0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

So sánh vị từ trao/tặng với vị từ mua (buy)

Một phần của tài liệu CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN CỦA CÂU CÓ VỊ NGỮ LÀ VỊ TỪ MANG Ý NGHĨA TRAO TẶNG (Trang 111 -111 )

CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN RÚT GỌN VÀ MỞ RỘNG CỦA CÂU VỚI VỊ TỪ TRAO/TẶNG

3.4.1 So sánh vị từ trao/tặng với vị từ mua (buy)

Xét theo lõi sự tình, trước hết mua thể hiện một sự tình trao đổi: có

người mua thì bắt buộc phải có người bán, phải có vật đem trao đổi và một vật khác - vật trung gian trao đổi được thống nhất là có giá trị tương ứng với vật đem trao đổi, ví dụ như tiền. Thiếu một trong bốn đối tượng này, sự

mua/bán, trao đổi không thể xảy ra, hoặc nếu có thì cũng chưa trọn vẹn (chẳng hạn như mua chịu). Sự tình trao đổi này bao gồm hai hành động trao/tặng theo hai chiều ngược nhau: người mua trao cho người bán một số tiền nhất định, và người bán trao cho người mua vật trao đổi. Về điểm này, sự tình mua/bán đồng nhất với sự tình trao/tặng, như Từ điển Tiếng Việt

(Hoàng Phê, 1997:159) đã định nghĩa cho: I. đg 1. chuyển cái sở hữu của mình sang người khác mà không đổi lấy gì cả, và chúng chỉ khác nhau ở chỗ không đổi lấy gì cả của cho nói riêng, và vị từ có ý nghĩa trao/tặng nói chung,

trong khi mua/bán dứt khoát phải có cái này đổi lấy cái khác.

Cả hai NP (Danh ngữ) chỉ người mua và người bán đều cùng một lúc thể hiện nhiều vai: người mua là Tác thể của hành động mua, Nguồn đối với chuyển động của vật trung gian trao đổi (tiền) và là Đích đối với sự dịch chuyển của vật trao đổi; người bán là Nguồn đối với sự dịch chuyển của vật trao đổi nhưng lại là Đích đối với sự dịch chuyển của vật trung gian trao đổi và là Tác thể của hành động bán. Hai Đối thể dịch chuyển ngược nhau, vật trung gian trao đổi dịch chuyển từ người mua tới người bán, còn vật trao đổi dịch chuyển từ người bán tới người mua. Ngoài ra, sau khi việc mua bán hoàn tất, cả người bán và người mua đều có quyền sở hữu và được hưởng lợi từ vật trao đổi và vật trung gian trao đổi. Do đó hai NP chỉ người mua và người bán đồng thời còn thể hiện cả ý nghĩa của vai Đắc lợi thể nữa. Như vậy, mua giống với trao/tặng ở chỗ có người cho thì phải có người nhận, có

người mua thì phải có người bán, tức là vai nghĩa của các tham thể trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với các vị từ này là giống nhau. Điểm khác nhau giữa mua và trao/tặng chỉ ở số lượng đối tượng tham gia sự tình: mua phải có 4 đối tượng (thêm 1 Đối thể), còn trao/tặng chỉ cần 3. Cách phân tích này

tình phức tạp, và mỗi vị từ phản ánh sự tình đó ở một góc độ nhất định. Nếu sự tình được mô tả theo chiều ngược lại, mua sẽ được thay bằng bán. Ví dụ:

(1) Tôi vừa bán con chó mực với hai buồng chuối non được bốn hào. (Nam Cao - Nghèo)

(2) Hắn bán cho thị mươi gốc chuối lấy hai đồng bạc. (Nam Cao - Trẻ con không được ăn thịt chó)

Tuy mua là một vị từ tứ trị, tức là trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ mua có tới bốn diễn tố, song bình thường ít khi cả bốn diễn tố này đều

cùng xuất hiện. Đa số các trường hợp thu thập được chỉ thấy xuất hiện ba diễn tố, hoặc nhiều khi chỉ có hai diễn tố, ví dụ:

(3) Mày mua lợn của tao à?

(Tô Hoài - Truyện Tây Bắc)

(4) Bà mua nốt cho con chỗ rươi này, còn tươi lắm. (Nguyên Hồng – Hàng cơm đêm)

(5) Tơ vẫn mua dâu của nhà Hàn. (Nam Cao - Một chuyện xúvơnia)

(6) Du mua những tờ báo mới và một vài quyển sách. (Nam Cao - Nhỏ nhen)

Có thể thấy vai nghĩa của tham thể thể hiện người bán trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ mua được đánh dấu bằng hai giới từ khác nhau là cho và

của như trong những trường hợp (3), (4) và (5) ở trên. Tại sao lại có những

cách đánh dấu khác biệt như vậy? Những trường hợp cũng được đánh dấu bằng

cho như hai ví dụ sau

(7) Bà mua cho ông cỗ áo quan có non ba đồng. (Nam Cao – Dì Hảo)

(8) Bà con trong xóm mua thức ăn cho bà già Trọng. (Nguyên Hồng - Chuyện cái xóm tha hương)

có giống như các ví dụ trên không?

Trong trường hợp (3) và (5), cả hai đối tượng người mua và người bán đều không được đánh dấu là Đắc lợi thể; chỉ có người bán được đánh dấu là Nguồn (người sở hữu đối với vật trao đổi lợn dâu) bằng của. Trong

trường hợp (4), chỉ riêng người bán được đánh dấu là Đắc lợi thể bằng cho,

còn người mua thì không được đánh dấu là Đắc lợi thể.

So sánh trường hợp (4) với (7) và (8), các NP ông, con và bà già Trọng đều được đánh dấu bằng cho, nhưng vai nghĩa mà chúng thể hiện không hoàn toàn giống nhau. ông và bà già Trọng chỉ thuần tuý là Đắc lợi thể, trong khi

con vừa là Nguồn vừa là Đắc lợi thể. Rõ ràng là về mặt cú pháp các câu này

là giống nhau (ngoài một điểm khác biệt nho nhỏ là (7) có thêm NP chỉ vật trung gian trao đổi, còn (4) và (8) thì không), vậy sự khác nhau về vai nghĩa của ông, bà già Trọng và con chỉ có thể giải thích được bằng lý do ngữ nghĩa: đối tượng nào tham gia vào sự tình hoặc giữa các đối tượng có quan hệ gì.

ông và bà già Trọng không tham gia vào sự tình mua/bán; đối tượng này chỉ

đơn thuần là người được hưởng lợi từ kết quả của sự tình mua/bán mà thôi. Trái lại, con tham gia vào sự tình mua/bán với tư cách là người bán, tức là vai Nguồn đối với vật trao đổi và Đắc lợi thể đối với vật trung gian trao đổi. Tại sao nó lại được đánh dấu là Đắc lợi thể bằng cho mà không được đánh dấu là Nguồn bằng của như trường hợp (3) hay (5)? Có thể giải thích rằng người

phát ngôn (ở đây chính là người bán) nhìn nhận sự tình mua/bán như một ân huệ từ phía người mua trao cho người bán, ngoài việc người bán được hưởng lợi từ quyền sở hữu đối với vật trung gian trao đổi (tiền) sau khi sự tình mua/bán hoàn tất. Cái ân huệ đó - một đối tượng trừu tượng - được chọn thể hiện hiển ngôn, cho nên cho được dùng để đánh dấu rõ ràng vai Đắc lợi thể

này. Sự xuất hiện của được và lấy trước danh ngữ bốn hào và hai đồng bạc

trong các sự tình mua/bán này. Khi sự tình mua/bán không được nhìn nhận như một ân huệ đặc biệt nào mà chỉ như một việc bình thường, vai Nguồn được đánh dấu bằng của như ví dụ (3) và (5) cho thấy. Do vậy nếu thay cho bằng của trong ví dụ (4), câu trở nên khó được chấp nhận, nhưng nếu thay

bằng hộ, giúp, giùm thì không có vấn đề gì:

(4‟) a. *Bà mua của con nốt chỗ rươi này ... b. Bà mua hộ con nốt chỗ rươi này... c. Bà mua giúp con nốt chỗ rươi này... d. Bà mua giùm con nốt chỗ rươi này...

Như vậy, Đắc lợi thể là một trong những vai nghĩa mà tham thể thể hiện người bán và tham thể thể hiện người mua có thể đảm nhận. Nhưng sự xuất hiện của một đối tượng khác như ông và bà già Trọng trong (7) và (8) – một

đối tượng không tham gia vào sự tình mua/bán, song lại được hưởng lợi từ sự tình mua/bán – là như thế nào? Tại sao đối tượng này có thể chiếm vị trí như một đối tượng thực sự tham gia sự tình, như ví dụ (4) và (7) cho thấy? Những phân tích ở trên chứng tỏ rằng Đắc lợi thể không phải là một diễn tố, nhưng cũng không hoàn toàn tuỳ nghi như các chu tố bình thường. Nó có thể được thể hiện hiển ngôn hoặc thậm chí vắng mặt, ví dụ như khi ý nghĩa được hưởng lợi của người mua được mô tả rõ rệt hơn cả:

- Mẹ tôi chẳng bao giờ dám mua cho mình thức gì (mà chỉ cố chạy được đồng gạo, đồng thịt cá cho nhà, và tấm áo manh quần cho con cái).

(Nguyên Hồng - Những ngày thơ ấu)

- (chị Hai Liên lại phải đưa tiền để) em mua cho em và cả u già (ăn).

(Nguyên Hồng - Bỉ vỏ)

- Du mua những tờ báo mới và một vài quyển sách. [cho chính Du]

(Đối tượng người mua thường được đánh dấu là Đắc lợi thể bằng cho khi mua được thay bằng bán, ví dụ

- Chàng bán một giá rẻ mạt cho những nhà xuất bản.

(Nam Cao - Nhỏ nhen)

- Tôi bán gần hết cả áo quần, nhưng vẫn không chịu bán cho ai một quyển.

(Nam Cao – Lão Hạc))

Khi ý nghĩa được hưởng lợi của người bán được nhấn mạnh hơn cả, Đắc lợi thể được đánh dấu bằng cho (như đã thấy trong ví dụ (4)). Mặt khác, Đắc lợi thể có thể là một đối tượng khác, như ông và bà già Trọng trong (7) và (8).

Nó có khả năng thay thế cho một tham thể nào đó trong số các diễn tố, hoặc lâm thời hoạt động như một diễn tố. Khả năng đó làm cho nó có tư cách hơn hẳn các chu tố bình thường. Ngoài ra, còn có trường hợp như sau xuất hiện đầy đủ cả người mua, người bán, tiền, vật trao đổi, và người được hưởng lợi:

- Anh Nam mua cho con trai chiếc Dream của ông Hải với giá 20 triệu.

nhưng chỉ có con trai là được đánh dấu bằng cho. Sự dịch chuyển vị trí, hay

chí ít là sự dịch chuyển quyền sở hữu đối với chiếc xe Dream có Đích là anh

Nam thì đó chưa phải là Đích cuối cùng; cậu con trai anh Nam mới là Đích cuối cùng của quá trình dịch chuyển này. Như thế, NP con trai còn kiêm cả

vai Đích nữa. Nó được giả định trong ngữ nghĩa của vị từ mua, là cái Đích

cuối cùng như vừa được phân tích. Xem xét tất cả những đặc điểm trên, rõ ràng hoàn toàn có thể coi Đắc lợi thể là một Chu tố Mặc định trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ mua.

Một phần của tài liệu CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN CỦA CÂU CÓ VỊ NGỮ LÀ VỊ TỪ MANG Ý NGHĨA TRAO TẶNG (Trang 111 -111 )

×