0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

TRẬT TỰ THAM THỂ TRONG CÂU VỚI DIỄN TỐ VÀ CHU TỐ MẶC ĐỊNH

Một phần của tài liệu CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN CỦA CÂU CÓ VỊ NGỮ LÀ VỊ TỪ MANG Ý NGHĨA TRAO TẶNG (Trang 149 -149 )

TRÊN CẤU TRÚC CÚ PHÁP CỦA CÂU VỚI VỊ TỪ TRAO/TẶNG

4.3 TRẬT TỰ THAM THỂ TRONG CÂU VỚI DIỄN TỐ VÀ CHU TỐ MẶC ĐỊNH

Anh nhưng lại được xuất hiện hiển ngôn trong câu chủ động tiếng Việt với đại từ bất định ai. Rõ ràng hai câu này không thể là tương đương tuyệt đối của

nhau. Tuy nhiên, cả Tác thể lẫn Tiếp thể trong câu tiếng Việt đều là những đối tượng bất định người ta và ai. Do tính bất định đó của Tác thể và Tiếp

thể, món tiền thưởng 10 ngàn đô la vẫn có độ nổi bật cao hơn cả và là tiêu

điểm trong sự tình trao/tặng. Điều này giúp cho câu tiếng Việt phản ánh được nội dung cơ bản của câu bị động tiếng Anh, tức là tạo cho nó tính khả chấp đối với người Việt. Đây cũng là những điểm người Việt học tiếng Anh, hoặc người nói tiếng Anh học tiếng Việt cần hết sức lưu ý.

4.3 TRẬT TỰ THAM THỂ TRONG CÂU VỚI DIỄN TỐ VÀ CHU TỐ MẶC ĐỊNH ĐỊNH

Mục 4.2 ở trên đã đề cập tới sự lựa chọn một trong 3 tham thể là Tác thể, Tiếp thể và Đối thể làm TR và hai tham thể kia làm LM. Sự lựa chọn này

chủ yếu tuỳ thuộc vào chủ quan của người phát ngôn, đồng thời cũng tuỳ thuộc vào đặc trưng, tính chất của chính các đối tượng tham gia sự tình. Sự tình trao/tặng là một sự tình có quá trình động, diễn tiến theo không gian, thời gian, và người phát ngôn có thể chú tâm đến từng „chiết đoạn‟ hay pha (phase) khác nhau trong quá trình đó khi mô tả sự tình. Nói cách khác, người phát ngôn có thể chọn đưa lên cận cảnh một chiết đoạn nào đó của sự tình, còn các chiết đoạn khác bị đẩy về hậu cảnh. Điều này không những đã tác động tới trật tự từ của các thành phần câu thể hiện các tham thể, như đã trình bày ở mục 4.2, mà còn tác động tới vai nghĩa của các tham thể, và cuối cùng là tới cách thức đánh dấu các vai nghĩa ấy trên cấu trúc cú pháp.

Chẳng hạn như trong ví dụ đã dẫn:

- Nó sẵn sàng biếu cuốn sách này cho bất kỳ ai muốn có.

của Nguyễn Thị Quy (1995) thì cận cảnh là quan hệ TR-LM1 giữa Tác thể nó và Đối thể cuốn sách này, còn LM2 bất kỳ ai lùi về hậu cảnh. Tính bất định, mức độ tham gia yếu vào sự tình trao/tặng của Tiếp thể khiến nó chỉ là một cái Đích dự định (intended Goal), hoặc chỉ là Hướng (Direction) dịch chuyển của Đối thể mà thôi. Điều này cho phép tác tử đánh dấu (marker) cho có thể

xuất hiện. Trái lại, khi có Đích xác định, tức là Tiếp thể LM2 đã rõ ràng, quan hệ TR-LM2 cũng như quan hệ liên nhân giữa Tác thể và Tiếp thể vào cận cảnh, cho không thể xuất hiện.

Tương tự, tuỳ theo sự quan tâm của người phát ngôn tới một chiết đoạn cụ thể nào đó của sự tình trao/tặng mà trong các vai nghĩa của cùng một tham thể, vai nghĩa này có thể nổi lên, bao trùm hơn các vai nghĩa khác, hoặc cho phép một tham thể nào đó tham gia, thay thế cho một tham thể khác. Ví dụ như vai Đích là vai nổi bật hơn cả trong các vai nghĩa mà Tiếp thể có thể đảm nhận khi người phát ngôn lựa chọn trật tự O2 để mô tả sự tình. Cũng với trật tự O2 đó, khi người phát ngôn quan tâm tới đoạn cuối của sự tình nhiều hơn,

tức là khi Đối thể đã thực hiện xong sự dịch chuyển của mình trong sự tình trao/tặng, đã đến tới Đích thì tham thể Địa điểm (Locative/Location) có thể tham gia, thay thế cho Đích, ví dụ:

- Thầy phải gửi gạo bên nhà bác Vụ.

(Nam Cao - Từ ngày mẹ chết)

- He had delivered the future of Meggie O‟Neil and her people into Rainer‟s hands.

Ông đã phó thác cho Liôn [Rainer] số phận sau này của Mecghi Ô‟Nin và những người ruột thịt của bà.

(MacColough – The Thorn Birds và bản dịch Tiếng chim hót trong bụi

mận gai của Phạm Mạnh Hùng, 2004)

Riêng đối với vị từ gửi, như đã phân tích ở Chương trước, nhiều tham thể

(diễn tố và chu tố mặc định) có thể cùng xuất hiện, và chúng được sắp xếp theo một trật tự nhất định: Tác thể + Vtrao/tặng + Đối thể + Hướng/Đích/Địa điểm + Tiếp thể, ví dụ:

- Cô ấy gửi thư đến trường cho tôi. - Cô ấy gửi thư ra Hà Nội cho tôi.

mà không thể chấp nhận:

*Cô ấy gửi thư cho tôi đến trường. *Cô ấy gửi thư cho tôi ra Hà Nội.

Quá trình dịch chuyển của Đối thể thư lần lượt diễn ra theo trình tự không

gian - thời gian từ cô ấy đến trường / Hà Nội rồi mới đến tôi - Tiếp thể và

cũng là điểm kết thúc cuối cùng. Trong quan hệ giữa trường / Hà Nội và tôi,

dễ thấy rằng trường/Hà Nội chỉ có thể là LM và tôi là TR được định vị theo

LM đó chứ không phải ngược lại, tương tự như trường hợp đã dẫn:

- The pen is on the table. Cái bút nằm trên bàn.

chứ không phải là

*The table is under the pen. Cái bàn nằm dưới cái bút.

Quan hệ TR-LM giữa tôi trường/ Hà Nội trong tiếng Anh còn được thể hiện rõ hơn như:

- She sent the letter to my school address.

hay - She sent the letter to my Hanoi address.

hoặc - She sent the letter to me in Hanoi.

trong đó tôi được thể hiện gián tiếp thông qua quan hệ sở thuộc bằng tính từ sở hữu my với school/ Hanoi address, hoặc TR me được định vị theo LM Nội. Như vậy, trật tự Cô ấy gửi thư đến trường/ra Hà Nội cho tôi mới là trật

tự hợp lý, khả chấp chứ không phải *Cô ấy gửi thư cho tôi ra Hà Nội/đến

trường.

Kết quả khảo sát nhiều trường hợp khác cho thấy trật tự từ chịu tác động có tính chất quyết định của các yếu tố tri nhận, và mỗi trật tự từ là sự phản ánh những cấu trúc nghĩa khác nhau, mặc dù chúng đều cùng mô tả một sự tình. Thậm chí cùng một trật tự từ cũng phản ánh những ý nghĩa khác nhau, tuỳ theo quan điểm nhìn nhận của người phát ngôn. Ví dụ nếu người phát ngôn cũng đồng thời là người cho thì chỉ có thể mô tả sự tình là:

- Tôi tặng/biếu thầy giáo cuốn sách đầu tay của mình.

nhưng nếu người phát ngôn lại là người nhận thì sự lựa chọn vị từ có tính chất tuỳ nghi hơn, tuỳ thuộc vào sự đánh giá hay thái độ của người phát ngôn, chẳng hạn:

- Anh ta tặng tôi cuốn sách đầu tay của mình.

hoặc - Anh ta cho tôi cuốn sách đầu tay của mình.

Ngay như cùng một sự tình mua/bán, nếu người mua được chọn là TR, ví dụ:

John mua chiếc xe của Mary với một giá hời.

thì người được hưởng lợi chính ở đây đối với một giá hời là người mua John chứ không phải người bán Mary. Ngược lại, nếu người bán được chọn làm

TR như:

- Mary sold the car to John for a good price.

Mary bán chiếc xe cho John với một giá hời.

(hai ví dụ trên của Lee, 2001: 3)

thì lúc này người bán Mary lại là người hưởng lợi chính từ một giá hời đó chứ không phải là người mua John. Rõ ràng là một giá hời này không phải là một mà là hai cái giá khác nhau: ở trường hợp thứ nhất, John mua được chiếc xe

với giá thấp, còn ở trường hợp thứ hai thì Mary lại bán được chiếc xe với giá

cao, và đương nhiên sự cao hay thấp của một giá hời này là theo quan điểm chủ quan của từng đối tượng tham gia sự tình và/hoặc của người phát ngôn.

Một phần của tài liệu CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN CỦA CÂU CÓ VỊ NGỮ LÀ VỊ TỪ MANG Ý NGHĨA TRAO TẶNG (Trang 149 -149 )

×