Tư cách pháp nhân, chức năng, nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy và quản lý nhân sự tại Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam (Trang 62)

II. Thực trạng về tổ chức bộ máy tại Tổng Công tyChăn Nuôi Việt Nam

1. Tư cách pháp nhân, chức năng, nhiệm vụ

1.1. Tư cách pháp nhân.

Tổng Công ty Chăn Nuôi Việt Nam được đặt các chi nhánh đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và nước ngoài phù hợp với luật pháp Việt Nam. Tổng Công ty Chăn Nuôi Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản tại kho bạc và các ngân hàng theo quy định của Nhà nước, trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất - kinh doanh và có vốn đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết, công ty liên doanh, và chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn Nhà Nước tại Tổng công ty và vốn đầu tư vào các

công ty con, công ty liên kết, công ty liên doanh, được tổ chức và hoạt động theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Chăn Nuôi Việt Nam do Hội đồng quản trị Tổng Công ty Chăn Nuôi Việt Nam trình bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn phê duyệt và ban hành.

1.2. Chức năng.

Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc tham gia xây dựng, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành chăn nuôi, cụ thể là: tổ chức sản xuất chăn nuôi, cung ứng sản phẩm con giống, dịch vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm; kinh doanh xuất nhập khẩu, bán buôn bán lẻ các sản phẩm chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi và các loại vật tư liên quan đến chăn nuôi.

1.3. Nhiệm vụ.

Theo quyết định thành lập số 90/TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam có nhiệm vụ:

- Xuất khẩu: Các mặt hàng sản phẩm chăn nuôi, (giống và thương phẩm) các mặt hàng chế biến từ sản phẩm chăn nuôi (thịt, da, xương, lông v.v…) thuốc thú y, thức ăn gia súc, nông sản (gạo, ngô, sắn, đậu đỗ, rau quả, chè, cà phê, cao su, hạt điều, khô dừa,...) và lâm, thủy, hải sản khác. Thực phẩm, rau quả chế biến và đồ uống. Công nghệ phẩm, thủ công mỹ nghệ và vật liệu xây dựng (hàng may mặc, dệt kim, thảm các loại, gạch và đồ gốm...).

- Nhập khẩu: Các loại giống vật nuôi, thuốc thú y và nguyên liệu sản xuất thuốc thú y, dược phẩm và hóa chất sát trùng, thức ăn và nguyên liệu, phụ liệu chế biến thức ăn chăn nuôi. Lương thực, thực phẩm các loại (ngô, lúa mỳ, bột mỳ, đậu tương, đường, sữa, bơ, ca cao, fromage, dầu ăn, rượu, bia, nước ngọt, bánh kẹo và các loại tinh dầu, gia vị, đồ hộp thịt cá v.v...). Vật tư và nguyên liệu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và công nghiệp thực phẩm (phân bón, thuốc trừ sâu, nguyên liệu phụ liệu sản xuất rượu, bia, đồ uống, malt, hoboulon...). Máy móc, thiết bị và thiết bị chuyên dùng, phương tiện vận tải, vật tư và vật liệu xây dựng, hóa chất, da, sản phẩm da, vải sợi may mặc, thiết bị văn phòng, trang trí nội thất và hàng tiêu dùng phục vụ đời sống.

vực sản xuất, chăn nuôi chế biến xuất khẩu.

- Giám sát kết quả hoạt động chăn nuôi, xuất nhập khẩu…

- Tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ và những vấn đề có liên quan đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành chăn nuôi.

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên, công nhân kỹ thuật chăn nuôi. - Tư vấn và đầu tư phát triển chăn nuôi.

- Giúp đỡ các địa phương về kỹ thuật, tổ chức sản xuất kinh doanh xuất khẩu. - Hoàn thành các kế hoạch xuất nhập khẩu.

- Kiểm tra báo cáo Nhà nước (Bộ Chủ Quản) kết quả hoạt động chăn nuôi xuất khẩu.

- Sản xuất thu mua và xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi. - Đóng góp ngân sách Nhà nước.

- Tìm kiếm mở rộng thị trường.

- Thiết lập thị trường nước ngoài để nhập khẩu các sản phẩm phục vụ cho ngành chăn nuôi.

- Tham gia hoạt động sản xuất- chế biến dịch vụ thương mại đầu tư xuất nhập khẩu.

- Đào tạo và tham gia đào tạo cán bộ theo những chuyên ngành trong lĩnh vực chăn nuôi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy và quản lý nhân sự tại Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w