Khái niệm quản lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy và quản lý nhân sự tại Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam (Trang 27)

Để hiểu được khái niệm tổ chức và những yếu tố thuộc về nó, trước tiên, những học thuyết quản lý đề cập đến khái niệm quản lý như một khái niệm trung tâm, với nhiều quan điểm khác nhau, có vị trí như một điểm xuất phát ban đầu, là cội nguồn của những học thuyết quản lý cổ điển và hiện đại, bao hàm cả lý luận về tổ chức.

1. Định nghĩa.

Quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý thông qua các hoạt động hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra nhằm đạt tới mục tiêu của tổ chức một cách hiệu quả nhất”(1).

2. Các phân hệ quản lý.

Xét về nội dung nhiệm vụ của chủ thể quản lý đối với hệ thống quản lý, ta thấy quản lý có ba bộ phận (phân hệ) cơ bản sau:

- Quản lý tổ chức (với các yếu tố của tổ chức).

- Quản lý hoạt động (công việc, hoạt động của tổ chức với sự phối hợp các nguồn lực).

- Quản lý con người của tổ chức.

3. Các chức năng của quản lý.

- H. Fayol đã khái quát quản lý bao gồm năm chức năng cơ bản mà bất cứ người quản lý nào cũng phải đảm nhận: Hoạch định, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra. Hiện nay, phần lớn các nhà quản lý tích hợp 2 chức năng chỉ huy, phối hợp vào chức năng lãnh đạo. Như vậy, quản lý hiện nay được hiểu là có 4 chức năng.

- Bốn chức năng quản lý:

+ Tổ chức: Sắp xếp, bố trí các nguồn lực của tổ chức – con người, tài chính – vật chất.

+ Lãnh đạo: Khích lệ, truyền cảm hứng cho cấp dưới để đạt tới mục tiêu tổ chức một cách hiệu quả.

+ Kiểm tra: Giám sát, đánh giá hoạt động của tổ chức để kiểm chứng mục tiêu của tổ chức có thể đạt được hay không.

Bốn chức năng quản lý là bốn yếu tố xuyên suốt mọi hoạt động quản lý. Tổ chức là một trong bốn chức năng đó. Khoa học quản lý hiện đại cũng có những tác giả căn cứ vào chức năng tổ chức để nghiên cứu, làm rõ các nội dung cụ thể của một phần hoạt động quản lý. Dưới đây là một số học thuyết khoa học quản lý kinh điển.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy và quản lý nhân sự tại Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam (Trang 27)