Đánh giá công tác tổ chức

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy và quản lý nhân sự tại Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam (Trang 108)

III. Thực trạng về công tác quản trị nhân sự tại Tổng Công tyChăn Nuôi Việt

1.Đánh giá công tác tổ chức

1.1. Bộ phận tham mưu.

- Bộ phận chuyên trách về quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành khiến cho chiến lược kinh doanh, kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của doanh nghiệp không được nghiên cứu và đề ra đầy đủ đến tổng thể doanh nghiệp và từng bộ phận trong doanh nghiệp.

- Bộ phận chuyên trách về các yếu tố đầu vào khiến cho sự kiểm soát về vật tư kỹ thuật trong doanh nghiệp không được rõ ràng và chính xác, và quá trình lưu chuyển hồ sơ, giấy tờ, văn bản, quyết định trong doanh nghiệp cũng không cập nhật, chậm chạp và không đáp ứng được yêu cầu của thời đại kỹ trị và thời đại công nghệ thông tin.

- Bộ phận chuyên trách về các dịch vụ chăn nuôi mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường.

- Bộ phận chuyên trách về hoạt động trước, trong và sau quá trình sản xuất. Ví dụ như phòng Nghiên cứu và phát triển.

- Bộ phận chuyên trách về hoạt động trước, trong và sau quá trình kinh doanh cung cấp sản phẩm ra thị trường. Ví dụ như phòng marketing.

1.2. Bộ phận sản xuất và kinh doanh.

- Doanh nghiệp đã đầu tư ngoài ngành, ví dụ kinh doanh bất động sản, chứng khoán, đầu tư vào hoạt động du lịch, đồng nghĩa với việc làm phân tán nguồn lực của doanh nghiệp, cũng tức là đi trái lại nguyên tắc tập trung sản xuất và kinh doanh xét theo lý luận căn bản của một chiến lược kinh doanh thành công, đồng thời việc đầu tư ngoài ngành là không trung thành với sứ mệnh của doanh nghiệp.

1.3. Các công ty thành viên.

- Những công ty thành viên cùng ngành nghề hoạt động sản xuất và kinh doanh thiếu sự hỗ trợ nhau vì phân tán trên nhiều địa bàn khác nhau và có cơ chế điều hành khác nhau (do có bộ máy tổ chức riêng) nên không tăng được sức mạnh cạnh tranh vì quy mô nguồn vốn, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất của từng doanh nghiệp thành viên đều khá nhỏ lẻ so với những doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh và những doanh nghiệp nước ngoài có ưu thế trên thị trường.

1.4. Chính sách Tam Nông. (Nông nghiệp – Nông thôn – Nông dân).

- Là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, gắn liền với các sản phẩm nông nghiệp và nông thôn, song mối liên hệ giữa nông nghiệp – nông thôn – nông dân chưa được Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam vận dụng, khai thác trong hoạt động chiến lược phát triển. Thực hiện chính sách Tam Nông là 1 trong những nhiệm vụ của Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam. Tuy vậy, báo cáo kế hoạch phát triển chăn nuôi giai đoạn 2009 - 2012 chưa thể hiện được sự tương hỗ giữa ba phương diện: hoạt động kinh tế của ngành nông nghiệp, trình độ kỹ thuật và công cụ lao động của người nông dân, và sự phát triển đời sống của vùng nông thôn. Cụ thể là chưa có những doanh nghiệp thành viên tham gia vào đời sống nông thôn, hỗ

trợ đời sống nông thôn thông qua những chương trình xóa đói giảm nghèo như đầu tư vốn thúc đẩy sản xuất đại trà thay cho kinh tế nhỏ lẻ và xúc tiến thương mại để tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, tiêu chuẩn hóa nông sản, súc sản, gia cầm, hải sản, cây trồng, thuốc thú y, đồng thời chưa hỗ trợ kỹ thuật cho người nông dân thông qua việc tổ chức những khóa đào tạo kỹ thuật chăn nuôi trực tiếp (cử cán bộ đến địa bàn) hoặc gián tiếp (mở lớp học, đào tạo tự do).

- Trong báo cáo kế hoạch phát triển chăn nuôi năm 2012, Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam mới chỉ có một số hoạt động lẻ tẻ cung cấp cơ sở vật chất như vật tư thiết bị, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, truyền giống nhằm hỗ trợ người nông dân và hoạt động nông nghiệp trong nội địa.

1.5. Phát triển thị trường.

- Hoạt động xuất khẩu chiếm lĩnh thị trường ASEAN, WTO và kinh doanh thương mại (chất lượng, mẫu mã, giá cả, phân phối, quảng bá, thương hiệu) đối với sản phẩm nông nghiệp còn rất hạn chế, thể hiện qua chiến lược kinh doanh giai đoạn 2009 – 2012, Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam chủ yếu tập trung vào duy trì thị trường nội địa, cắt giảm hoạt động ngoại thương. Tỷ lệ những doanh nghiệp thành viên làm nhiệm vụ xuất khẩu nhỏ hơn nhiều so với tỷ lệ những doanh nghiệp thành viên nhập khẩu và kinh doanh nội địa cũng cho thấy phần nào nhận định trên. 1.6. Mối quan hệ Ba Nhà. (Nhà Nước – Nhà Khoa học – Nhà Doanh nghiệp).

- Sự kết hợp thành công mối quan hệ giữa Ba Nhà, Nhà nước – Nhà khoa học – Nhà doanh nghiệp cũng là một nhiệm vụ của Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam. Tuy vậy, trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp chưa hề có phòng chức năng hoặc trung tâm thực hiện chức năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, công nghệ mới, kỹ thuật sản xuất mới, công nghệ chế biến mới và ứng dụng khoa học mới. Do đó, doanh nghiệp chưa có sự thể hiện của phương diện phát minh và ứng dụng khoa học, cũng như chưa có sự thể hiện của chuyên gia tư vấn và những nhà khoa học uy tín trong việc phát triển dự án sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy và quản lý nhân sự tại Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam (Trang 108)