0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

So sánh vị từ trao/tặng với vị từ đào (dig)

Một phần của tài liệu CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN CỦA CÂU CÓ VỊ NGỮ LÀ VỊ TỪ MANG Ý NGHĨA TRAO TẶNG (Trang 117 -117 )

CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN RÚT GỌN VÀ MỞ RỘNG CỦA CÂU VỚI VỊ TỪ TRAO/TẶNG

3.4.2 So sánh vị từ trao/tặng với vị từ đào (dig)

Trở lại với các ví dụ của Diệp Quang Ban (2004) và một vài ví dụ khác với vị từ đào đã thảo luận trong Chương 2:

- Họ đào đất – They dig the ground. - Họ đào mương – They dig a canal. - Họ đào khoai – They dig potatoes. - Họ đào mỏ - They dig a mine. - Họ đào vàng – They dig gold.

Ở đây đất thể hiện vai Thụ thể, đối tượng chịu tác động trực tiếp của hành động đào và biến đổi dần dần trong suốt quá trình đào; mương thể hiện vai

Tạo thể, được hình thành dần dần trong quá trình đào và là kết quả của hành

động đào; khoai và vàng thể hiện vai Đích, đối tượng nhắm đến của hành động đào và là thành quả của quá trình đào; mỏ thể hiện vai Địa điểm, là không gian, địa điểm xảy ra hành động đào. Dễ thấy rằng đào là một hành

động gây tác động trực tiếp đến một đối tượng nhất định, ví dụ như đất, đá.

Mương, khoai, vàng hay mỏ là thành quả hay sản phẩm được tạo ra đều là kết

quả của sự tác động trực tiếp đến đối tượng này (đất, đá, v.v.) Chính vì thế,

đào đã được định nghĩa trong Từ điển Tiếng Việt là “lấy lên một khối lượng

đất đá để tạo thành một chỗ trống hoặc để tìm lấy vật gì ở dưới lòng đất” (Hoàng Phê, 1997:279). Nói cách khác, Thụ thể chính là diễn tố thứ hai trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ lưỡng trị đào, cho dù nó có xuất

hiện hiển ngôn hay không. Còn Tạo thể, Đích hay Địa điểm không phải là diễn tố thứ hai.

Vai nghĩa của mỏ có thể gọi là Địa điểm, nhưng tư cách của nó khác hẳn với chu tố Địa điểm bình thường như Quỳ Hợp trong Họ đào đá đỏ ở Quỳ Hợp. Cho dù đảm nhận vai nghĩa nào đi chăng nữa thì mỏ là một tham

thể tham gia cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu, tương tự như Tạo thể mương, giếng, ao hay Đích khoai, vàng, củ mài, v.v. Những tham thể này không phải là diễn tố, nhưng không thể coi chúng là những chu tố bình thường. Chúng có khả năng thay thế cho diễn tố thứ hai, như các ví dụ trên cho thấy, và chúng được giả định sẵn trong ngữ nghĩa của vị từ. Họ đào đất tất sẽ phải tạo ra được một sản phẩm nào đó, nhắm đến một cái đích nào đó, Họ đào mỏ ắt

phải ở một nơi có một trữ lượng khoáng sản nhất định để lấy được loại khoáng sản đó. Anh ta đào mỏ hẳn phải kiếm được những khoản tiền kha

khá, những món lợi vật chất nhất định từ một cô nàng giàu có nào đó. Như vậy, trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ đào, những tham thể này cần được xếp vào loại Chu tố Mặc định, tư cách hơn hẳn những chu tố bình thường nhưng không ngang bằng với hai diễn tố Tác thể và Thụ thể.

Một phần của tài liệu CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN CỦA CÂU CÓ VỊ NGỮ LÀ VỊ TỪ MANG Ý NGHĨA TRAO TẶNG (Trang 117 -117 )

×