Tình hình phát triển thị trường nông sản ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường tiêu thụ thóc giống của Công ty cổ phần Tổng công ty giống cây trồng Thái Bình (Trang 39)

2.2.1.Tình hình phát triển thị trường nông sản trên thế giớ

2.2.2Tình hình phát triển thị trường nông sản ở Việt Nam

Tình hình phát triển thị trường gạo ở Việt Nam

Việt Nam từ một nước thiếu lương thực của những thập niên 80, 90 thế kỷ trước thì những năm về sau Việt Nam đã vươn mình trở thành một nước xuất gạo lớn thế giới. Năm 2012 Việt Nam đã xuất khẩu được 7,72 triệu tấn gạo đứng thứ hai thế giới, Ấn Độ xuất khẩu 9,5 triệu tấn đứng thứ nhất, Thái Lan đứng thứ ba với 6,9 triệu tấn.

Tuy vậy, do phải đối mặt với áp lực cạnh tranh cao và sụt giảm nhu cầu của các thị trường truyền thống như Malaysia, Philippines và Indonesia, năm 2013, cả nước chỉ xuất khẩu được gần 6,6 triệu tấn gạo, giảm hơn 1,4 triệu tấn (tức giảm 17,76%) so với năm 2012, kim ngạch đạt gần 2,93 tỷ USD (giảm 20,36%). Bước sang năm 2014, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 10 năm 2014 ước đạt 669 nghìn tấn

với giá trị 317 triệu USD đưa khối lượng xuất khẩu gạo 10 tháng năm 2014 ước đạt 5,68 triệu tấn và 2,59 tỷ USD, giảm 2,7% về khối lượng, nhưng lại tăng 1,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Thị trường xuất khẩu lớn nhất năm 2014 là Trung Quốc chiếm 32,48%. Thị trường Philippines cũng có sự tăng trưởng đột biến trong 9 tháng đầu năm với mức tăng gấp 3,19 lần về khối lượng và gấp 3,23 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Mặc dù diễn biến tình hình thị trường có nhiều khó khăn và cạnh tranh gay gắt nhưng theo số liệu thống kê của cơ quan Hải quan: Trong năm 2014, gạo Việt Nam đã được xuất khẩu sang 135 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, bao gồm cả những thị trường khó tắnh như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Xinh-ga-po...Trong đó, thị trường Châu Á chiếm gần 77%, tăng trưởng gần 24 %, thị trường Châu Mỹ chiếm trên 7,6%, tăng trưởng trên 4,6%, thị trường Châu Úc chiếm 0,88%, tăng trưởng trên 12%, thị trường Trung Đông chiếm trên 1,2 %, tăng trưởng gần 33% về lượng so với cùng kỳ năm 2014. Các thị trường xuất khẩu trọng điểm truyền thống của Việt Nam cơ bản được giữ vững và có tăng trưởng đáng kể. Theo thống kê của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, thị trường Phi- lắp-pin tăng trưởng trên 285%, thị trường In-đô-nê-xia tăng trưởng gần 128%, thị trường Trung Đông tăng trưởng gần 33% về lượng so với cùng kỳ năm 2013. Cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu tiếp tục chuyển dịch theo chiều hướng tắch cực, gạo cấp thấp đã giảm trên 28% về lượng, thay vào đó là tăng trưởng mạnh xuất khẩu gạo thơm đạt trên 1,52 triệu tấn, tăng gần 35% về lượng so với cùng kỳ năm 2013.

Để có được những thành công như ngày hôm nay, Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng những chắnh sách, chiến lược mang tầm quốc gia. Chẳng hạn như chắnh sách quy định điều kiện DN xuất khẩu gạo. Ngày 4/11/2010, Chắnh phủ ban hành Nghị định 109/NĐ-CP/2010 về kinh doanh xuất khẩu gạo. Theo đó, thương nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, nếu đáp ứng đủ các điều kiện và được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, DN muốn kinh doanh xuất khẩu gạo phải đảm bảo ắt nhất hai điều kiện cần, đó là: có ắt nhất 1 kho chuyên dùng dự trữ tối thiểu 5.000 tấn lúa; sở hữu ắt nhất 1 cơ sở xay xát thóc với

công suất tối thiểu là 10 tấn thóc/giờ tại các tỉnh, thành phố có thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu hoặc có cảng biển xuất khẩu thóc, gạo.

Mục tiêu của chắnh sách này là giảm bớt các đầu mối xuất khẩu nhằm tránh hiện tượng tranh mua, tranh bán. Hệ quả của chắnh sách này là tập trung xuất khẩu vào một số DN lớn, loại bỏ các DN nhỏ vì khó đáp ứng được hai điều kiện trên. Tuy nhiên, chắnh sách này không đạt được mục tiêu liên kết nhà xuất khẩu với nông dân. Chắnh sách này vô hình trung tạo ra thêm một tầng lớp nữa giữa nông dân và các DN xuất khẩu. Đó là các DN thu gom cho các DN xuất khẩu. Việc tập trung xuất khẩu vào một số ắt DN khiến các DN lớn này có xu hướng tìm các thị trường xuất khẩu những lô lớn các loại gạo chất lượng thấp với giá rẻ thay vì tìm kiếm xuất khẩu tại các thị trường ngách các loại gạo có chất lượng cao, với giá bán cao hơn. Chắnh sách này cũng gây khó khăn cho các DN nhỏ có liên kết với nông dân để sản xuất các giống lúa chất lượng cao, lúa hữu cơ, đặc sản địa phương, có thị trường đầu ra ổn định, lợi nhuận cao và tắnh cạnh tranh cao, nhưng lại không thể trực tiếp xuất khẩu do không đủ điều kiện về kho chứa, hệ thống xay xátẦ

Công tác điều hành xuất khẩu gạo cơ bản đã đạt được các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu, góp phần tiêu thụ hết thóc, gạo hàng hóa, với mức giá được duy trì ổn định ở mức cao trong năm, có lợi cho nông dân; góp phần bảo đảm cân đối cung-cầu, thị trường thóc, gạo trong nước ổn định. Các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo và Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã và đang nỗ lực triển khai thực hiện liên kết sản xuất, tiêu thụ thóc gạo với người nông dân, từng bước nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam.

Tình hình phát triển thị trường cà phê ở Việt Nam

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2014 đạt 1,3 triệu tấn với mức kim ngạch xuất khẩu đạt 2,7 tỷ USD, giảm 24,8% về lượng và 25,9% về kim ngạch. Nếu so với các năm trước đây, năm 2013 là năm mà ngành hàng cà phê đã bị sụt giảm đáng kể về lượng xuất khẩu cũng như kim ngạch xuất khẩu.

Xét trong vòng 5 năm trở lại đây, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ngày càng tăng trưởng trong 4 năm đầu (từ năm 2010 đến năm 2013) với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 17,7%/năm. Điều này cho thấy các thị trường chắnh nhập khẩu mặt hàng này ngày càng ưa chuộng cà phê Việt Nam và số lượng thị trường xuất khẩu của mặt hàng cà phê ngày càng được mở rộng (năm 2009 cà phê Việt Nam xuất khẩu được sang 74 thị trường, đến hết năm 2013 đã lên tới 86 thị trường). Tuy nhiên, với tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này tại các thị trường nhập khẩu hiện đang giảm mạnh do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, tình hình thiên tai dịch bệnh (như mưa đá, thiếu nước tưới, bệnh gỉ sắt) làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cũng như chất lượng của mặt hàng cà phêẦ dẫn đến việc xuất khẩu cà phê của nước ta trong năm 2014 sụt giảm cả về lượng, cả về kim ngạch.

Về thị trường xuất khẩu, cà phê của Việt Nam chủ yếu vẫn xuất khẩu sang khu vực châu Âu, thống kê chắnh thức trong năm 2014 xuất khẩu cà phê sang khu vực này đạt 568,0 nghìn tấn với kim ngạch là 1,2 tỷ USD (giảm 13,7% về lượng, giảm 15,6% về kim ngạch so với năm 2013). Có 13 thị trường tại châu Âu nhập khẩu cà phê của Việt Nam thì có tới 11 thị trường đã giảm nhập khẩu so với các năm trước, chỉ có nhập khẩu cà phê từ 2 thị trường là Anh tăng 13,1% về lượng, tăng 6,9% về kim ngạch và Nga tăng 11,2% về lượng, tăng 13,0% về kim ngạch.

Châu Á là khu vực nhập khẩu cà phê lớn thứ hai của Việt Nam trong năm 2014, đạt 269,0 nghìn tấn với kim ngạch đạt 598,9 triệu USD, giảm 21,8% về lượng và giảm 20,6% về kim ngạch so với năm 2013. Có 11 thị trường thuộc khu vực châu Á nhập khẩu cà phê từ Việt Nam, trong đó xuất khẩu sang Nhật Bản và Trung Quốc dẫn đầu, cụ thể xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 78,1 nghìn tấn với kim ngạch 167,6 triệu USD, sang Trung Quốc đạt 37,1 nghìn tấn với kim ngạch 96,2 triệu USD. Đáng chú ý là xuất khẩu sang Ấn Độ và I-xra-en có dấu hiệu tăng trưởng so với năm 2013, xuất khẩu sang Ấn Độ tăng 3,8% về lượng và 4,8% về kim ngạch, sang I-xra-en tăng 11,0% về lượng và 16,8% về kim ngạch.

Châu Phi được đánh giá là khu vực tiềm năng về tiêu thụ cà phê, nhưng theo thống kê năm 2014, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang khu vực này chỉ đạt 38,1 nghìn tấn với kim ngạch 74,5 triệu USD (giảm 15,9% về lượng và 17,1% về kim ngạch so với năm 2013) trong đó 3 thị trường nhập khẩu chắnh của Việt Nam tại khu vực này là An-giê-ri, Nam Phi và Ai Cập đều giảm so với năm 2013 cả về lượng, cả về kim ngạch.

Cà phê được xuất khẩu sang 70 quốc gia trên thế giới, trong đó 14 thị trường đứng đầu đã chiếm đến 80% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước. Trong mùa vụ 2013/2014, Đức đã vượt lên trên Mỹ để trở thành nước nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam. Với lượng nhập khẩu tăng mạnh, Bỉ trở thành thị trường cà phê lớn thứ ba của Việt Nam. Xuất khẩu cà phê chế biến, cà phê rang, cà phê xay và cà phê hòa tan ngày càng tăng trong vài năm trở lại đây, dự báo xuất khẩu các mặt hàng này mùa vụ 2013/14 khoảng 55 ngàn tấn, tăng 21% so với mùa vụ trước, với các thị trường chắnh là Trung Quốc, Nga, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ.

Tình hình phát triển thị trường chè ở Việt Nam

Những bất ổn trên thị trường bất động sản và tài chắnh Mỹ trong năm 2008 đã biến thành cơn bão tàn phá kinh tế và tài chắnh toàn cầu. Khủng hoảng tài chắnh đã nhanh chóng tác động vào các ngành sản xuất, xuất khẩu và dịch vụ, không một ngành hàng nào nằm ngoài vùng ảnh hưởng của nó. Nhu cầu nhập khẩu và khả năng thanh toán tại các thị trường lớn này sút giảm, gây ảnh hưởng tới nhiều nước xuất khẩu trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh các mặt hàng khác đều có nguy cơ giảm về chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu đã đề ra thì chè là một trong số ắt mặt hàng của ngành nông nghiệp đặt chỉ tiêu.

Theo số liệu thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu chè của cả nước đạt 51.744 tấn, trị giá 63.813.202 USD, tăng 13,7 % về lượng và tăng 4,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu mỗi năm ngành chè thu về khoảng 130- 140 triệu USD. Có thể nói, sau cây lúa,chè là sản phẩm nông nghiệp chủ lực có giá trị và chất lượng rất cao ở Việt Nam. Chắnh phủ và Nhà nước cũng

có nhiều chắnh sách quan tâm đặc biệt tới ngành trồng chè tại Việt Nam: Năm 2013, số liệu thống kê diện tắch trồng chè của cả nước là 131 nghìn ha. Theo kế hoạch đến 2015 sẽ nâng diện tắch này lên 150 nghìn ha.

Từ năm 2007, ngành chè đều có tốc độ tăng trưởng từ 7-9%/năm. Năm 2012, lượng xuất khẩu chắnh ngạch đạt 110 ngàn tấn, kim ngạch thu về là 130 triệu USD. Việt Nam có 34/65 tỉnh, thành phố có diện tắch trồng chè, chủ yếu tập trung ở trung du và miền núi với gần 130 ngàn ha. Hiện có khoảng 650 nhà máy chế biến chè (công suất từ 2 đến 10 tấn nguyên liệu chè búp tươi/ngày) và hàng ngàn hộ dân lập xưởng để chế biến chè tại gia đình. Đội ngũ làm chè lên tới 3 triệu lao động, chiếm 50% tổng số dânsống trong vùng chè. Chè trở thành cây xóa đói giảm nghèo tại các vùng trung du miền núi.

Sản phẩm chè Việt Nam đã có mặt trên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó thương hiệu ỘChevietỢ đã được đăng ký và bảo hộ tại 70 thị trường quốc gia và khu vực. Pakistan, Nga, Đài Loan, Trung Quốc là những quốc gia và vùng lãnh thổ đứng đầu về nhập khẩu chè từ Việt Nam. Việt Nam đang là quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng và xuất khẩu chè, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Sri Lanka, Kenya.

Có thể thấy vai trò quan trọng của ngành chè trong nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên hiện nay giá chè Việt Nam chỉ bằng nửa giá chè xuất khẩu bình quân trên thế giới. Hiện giá chè xuất khẩu bình quân của Việt Nam chỉ ở mức khoảng 1.100 USD/tấn, trong khi giá bình quân trên thị trường thế giới là 2.200 USD/tấn

Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát triển ngành chè trong nước do đó để đảm bảo tắnh bền vững trong phát triển ngành chè Việt Nam, để có thể giữ vững và phát huy những giá trị về kim ngạnh xuất khẩu mà ngành chè đã đạt được trong những năm vừa qua, thì việc nghiên cứu, tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao giá chè, tạo thương hiệu chè Việt Nam trên thị trường thế giới là điều vô cùng cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đã và đang hội nhập ngày càng

sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, ngày cành chịu nhiều sự cạnh tranh của các nền kinh tế khác như hiện nay.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường tiêu thụ thóc giống của Công ty cổ phần Tổng công ty giống cây trồng Thái Bình (Trang 39)