Đông Á, Công ty TNHH Phát triển Chăn nuôi Peter Hand Hà Nội.

- Nghiên cứu sáp nhập những đơn vị có cùng ngành hàng để tăng cường năng lực cạnh tranh. Đó là những đơn vị: Công ty Chăn nuôi Tam Đảo, Công ty Chăn nuôi Mỹ Văn, Xí nghiệp thức ăn chăn nuôi An Khánh.

- Thành lập thêm các đơn vị có chức năng cung cấp dịch vụ hỗ trợ chính sách Tam Nông (nông nghiệp - nông dân - nông thôn) trong lĩnh vực chăn nuôi như:

+ Cung cấp dịch vụ giống. + Cung cấp dịch vụ thú y. + Cung cấp thức ăn chăn nuôi.

+ Cung cấp vật tư, thiết bị chăn nuôi. + Đào tạo kỹ thuật chăn nuôi.

+ Thu mua, chế biến.

1.3. Thứ ba, đề xuất tổ chức hoạt động thương mại và đầu tư.

Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam với thực trạng được đề cập đến, đó là những tồn tại trong tổ chức bộ máy, doanh nghiệp chưa hề có bộ phận xúc tiến thương mại và đầu tư. Do đó, hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp chỉ chiếm 13 ngành hàng trên tổng số 46 ngành hàng doanh nghiệp cung cấp, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp trong giai đoạn 2010 – 2012 ngày càng giảm, doanh thu và thu nhập từ hoạt động sản xuất và kinh doanh trong giai đoạn 2010 – 2012 cũng không tăng và giảm nhẹ, thương hiệu của doanh nghiệp chưa được biết đến trên thế giới, nhiều mặt hàng nhập lậu chất lượng thấp giá rẻ đang tràn ngập thị trường, lấn át những sản phẩm hàng hóa của Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam.

Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam đóng vai trò đầu tàu trong ngành chăn nuôi Việt Nam, do đó, doanh nghiệp hoạt động không chỉ trong lĩnh vực sản xuất chăn nuôi để cung cấp cho một bộ phận nhỏ người dân trong nước, doanh nghiệp còn cần phát triển thương mại chăn nuôi, bao gồm những hoạt động như truyền giống, thú y, trồng trọt, dịch vụ chăn nuôi, chế biến sau sản xuất, kinh doanh thiết bị

vật tư chăn nuôi, tức là các hoạt động trước, trong và sau quá trình sản xuất, nhằm phát triển thương hiệu của ngành chăn nuôi Việt Nam, đánh bật những mặt hàng kém chất lượng giá rẻ nhập lậu từ những nước như Thái Lan, Trung Quốc, thực hiện chính sách Tam Nông, cung cấp vật tư, thiết bị, kỹ thuật, kiến thức, giống, thức ăn gia súc, gia cầm, thuốc thú y và đẩy mạnh chăn nuôi trong những hộ gia đình nông dân, chiếm lĩnh thị trường nội địa và vươn ra thế giới. Điều đó chỉ có thể thực hiện được khi doanh nghiệp xây dựng hệ thống nhiều trung tâm lớn đảm nhận nhiệm vụ xúc tiến thương mại và đầu tư, đẩy mạnh những hoạt động nhằm thực hiện được mục tiêu chiến lược tầm nhìn 2020.

Trước thực trạng trên, nhằm nâng cao khả năng hoạt động của tổ chức bộ máy, đáp ứng được mục tiêu đã đề ra, thì cần phải:

Thành lập trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, hàng hóa nông nghiệp của Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam và đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực chăn nuôi, truyền giống, thú y, trồng trọt, dịch vụ chăn nuôi, chế biến sau sản xuất, kinh doanh vật tư thiết bị chăn nuôi. Những thị trường cần đẩy mạnh xúc tiến đầu tư là ASEAN, EU, Mỹ.

1.4. Thứ tư, đề xuất tổ chức hoạt động nghiên cứu và phát triển.

Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam, với những yếu kém còn tồn tại trong tổ chức bộ máy, đó là chưa xây dựng được bộ phận đảm nhận nhiệm vụ sáng tạo, nghiên cứu và phát triển những sản phẩm mới, giống mới, công nghệ mới, quy trình sản xuất chế biến mới, vật tư thiết bị chăn nuôi mới, thuốc thú y mới. Như vậy, những vật tư, thiết bị trước quá trình sản xuất, những công nghệ và thành phần trong quá trình sản xuất đều đã cũ và không đáp ứng được nhu cầu mới trong hoạt động chăn nuôi, đồng nghĩa với sự yếu kém về chất lượng và yếu kém về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam là đầu tàu của ngành chăn nuôi Việt Nam, nhưng do không có bộ phận đảm nhận quá trình sáng tạo, sản phẩm của doanh nghiệp dần dần bị mất ưu thế, mất khả năng cạnh tranh, giảm dần chất lượng và tăng giá thành, tăng giá cả trên thị trường. Từ đó, những sản phẩm nhập lậu đã ra

nhập thị trường trong nước, những sản phẩm nhập khẩu của Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc đã làm đội giá cả của thị trường sản phẩm chăn nuôi. Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam đã không hoàn thành được mục tiêu và sứ mệnh được giao.

Trước thực trạng trên, nhằm nâng cao khả năng hoạt động của tổ chức bộ máy, đáp ứng được mục tiêu đã đề ra, thì cần phải:

Thành lập trung tâm nghiên cứu giống và công nghệ chăn nuôi, chế biến, giao cho trung tâm này nhiệm vụ nghiên cứu, sáng tạo ra các loại hàng hóa dịch vụ mới (giống mới, công nghệ mới, quy trình sản xuất chế biến mới, vật tư thiết bị chăn nuôi mới, thức ăn chăn nuôi mới, thuốc thú y mới...) chấm dứt tình trạng nhập lậu giống gia súc gia cầm, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y kém chất lượng, vật tư thiết bị chăn nuôi không đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy và quản lý nhân sự tại Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam (Trang 132)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w