theo chủng loại của công ty năm 2012 Ờ 2014.
Đơn vị: Tấn
Một số sản phẩm chắnh 2012 2013 2014 13/12Tốc độ phát triển (%)14/13 BQ
Tổng 41446 72031 45369 173.80 63.00 118.39
Giống lúa lai 8289 10805 4900 130.35 45.35 87.85
Nhị ýu 838 1201 1355 550 112.82 40.59 76.71
Thái Xuyên 111 2938 3620 1400 123.21 38.67 80.94
CNR 36 4150 5830 2950 140.48 50.60 95.54
Giống lúa thuần 33157 61226 40469 184.65 66.10 125.38
BC 15 16300 26400 15500 161.96 58.71 110.34 TBR 45 2257 3700 2776 163.93 75.03 119.48 TBR 36 5700 8380 4000 147.02 47.73 97.38 TBR 1 8900 13566 6830 152.42 50.35 101.39 OM 8017 0 1105 530 _ 47.96 _ TBR 288 0 1645 926 _ 56.29 _ ĐH 18 0 2360 1852 _ 78.47 _ TBR 27 0 2100 1240 _ 59.05 _ TBR 117 0 1970 1300 _ 65.99 _ TBR 225 0 0 2005 _ _ _ ĐA 1 0 0 3510 _ _ _
(Nguồn: Phòng kinh doanh,2015)
Qua bảng trên ta thấy với giống lúa thuần, nhóm này gồm 11 loại tiêu biểu: BC 15, TBR 45, TBR 36, TBR 1, OM 8017, TBR 288, ĐH 18, TBR 27, TBR 117,
TBR 225, ĐA 1. Ta có thể nhận thấy BC 15 đã trở thành sản phẩm chủ lực của công ty trong 3 năm từ khi đưa vào thị trường tiêu thụ, năm 2013 lượng tiêu thụ giống này của công ty tăng 61,96% so với 2012, đây là một con số ấn tượng và đáng mừng cho công ty khi đưa sản phẩm vào tiêu thụ đầu năm 2013. Nhưng đến năm 2014 sản lượng tiêu thụ của BC 15 giảm 41,29% so với năm 2013, và tốc độ tăng tiêu thụ của BC 15 bình quân trong 3 năm 10,34%/năm. Mức tiêu thụ qua các năm của 2 giống lúa TBR 1 và TBR 36 có có xu hướng ngang nhau và giảm trong năm 2014. Tuy mới được đưa vào tiêu thụ nhưng ĐH 18 đã cho thấy triển vọng trong tương lai bằng con số tiêu thụ trong năm đầu tiên được đưa ra thị trường. Những loại giống lúa thuần mới được công ty đưa vào sản xuất tiêu thụ năm 2013 phần nào đã làm cho mức tiêu thụ của các giống cũ giảm đi. Mặc dù trong trạng thái tất cả các loại giống đều bị sụt giảm mức tiêu thụ thì ĐA 1 lại khẳng định mình với mức tiêu thụ 3510 tấn. Dù mới được đưa vào tiêu thụ năm 2014 nhưng ĐA 1 đã cho thấy tiềm năng khai thác từ giống lúa mới này. Trong những năm tới, công ty nên đầu tư nhiều hơn cho giống lúa ĐA 1 này. Trong 3 năm 2102- 2104, dù mức tiêu thụ có xu hướng giảm nhưng giống lúa thuần vẫn luôn được NTD ưa chuộng nhất.
Đối với nhóm giống lúa lai, công ty cũng đạt được những thành tắch đáng kể trong công tác tiêu thụ sản phẩm với các sản phẩm nổi trội như: CNR 36, năm 2013 tăng 49,48% so với 2012. Nhưng năm 2014 sản lượng tiêu thụ của CNR 36 giảm 49,4% so với năm 2013, khiến cho khối lượng tiêu thụ của giống lúa này bình quân 3 năm giảm 4,46%/năm. Cũng có cùng xu hướng với giống CNR 36, Thái xuyên 111 và Nhị ưu 838 trong nhóm giống lúa lai qua 3 năm 2012- 2014 cũng có khối lượng tiêu thụ giảm đi, bình quân 3 năm mức giảm khối lượng tiêu thụ của hai giống này khoảng 19- 23%/năm.
Như ta thấy, mức độ tiêu thụ thóc giống của công ty năm 2013 tăng nhưng sang năm 2014 lại bị giảm nhanh chóng. Điều này được lý giải rằng, trong khi các giống lúa chất lượng cao của đối thủ cạnh tranh xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường thì công ty lại cắt giảm chi phắ cho các hoạt động phát triển thị trường, các hoạt động Marketing. Điều này khiến cho công tác nghiên cứu thị trường của công ty không hiệu quả dẫn đến việc xác định nhu cầu thực sự của khách hàng không
chắnh xác, hậu quả là công ty mất đi thị phần tại Hưng Yên, Thanh Hóa do bị công ty CP giống cây trồng TW chiếm. Hơn nữa, những sản phẩm mới đưa vào sản xuất, tiêu thụ năm 2013 chưa được nhiều NTD biết đến và đặt lòng tin thì năm 2014 công ty lại giảm cường độ quảng cáo, khiến cho mức độ tiếp cận với NTD của những sản phẩm mới này giảm mạnh mẽ.