Nhiệm vụ chủ đạo trong lĩnh vực pháttriển chăn nuôi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy và quản lý nhân sự tại Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam (Trang 106)

III. Thực trạng về công tác quản trị nhân sự tại Tổng Công tyChăn Nuôi Việt

3. Nhiệm vụ chủ đạo trong lĩnh vực pháttriển chăn nuôi

3.1. Những nhiệm vụ đã hoàn thành tốt.

- Hàng năm, Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam đã cung cấp cho thị trường một số lượng không nhỏ hàng hóa dịch vụ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân cư. Tổng sản lượng lợn giống năm 2012 là 3.324 tấn. Xuất khẩu lợn sữa năm 2012 là 180 tấn. Tổng sản lượng bò giống năm 2012 là 260 tấn. Tổng sản lượng trứng gia cầm năm 2012 đạt trên 135 triệu quả. Tổng sản lượng sữa bò, dê năm 2012 đạt trên 8 triệu lít. Xuất khẩu gạo năm 2009 là 24.994 tấn, năm 2010 là 24.300 tấn. (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Phòng Tổng hợp – Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Namgiai đoạn2009 - 2012).

- Đã góp phần thúc đẩy phát triển chăn nuôi, qua đó thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp - nông thôn. Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam cung cấp cho nông dân một lượng không nhỏ giống gia súc, giống gia cầm, thức ăn gia súc, thức ăn gia cầm, dịch vụ thú y, dịch vụ chăn nuôi. Tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi là 3.200 tấn. Tổng sản lượng tinh bò đông lạnh là 180.000 tấn. Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi là 48.000 tấn. Sản lượng malt bia và cao hoa là 4.010 tấn. Phối giống bò có chửa là trên 10.000 con. Ở hai doanh nghiệp là Công ty Chăn nuôi Tam Đảo và Công ty Chăn nuôi Mỹ Văn, lợn giống gốc là 1.000 con, lợn nái sinh sản ước 3.550 con, lợn sau cai sữa là 65.883 con, lợn đực hậu bị giống là 400 con. (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Phòng Tổng hợp – Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam năm 2012).

- Tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần ổn định cuộc sống cho nhân dân nằm trong vùng hoạt động của Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam. Số lượng cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp năm 2012 ở văn phòng, 6 đơn vị hạch toán phụ thuộc, 3 công ty con và 20 đơn vị thành viên là trên 3000 người. Số lượng lao động tại các vùng hoạt động của doanh nghiệp (nông dân và những người lao động nghề phụ trợ cho hoạt động nông nghiệp) ước lượng khoảng 40.000 người. (Nguồn: Số liệu của Phòng Tổng hợp – Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam).

43.476 triệu đồng, năm 2011 là 33.570 triệu đồng, năm 2012 là 32.000 triệu đồng. (Nguồn: Báo cáo tài chính của Tổng Công Ty Chăn Nuôi Việt Nam giai đoạn 2009 - 2012).

3.2. Những nhiệm vụ chưa hoàn thành tốt.

- Chưa làm tốt chức năng chủ đạo trong lĩnh vực phát triển chăn nuôi, cụ thể là giống gia cầm, theo báo cáo tình hình của Bộ Công Thương và Cục Chăn nuôi hàng năm, năm 2012 vẫn có trên 8 triệu con gà nhập lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam. Chưa tập trung vào lĩnh vực sản xuất thức ăn gia súc, thức ăn gia cầm, cụ thể là những thức ăn gia súc, thức ăn gia cầm nhập lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam gây ra ô nhiễm môi trường và giảm sức sinh sản, sức sống cũng như chất lượng thịt, trứng, sữa của con giống gia súc và gia cầm, những thức ăn chăn nuôi chất lượng cao được nhập khẩu từ các nước Châu Âu gây tốn kém về nguồn vốn, và lãng phí nguồn nhân lực, ước trong năm 2012 có khoảng 8 triệu tấn thức ăn chăn nuôi phải nhập khẩu qua cả đường chính thống và đường nhập lậu. (Nguồn: Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu lương thực, thực phẩm- Bộ Công Thương, năm 2012).

- Hàng hóa dịch vụ có giá cả không cạnh tranh để cơ hội cho thịt gia súc, thịt gia cầm nhập lậu từ Trung Quốc, hoặc để cơ hội cho những tiểu thương chế biến thịt gia súc (thịt bò, thịt trâu, thịt ngựa, thịt dê, thịt cừu, thịt lợn) đã thiu thối trở thành những loại thịt có chất lượng bằng những hóa chất nhập lậu, gây mất ổn định thị trường và tạo nguy cơ cho công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể, giá 1 kg gà thịt ở biên giới Trung Quốc – Việt Nam chỉ khoảng 10.000VND, trong khi giá 1 kg gà thịt ở nội địa Việt Nam vào khoảng 100.000VND. Hàng hóa dịch vụ với chất lượng không có tính cạnh tranh khiến cho nhiều doanh nghiệp phải nhập khẩu tốn kém những loại thịt gia súc, thịt gia cầm từ các nước Châu Âu, Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản để đáp ứng nhu cầu về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm của khách hàng trong nước. (Nguồn: Thời báo kinh doanh. Số ra ngày 10.4.2013).

- Chưa có chiến lược chiếm lĩnh thị trường khu vực, WTO. Cụ thể, sản lượng thịt lợn, thịt bò, trứng, sữa, thịt gia cầm của toàn ngành chăn nuôi, trong đó Tổng

Công ty Chăn nuôi Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước đầu ngành, số lượng ngành hàng có sản phẩm hàng hóa dịch vụ xuất khẩu (Nguồn: Bảng danh mục sản phẩm hàng hóa dịch vụ, Phòng Tổng hợp – Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam, năm 2012) và doanh số xuất khẩu của Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam vẫn chỉ là những con số rất khiêm tốn vào thời điểm năm 2012. Doanh nghiệp chỉ xuất khẩu 13 trên tổng số 46 loại hình sản phẩm, phần lớn là thủy sản, lâm sản, đồ thủ công mỹ nghệ, gạo, da lông thú. Doanh số của sản phẩm thịt lợn xuất khẩu là 600.000USD và sản lượng lợn sữa xuất khẩu là 180 tấn. (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động xuất nhập khẩu, Phòng Xuất nhập khẩu – Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam, năm 2012).

- Chưa có cơ chế phối hợp chính sách nông nghiệp – nông thôn – nông dân (vấn đề tam nông) và cơ chế kết hợp chính sách nhà nước – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp (vấn đề ba nhà).

V. Đánh giá công tác tổ chức và quản trị nhân sự tại Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy và quản lý nhân sự tại Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w