0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

Hai Chu tố Mặc định khác: Hƣớng và Đích (Direction and Goal)

Một phần của tài liệu CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN CỦA CÂU CÓ VỊ NGỮ LÀ VỊ TỪ MANG Ý NGHĨA TRAO TẶNG (Trang 108 -108 )

CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN RÚT GỌN VÀ MỞ RỘNG CỦA CÂU VỚI VỊ TỪ TRAO/TẶNG

3.3.2 Hai Chu tố Mặc định khác: Hƣớng và Đích (Direction and Goal)

Như đã phân tích, các vị từ có ý nghĩa trao/tặng thể hiện một hành động chuyển vị, tức là một hành động có hướng/có đích: Tác thể tác động tới Đối thể khiến cho Đối thể dịch chuyển tới Tiếp thể, hoặc vào trong phạm vi kiểm soát - sở hữu của Tiếp thể. Như vậy Tiếp thể sẽ kiêm cả vai nghĩa Đích. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp với vị từ gửi, hai vai nghĩa này được phân cho hai/ba đối tượng riêng biệt, tức là trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu, ngoài ba diễn tố Tác thể, Tiếp thể và Đối thể còn có hai tham thể riêng biệt khác có thể hoạt động như một diễn tố: Hướng và/hoặc Đích, ví dụ:

- Cô ấy gửi thư đến trường cho tôi. - Cô ấy gửi thư ra Hà Nội cho tôi.

- Cô ấy gửi thư ra Hà Nội đến trường cho tôi

Tương tự như Tiếp thể trung gian, hai tham thể Hướng và Đích là những tham thể cố hữu (inherent) được giả định trong ngữ nghĩa của vị từ gửi.

Chúng hoàn toàn có khả năng thay thế cho Tiếp thể khi Tiếp thể vắng mặt. Ví dụ:

- Cô ấy gửi bức thư ấy ra Hà Nội. She sent the letter to Hanoi. - Cô ấy gửi bức thư ấy đến trường.

She sent the letter to the school. - Cô ấy gửi (ra) Hà Nội bức thư ấy.

She sent Hanoi the letter. - Cô ấy gửi (đến) trường bức thư ấy.

She sent the school the letter.

Khảo sát cho thấy hai Chu tố Mặc định Hướng và Đích không chỉ xuất hiện trong câu với vị từ gửi mà còn xuất hiện trong câu với nhiều vị từ khác

- Những bài hát ấy truyền đời này sang đời khác, từ vùng núi này qua vùng núi khác, từ Hà Giang đến Lào Cai xuống Tây Bắc, lên Trường Sơn, sang Thượng Lào

(Tô Hoài - Truyện Tây Bắc)

- Dâng lên tới Đảng cả niềm tin chiếu sáng ngời

(Huy Thục – Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân)

(trong ví dụ này Đảng là Tiếp thể, nhưng được đánh dấu bằng cả lên chỉ

Hướng và tới chỉ Đích, chứ không đánh dấu bằng cho như các Tiếp thể bình thường khác).

- A degree from the University of Sheffield, one of the UK‟s leading universities, will give you a great start to a successful career.

Tấm bằng của Đại học Sheffield - một trong những đại học hàng đầu của Vương quốc Anh sẽ cho bạn một bước khởi đầu tuyệt vời tới một sự nghiệp thành đạt.

Một điểm thú vị là khi cả Tiếp thể và Hướng/Đích đều cùng xuất hiện thì chúng được đánh dấu bằng những giới từ khác nhau chứ không có sự lặp lại. Ví dụ:

- Cô ấy gửi thư đến trường cho tôi.

She sent the letter to school for me. - Cô ấy gửi thư ra Hà Nội cho tôi.

She sent the letter to Hanoi for me. *She sent me the letter to Hanoi. *She sent the letter to Hanoi to me.

Tuy nhiên, trong tiếng Anh, kết cấu She sent the letter to school for me / She sent the letter to Hanoi for me không phổ biến và có phần gượng ép. Trong

những trường hợp như thế này, Tiếp thể được thể hiện qua quan hệ gián tiếp với Đích hoặc Địa điểm, chẳng hạn như:

- She sent the letter to my school address. - She sent the letter to my Hanoi address.

Đây là một điểm khác biệt khá rõ giữa tiếng Việt và tiếng Anh: khi cùng xuất hiện, cả Hướng/Đích và Tiếp thể được “hoà đúc” vào một giới ngữ to my school/Hanoi address trong khi tiếng Việt các tham thể này thường được thể

hiện bằng những giới ngữ tách biệt đến trường/ ra Hà Nội / cho tôi chứ hiếm khi tích hợp lại như Cô ấy gửi thư đến địa chỉ ở trường của tôi hay Cô ấy gửi

thư đến địa chỉ của tôi ở Hà Nội. Điều quan trọng nữa là trong tiếng Việt,

khi các tham thể này đều cùng xuất hiện, chúng tuân theo một trật tự nhất định. Người ta chỉ có thể nói:

- Cô ấy gửi thư đến trường cho tôi. - Cô ấy gửi thư ra Hà Nội cho tôi.

mà không thể chấp nhận:

*Cô ấy gửi thư cho tôi đến trường. *Cô ấy gửi thư cho tôi ra Hà Nội.

Lý do cụ thể quy định những trật tự này sẽ được thảo luận kỹ hơn ở chương sau.

Những lập luận trên cho phép kết luận rằng Hướng/Đích là một trong những Chu tố Mặc định trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ trao/tặng: nó không phải là diễn tố - tham thể bắt buộc đối với vị từ, nhưng cũng không phải hoàn toàn tuỳ nghi như các chu tố bình thường; nó được giả định sẵn trong ngữ nghĩa của vị từ và có vị trí nhất định trong cấu trúc câu (cả cấu trúc ngữ nghĩa và cấu trúc cú pháp).

Như vậy, Bảng 8 tiếp tục được bổ sung, chỉnh lý lại thành Bảng 9 sau đây:

Diễn tố Chu tố 1 2 3 Chu tố Mặc định Chu tố Phi Mặc định Tác thể Chủ thể Nguồn Địa điểm Công cụ Tiếp thể Đích Nghiệm thể Địa điểm Đắc lợi thể Thụ thể Đối thể Tạo thể Công cụ

Tiếp thể trung gian Phương tiện Công cụ Hướng Đích Thời gian Phương thức Lý do v.v..

Bảng 9: Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ send/gửi

Một phần của tài liệu CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN CỦA CÂU CÓ VỊ NGỮ LÀ VỊ TỪ MANG Ý NGHĨA TRAO TẶNG (Trang 108 -108 )

×