Danh mục sản phẩm hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy và quản lý nhân sự tại Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam (Trang 98)

III. Thực trạng về công tác quản trị nhân sự tại Tổng Công tyChăn Nuôi Việt

1.Danh mục sản phẩm hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường.

Bảng 3.1. Danh mục sản phẩm hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường.

TT Các sản phẩm hàng hóa dịch vụ cung cấp Xuất khẩu Trong nước

1 Kinh doanh thuốc thú y. - x

2 Chăn nuôi trâu bò. - x

3 Chăn nuôi ngựa, lừa, la. - x

4 Chăn nuôi dê, cừu. - x

5 Chăn nuôi lợn. x x

6 Chăn nuôi gia cầm. - x

7 Nuôi và tạo giống các con vật nuôi trong nhà, các con vật cảnh; nuôi ong và sản xuất kén tằm; sản xuất da lông thú, da bò sát từ hoạt động chăn nuôi.

x x

8 Nuôi trồng thủy sản biển, thủy sản nội địa. x x

9 Sản xuất giống thủy sản. x x

10 Trồng lúa. x x

11 Trồng ngô và cây lương thực có hạt khác. - x

12 Trồng cây lấy củ có chất bột. - x

13 Trồng rau, đậu các loại và trồng hoa, cây cảnh. - x

14 Trồng cây ăn quả. x x

15 Trồng cây cao su. x x

16 Trồng cây cà phê. x x

17 Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt. - x

18 Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản. x x

19 Chế biến và bảo quản rau quả. - x

20 Sản xuất dầu, mỡ động thực vật. - x

21 Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa. - x

22 Xay xát và sản xuất bột thô. - x

23 Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản. - x

24 Sản xuất bao bì bằng giấy bìa. - x

25 Sản xuất bao bì từ plastic. - x

26 Sản xuất hóa chất cơ bản (trừ các hóa chất Nhà nước cấm). - x

27 Bán buôn hóa chất khác (trừ loại sử dụng trong nông nghiệp). - x

28 Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa). x x (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

29 Bán buôn gạo. x x

30 Bán buôn thực phẩm. - x

31 Bán buôn đồ uống. - x

32 Kho bãi và lưu giữ hàng hóa. - x

33 Khách sạn (không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng karaoke, vũ trường).

- x

34 Đại lý du lịch. - x

35 Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch. - x

36 Kinh doanh bất động sản. - x

37 Đầu tư công nghệ. - x

38 Tư vấn đầu tư phát triển chăn nuôi. - x

39 Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ về những vấn đề liên quan đến công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành chăn nuôi.

- x

40 Dịch vụ chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật ngành chăn nuôi. - x

41 Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công nhân viên kỹ thuật ngành chăn nuôi (chỉ hoạt động sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép).

- x

42 Kinh doanh vật tư thú y chăn nuôi. - x

43 Sản xuất, cung ứng vật tư thiết bị ngành chăn nuôi. - x

44 Đại lý vận tải. - x

45 Kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ và hàng tiêu dùng. x x

(Nguồn: Phòng Tổng hợp, Phòng Xuất nhập khẩu - Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam).

2.Kết quả sản xuất và kinh doanh của công ty.

Nhận xét: Tổng Công Ty Chăn Nuôi Việt Nam đang và sẽ là một công ty hàng đầu Việt Nam được khách hàng tin cậy và tín nhiệm trong lĩnh vực sản xuất chế biến, kinh doanh nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi với dây chuyền hiện đại. Tổng Công Ty Chăn Nuôi Việt Nam đang có những cơ hội phát triển vượt bậc trong tương lai nhờ vào những thế mạnh sẵn có của Công ty mang lại giá trị, lợi ích nổi trội cho khách hàng mà không phải công ty nào cũng có được. Các sản phẩm chủ đạo tại công ty hiện nay bao gồm: lợn giống, gà giống, dê giống, bò giống.

Tuy nhiên, nhìn vào bảng danh mục sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường, số lượng những mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng 28%, tức là 13 mặt hàng trên tổng số 46 mặt hàng doanh nghiệp cung cấp cho thị trường. Điều đó thể hiện tỷ trọng số mặt hàng xuất khẩu chưa phải là con số lớn. Doanh nghiệp chưa có chiến lược chiếm lĩnh thị trường nước ngoài như Đông Nam Á, Châu Á Thái Bình Dương, WTO, mà chỉ tập trung phần lớn vào thị trường trong nước, trong khi Việt Nam, về mặt quan hệ thương mại, đã tham gia vào những tổ chức thương mại khu vực và thế giới từ những năm sau đổi mới.

2.1. Sản lượng một số sản phẩm hàng hóa dịch vụ.

Bảng 3.2. Sản lượng sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2009- 2012

TT Chỉ tiêu Đơn

vị

2009 2010 2011 2012

Số lượng 2010/2009 Số lượng 2011/2010 Số lượng 2012/2011 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

I Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 1 Thức ăn chăn nuôi Tấn 1246 1336 107% 3161 236% 3200 101% 2 Lợn giống Tấn 2016 2604 129% 3087 118% 3324 107% 3 Tinh bò đông lạnh Liều 159124 17104 10,7% 187300 1095% 180000 96% 4 Nitơ lỏng Lít 46665 45150 96% 45149 99,9% 45000 99,6% 5 Bò giống Con 17 188 1115% 101 53% 260 257% 6 Nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi Tấn 105281 90480 85% 44099 48% 48000 108% 7 Bơ phoma Tấn 42 52 123% 46 88% 46 100% 8 Malt bia và Cao hoa Tấn 6200 7003 112% 7020 102% 4010 57% II Xuất khẩu 1 Lợn sữa Tấn 516 624 120% 121 19,3% 180 148% 2 Gạo Tấn 24994 24300 97% 0 0% 0 0%

(Nguồn: Số liệu của Phòng Tổng hợp – Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam). Nhận xét: Sản lượng của những mặt hàng chính mà doanh nghiệp cung cấp, ví dụ như sản lượng mặt hàng gạo năm 2010 bằng 97% so với năm 2009, năm 2011 và 2012 không có sản lượng xuất khẩu. Có những mặt hàng như bò giống lại có sản lượng cao vượt trội, từ năm 2009 đến năm 2010 tăng từ 17 con đến 188 con, từ năm 2010 đến năm 2011 giảm từ 188 con xuống 101 con, sau đó, năm 2012 lại tăng lên

260 con. Mặt hàng lợn giống cũng tăng mạnh trong ba năm 2010, 2011, 2012, sản lượng lợn giống tăng từ 2016 con năm 2009 đến 3324 con năm 2012, tốc độ tăng khá đều. Mặt hàng lợn sữa xuất khẩu lại giảm mạnh trong năm 2011, chỉ bằng 19,3% so với năm 2010, năm 2012 tăng đến 180 con, bằng 148% so với năm 2011, tuy nhiên vẫn là con số thấp hơn năm 2009. Nguyên liệu chăn nuôi là mặt hàng có sản lượng giảm mạnh trong giai đoạn 2009 – 2012, giảm từ 105281 tấn năm 2009 xuống còn 48000 tấn năm 2012, chỉ bằng 46 % so với năm 2009. Có thể nói hoạt động sản xuất gạo và chăn nuôi gia súc gặp nhiều khó khăn, nên không duy trì được xuất khẩu và tăng trưởng chậm dần theo phần trăm so sánh tương đối trong giai đoạn 2009 – 2012, do doanh nghiệp không có chiến lược chiếm lĩnh thị trường nước ngoài từ trước khi khủng hoảng. Sản xuất nguyên liệu chăn nuôi gặp khó khăn nặng nề do đầu vào tăng giá và cạnh tranh với sản phẩm của Trung Quốc giá rẻ.

Tuy vậy, tinh bò đông lạnh là mặt hàng giống gia súc có sự tăng trưởng rất mạnh về sản lượng. Khó khăn năm 2010 do doanh nghiệp mất dần vốn do đầu tư ngoài ngành, nhưng doanh nghiệp vẫn phục hồi được sản xuất và đạt 187300 liều liều tinh bò đông lạnh vào năm 2011, gấp 1095% so với sản lượng tinh bò đông lạnh năm 2010. Một số mặt hàng thức ăn chăn nuôi, malt bia và cao hoa, bơ phoma, nitơ lỏng có những tăng trưởng không nhiều nhưng ổn định qua các năm. Đó cũng là một tín hiệu tốt thể hiện uy tín của những mặt hàng giống gia súc, thức ăn chăn nuôi và các phụ phẩm chăn nuôi của Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam.

Bảng 3.3. Kết quả thực hiện số lượng giống gốc từ giai đoạn 2010 - 2012.

TT Loại giống ĐVT 2010 2011 2012

1 Lợn giống Con 1200 980 1000

2 Lợn nái sinh sản Con 900 880 900

3 Lợn đực KTNS Con 300 100 100

4 Phối giống bò có chửa Con 7000 7000 10000

(Nguồn: Số liệu của Phòng Tổng hợp – Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam).

giai đoạn 2009 – 2012.

Năm ĐVT Công ty chăn nuôi Tam Đảo Công ty chăn nuôi Mỹ Văn Cộng

2009 Con 2824 626 3450

2010 Con 2834 466 3280

2011 Con 2806 618 3424

2012 Con 2900 650 3550

(Nguồn: Số liệu của Phòng Tổng hợp – Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam).

Bảng 3.5. Kết quả thực hiện sản xuất, chăn nuôi lợn giai đoạn 2009 – 2012.

TT Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 2012

I Công ty chăn nuôi Tam Đảo

1 Tổng đàn lợn nái sinh sản Con 2824 2834 2806 2900

1.1 Đàn nái giống gốc Con 604 600 600 600

1.2 Đàn nái bố mẹ Con 2382 2234 2206 2300

2 Lợn đực làm việc Con 114 105 84 100

3 Lợn đực kiểm tra năng suất Con 100 100 100 100

2 Sản lượng sản phẩm chủ yếu

2.1 Lợn cái hậu bị giống Con 3989 4285 3930 2400

2.2 Lợn đực hậu bị giống Con 284 214 335 300

2.3 Lợn sau cai sữa Con 50754 47120 49497 55883 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

II Công ty chăn nuôi Mỹ Văn

1 Tổng đàn lợn cái sinh sản Con 626 446 618 650

1.1 Đàn nái giống gốc Con 247 209 300 300

1.2 Đàn nái bố mẹ Con 379 237 318 350

2 Lợn đực làm việc Con 24 16 20 22

2 Sản lượng sản phẩm chủ yếu Con

2.1 Lợn cái hậu bị giống Con 1080 1250 1328 1440

2.2 Lợn đực hậu bị giống Con 186 79 190 105

2.3 Lợn sau cai sữa Con 11599 8967 8729 10531

(Nguồn: Số liệu của Phòng Tổng hợp – Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam). Nhận xét: Mặt hàng lợn nái sinh sản: năm 2011 so với năm 2010 tăng 50 con tương đương tăng 4,35%, đến năm 2012 số lượng lợn nái sinh sản là 1200 con nhưng so với năm 2011 thì số lượng không tăng. Mặt hàng lợn đực kiểm tra năng suất: số lượng không thay đổi qua các năm.Truyền giống bò có chửa: năm 2011 so với năm 2010 tăng nhẹ với số lượng là 1000 con tương đương giảm 11,11%, sang năm 2012 số lượng tăng vẫn là 1000 con tương đương tăng 10%.

Từ năm 2010 đến năm 2012 tình hình sản xuất của công ty nhìn chung là giảm. Tuy trong năm 2011 do có sự đầu tư hơn cho nên số lượng sản phẩm sản xuất ra có sự gia tăng rõ rệt.

Bảng 3.6. Kết quả xuất nhập khẩu thực hiện từ năm 2009 đến năm 2012.

TT Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 2012 Số lượng Tỷ trọng % Số lượng Tỷ trọng % Số lượng Tỷ trọng % Số lượng Tỷ trọng % Tổng kim ngạch XNK 1000 USD 46769 100 43600 100 21135 100 8500 100

1 Xuất khẩu, bao

gồm:

1000 USD

Thịt lợn 1000 USD 1595 2 1795 3 597 2,5 600 7 Gạo 1000 USD 10037 23 8293 20 0 0 0 0 2 Nhập khẩu, bao gồm: 1000 USD 35137 75 33572 77 20538 97,5 7900 93 Nguyên liệu thức ăn. 1000 USD 28907 61 29598 68 17101 90 5800 67 Malt bia, Houblon 1000 USD 6230 14 3974 9 3437 7 2100 26 (Nguồn: Số liệu của Phòng Tổng hợp – Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam).

Nhận xét: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giảm dần qua các năm, từ năm 2009 là 46.769.000 USD, đến năm 2010 chỉ còn 43.600.000 USD, và đến năm 2012 chỉ còn xuống rất thấp là 8.500.000 USD. Kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng thấp hơn nhiều so với kim ngạch nhập khẩu, trong giai đoạn 2009 – 2012 còn có xu hướng giảm rất mạnh, năm 2009 là 11.632.000 USD, tương đương 25%; năm 2010 là 10.088.000 USD, tương đương 23%; năm 2011 là 597.000 USD, tương đương 2,5%; năm 2012 là 600.000 USD, tương đương 7%.

Nguyên nhân kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng thấp và giảm dần trong giai đoạn 2010 – 2012 là do khủng hoảng kinh tế, công nghệ lạc hậu, giá cả và chất lượng sản phẩm không có tính cạnh tranh, trình độ quản lý bộ máy và nhân sự không đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng, doanh nghiệp chưa xây dựng được thương hiệu mang tầm và quốc tế do không có chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu.

2.2. Tình hình doanh thu và lợi nhuận của công ty.

Bảng 3.7: Bảng kết quả kinh doanh của Tổng Công Ty Chăn Nuôi Việt Nam

Đơn vị: Triệu đồng.

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số lượng 2010/2009 Số lượng 2011/2010 Số lượng 2012/ 2011

1. Doanh thu và thu nhập. 1.040.575 1.042.067 101% 713.912 72% 450.000 63% 1.1. Doanh thu từ hoạt động sản xuất chăn nuôi. 80.440 96.940 80% 176.365 190% 142.000 80% 1.2. Doanh thu từ hoạt động thương mại và hoạt động khác. 960.135 945.127 98% 537.547 56% 308.000 57% 2. Lợi nhuận trước thuế. 43.928 20.001 47% 24.065 120% 56.500 233% 2.1. Lãi từ hoạt động sản 5.350 2.389 43% 1.595 65% 6.500 406%

xuất kinh doanh. 2.2. Cổ tức thu từ các Công ty Cổ phần. 38.578 17.612 51% 22.470 129% 50.000 230% 3. Nộp Ngân sách Nhà nước. 74.442 43.746 58% 33.570 76% 32.000 96% 3.1. Thuế GTGT. 67.863 35.850 52% 23.987 65% 23.125 99% 3.2. Thuế XNK. 5.648 7.029 123% 6.242 88% 7.000 112% 3.3. Thuế TNDN. 677 597 88% 1.809 300% 1.875 101% 3.4. Các khoản phải nộp khác. 254 - - 1.532 - - -

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Tổng Công Ty Chăn Nuôi Việt Nam qua các năm). Doanh thu và thu nhập của Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam giảm dần qua các năm 2010 – 2012. Năm 2010, doanh thu và thu nhập của doanh nghiệp là 1.042.067 triệu đồng, tương đương 101% so với năm 2009. Đến năm 2011, doanh thu và thu nhập của doanh nghiệp là 713.912 triệu đồng, tương đương 72% so với năm 2010. Năm 2012, doanh thu và thu nhập của doanh nghiệp là 450.000 triệu đồng, tương đương 63% so với năm 2011. Như vậy doanh thu và thu nhập của doanh nghiệp ngày càng giảm. Tuy nhiên, doanh thu từ hoạt động sản xuất chăn nuôi, năm 2011 lại tăng trở lại, là 176.365 triệu đồng, tương đương 190% so với năm 2010, do có hoạt động đầu tư phục hồi sản xuất sau khủng hoảng.

Doanh thu từ các hoạt động thương mại và các hoạt động khác luôn chiếm một con số lớn trong doanh thu và thu nhập của doanh nghiệp trong giai đoạn 2010 – 2012, chứng tỏ doanh nghiệp thành công trong hoạt động thương mại và thu nhập chủ yếu vẫn ở những lĩnh vực thương mại mà doanh nghiệp tham gia đầu tư. Cụ thể, năm 2009, thu nhập từ hoạt động thương mại và các hoạt động phi sản xuất của doanh nghiệp là 960.135 triệu đồng, tương đương 96% tổng doanh thu của năm 2009; năm 2010, con số là 945.127 triệu đồng, tương đương 93% tổng doanh thu của năm 2010; năm 2011, con số là 537.547 triệu đồng, tương đương 73% tổng doanh thu của năm 2011; con số tương tự, thu nhập từ hoạt động thương mại năm 2012 là 75% tổng doanh thu của năm 2012. Hoạt động thương mại đóng góp nhiều hơn hoạt động sản xuất chăn nuôi, như vậy, những con số đã thể hiện sự phát triển

của lĩnh vực kinh doanh, nhưng cũng thể hiện sự mất cân bằng giữa chiến lược phát triển sản xuất và phát triển kinh doanh.

Nhận xét chung: Tình hình sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2010 – 2012 gặp nhiều khó khăn. Theo các cán bộ ở phòng kinh doanh cho biết việc số lượng sản phẩm sản xuất chính của công ty có xu hướng giảm, không tăng hoặc tăng nhẹ qua các năm do các nguyên nhân sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hàng hoá nhập lậu từ Trung Quốc về, trốn được thuế giá rất rẻ, cho nên tiêu thụ được rất nhiều trên thị trường đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng rõ rệt nhất đến công ty nói riêng và toàn ngành sản xuất chăn nuôi nói chung. Một số cơ sở trong nước có cùng loại sản phẩm nhưng chất lượng không bằng do tiết kiệm được chi phí cho nên cạnh tranh với công ty bằng giá cả và dịch vụ.

Một số công ty thành viên ảnh hưởng nặng nề do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008 đến nay, do đó hoạt động sản xuất và kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ kéo dài, sản xuất bị đình trệ, quá trình tinh giản biên chế và cổ phần hóa đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của nhiều bộ phận cán bộ công nhân viên trong Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam cũng như một số công ty thành viên.

Một số công ty thành viên gặp khó khăn về đầu vào của sản phẩm hàng hóa (giá cả và chất lượng), đầu ra (giá cả, chất lượng, dịch vụ, thị trường, quảng bá, phân phối), đồng thời gặp khó khăn trong quá trình sản xuất do vốn, nhân lực và công nghệ không đáp ứng được nhu cầu của sản xuất kinh doanh, không phù hợp với thị trường. Năm 2012, do công ty gặp khó khăn trong việc thu mua giống cho nên không đáp ứng đủ cho quá trình sản xuất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy và quản lý nhân sự tại Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam (Trang 98)