Bảng 4.18: Sản lượng thóc giống tiêu thụ theo chủng loại của công ty năm 2012 Ờ 2014.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường tiêu thụ thóc giống của Công ty cổ phần Tổng công ty giống cây trồng Thái Bình (Trang 93)

theo chủng loại của công ty năm 2012 Ờ 2014.

Đơn vị: tấn

Chủng loại 2012 2013 2014

Tốc độ phát triển (%) 13/12 14/13 BQ Giống lúa lai 8289 10805 4900 130.35 45.35 87.85 Giống lúa thuần 33157 61226 40469 184.65 66.10 125.38

Tổng 41446 72031 45369 173,80 63,00 104,63

(Nguồn: Phòng kinh doanh, 2015)

Bảng trên cho thấy sản lượng tiêu thụ của chủng loại giống lúa thuần của tổng công ty giống cây trồng Thái Bình trong năm 2013 đạt 61226 tấn, tăng hơn năm 2012 là 84,65%, tương đương 28069 tấn. Năm 2014 giảm so với năm 2013 là 33,9% tương đương 20757 tấn. Tốc độ phát triển bình quân trong 3 năm của giống lúa thuần là 25,38%/năm. Đối với chủng loại giống lúa lai, do có số lượng các loại

sản phẩm ắt, lại không được nhiều NTD ưa chuộng như giống lúa thuần nên mức tiêu thụ còn khá khiêm tốn. Năm 2013 giống lúa lai tiêu thụ được 10805 tấn,tăng so với năm 2012 là 30,35% tương đương với 2516 tấn. Năm 2014 sản lượng lúa lai tiêu thụ giảm so với năm 2013 là 54,65%, tương đương với 5905 tấn . Tốc độ giảm bình quân qua 3 năm của chủng loại giống này là 23,12%/năm. Những con số trên cho thấy xu hướng tiêu thụ của công ty cũng như xu hướng nhu cầu của thị trường luôn luôn biến động, rất khó nắm bắt được. Công ty cần xây dựng cho mình những chiến lược kinh doanh, chiến lược phát triển thị trường theo xu hướng của khách hàng, của thị trường để giữ ổn định và phát triển mức tiêu thụ cho công ty.

Thóc giống muốn phát triển tốt đồng nghĩa với nền nông nghiệp phải phát triển, để nền nông nghiệp phát triển thì cần có sự đầu tư về vốn, công sức và kỹ thuật của con người. Ở mỗi địa phương, với mỗi loại khắ hậu, đất gieo trồng khác nhau, công ty cần phối hợp với các đơn vị sản xuất để sản xuất các loại thóc giống phù hợp đáp ứng tốt nhu cầu của NTD. Trồng trọt ở hầu hết các vùng nông thôn, thành thị ở Việt Nam nhất là các khu vực chuyên sản xuất hàng loạt theo vùng sẽ là thị trường lớn của công ty.

-Chưa tạo được sự chuyển biến rõ rệt trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, chủng loại, bao gói và mẫu mã sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức.

4.2.6.1. Nguyên nhân

Những hạn chế trong công tác phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thóc giống của tổng công ty giống cây trồng Thái Bình bắt nguồn từ những nguyên nhân sâu bên trong và bên ngoài công ty. Nhằm tìm ra những giải pháp khắc phục, công ty cần tìm hiểu rõ nguyên nhân của những hạn chế ấy là gì.

Nguyên nhân bên trong

- Nhân lực là một yếu tố mang tắnh chủ quan và rất khó có thể kiểm soát. Chất lượng nhân lực trong công ty là yếu tố tạo lên thành công cho các hoạt động kinh doanh, phát triển thị trườngẦĐánh giá trình độ của nhân lực là rất khó, chắnh vì thế công tác phân bổ nhân lực của công ty đã

không được hợp lý, khoa học dẫn đến hiệu quả các hoạt động khác của công ty cũng theo đó giảm sút.

- Tài chắnh là nguồn lực có hạn. Việc phân bổ kinh phắ của công ty có ảnh hưởng rất lớn tới từng hoạt động trong quá trình kinh doanh. Để đảm bảo mục tiêu bảo toàn vốn, đảm bảo mục tiêu chi trả cổ tức cho các cổ đông và mục tiêu đảm bảo thu nhập cho người lao động bắt buộc công ty phải cắt giảm chi phắ cho các hoạt động hỗ trợ công tác phát triển thị trường.

-Thương hiệu Thaibinhseed của công ta đã có trên thị trường hơn 40 năm, đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường và trong lòng NTD. Ngoài những thuận lợi mang lại, thương hiệu cũng có mặt trái của nó. Thương hiệu giúp khách hàng mới có thể nhận diện được sản phẩm của công ty, nhưng với cơ chế thị trường hiện nay hàng nhái, hàng giả tràn lan. Nếu công ty không có chắnh sách đổi mới bộ nhận diện để giúp khách hàng tránh hàng giả thì uy tắn của công ty sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, dẫn đến hậu quả xấu là ảnh hưởng tới các hoạt động của công ty, đặc biệt là công tác phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thóc giống.

-Bộ sản phẩm của công ty tuy phong phú đa dạng nhưng so với nhu cầu biến đổi và yêu cầu ngày càng cao của thị trường thì đây vẫn là vấn đề mà công ty cần chú trọng đầu tư. Công ty cần nghiên cứu ra nhiều giống mới có ưu điểm hơn những giống lúa hiện có trên thị trường để có thể thúc đẩy công tác phát triển thị trường cho công ty.

-Xu hướng của nguời tiêu dùng là sản phẩm rẻ, nhưng vẫn có tư duy Ộtiền nào của ấyỢ. Nếu công ty định giá bán thấp quá so với các sản phẩm cùng laoij trên thị trường thì sẽ gây cho NTD không tin tưởng vào chất lượng sản phẩm của công ty. Hiện nay công ty đang có mức giá cao hơn so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường từ 2- 3 nghìn đồng/kg. Công ty cần có chắnh sách giá mới hơn để có thể nâng cao mức hài lòng của NTD đối với sản phẩm của mình.

-Hệ thống kênh phân phối của công ty có nhược điểm là không được tiếp xúc trực tiếp với NTD nhiều. Dẫn đến khó có thể nắm bắt kịp thời những thay đổi trong nhu cầu của thị trường.

Nguyên nhân bên ngoài

-Các chắnh sách của nhà nước luôn luôn thay đổi, chắnh vì thế việc công ty nắm bắt không kịp thời sự biến đổi đó sẽ dẫn đến việc các hoạt động của công ty có thể đi sai xu hướng phát triển của xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến công tác lập chiến lược phát triển thị trường của công ty.

-Công tác nghiên cứu thị trường của công ty tìm hiểu không rõ những phong tục tập quán, thói quen của NTD tại thị trường nghiên cứu đã dẫn đến nhiều sai sót trong công tác xác định thị trường mục tiêu.

-Việc tạo mối quan hệ thân thiết với các khách hàng sẽ là cầu nối vững chắc giữa công ty và NTD cuối cùng. Công ty không đầu tư nhiều đến các công tác quan hệ này.

-Đối thủ cạnh tranh là chủ thể không thể thiếu khi công ty nghiên cứu, lập chiến lược kinh doanh cũng như các hoạt động khác. Việc công ty không chú trọng tới công tác nghiên cứu, quan sát các đối thủ sẽ dẫn đến những hậu quả khó khắc phục khi tiến hành các hoạt động phát triển thị trường.

4.3. Định hướng và giải pháp phát triển thị trường

4.3.1. Định hướng

Căn cứ vào chiến lược phát triển của công ty trong giai đoạn 2015- 2020 và những mục tiêu đang hướng tới để đề ra các định hướng cần thực hiện của công ty trong những năm tới đây.

- Mở rộng thị trường tiêu thụ thóc giống: ổn định thị trường phắa Bắc, Trung và tiến sâu hơn vào thị trường miền Nam.

- Cần phải tắch cực hơn nữa trong việc củng cố và xây dựng hệ thống đại lý, đặc biệt là hệ thống đại lý sát với NTD để đảm bảo cho việc phát triển thị trường,

tăng trưởng doanh thu, sản lượng theo kế hoạch đã đề ra và giữ được lợi nhuận cho công ty.

- Cần phải chú trọng hơn nữa trong công tác nghiên cứu thị trường, lập chiến lược phát triển thị trường, chuẩn bị hàng hoá, tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm để phục vụ một cách đầy đủ, kịp thời, một cách tốt nhất cho nhu cầu thị trường. - Tìm ra những sản mới nhằm nâng cao chất lượng cũng như tắnh cạnh tranh của sản phẩm.

- Tăng dịch vụ bán hàng và sau bán hàng.

- Bổ sung chức năng MKT cho phòng thị trường, tắch cực đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao kỹ năng nghiên cứu thị trường cho nhân viên trong phòng.

- Quan tâm đúng mức công tác hỗ trợ phát triển thị trường tiêu thụ như vận chuyển, dự trữ, lưu kho và thu hồi hàng hóa.

4.3.2. Căn cứ đề xuất giải pháp

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của tổng công ty giống cây trông Thái Bình và những yếu tố ấy nằm ở ngay bên trong cũng như bên ngoài công ty. Hai yếu tố này luôn luôn tương tác với nhau và dẫn đến nhiều tác động theo nhiều chiều hướng khác nhau. Nếu biết kết hợp chúng với nhau thì sẽ có được những cơ hội cũng như giải pháp cho công ty trong công tác phát triển thị trường của mình trong thời gian tới. Căn cứ vào sự lết hợp giữa yếu tố bên trong (thuận lợi, khó khăn) và yếu tố bên ngoài (cơ hội, thách thức) để đề ra những giải pháp hữu hiệu cho công ty.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường tiêu thụ thóc giống của Công ty cổ phần Tổng công ty giống cây trồng Thái Bình (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w