0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

Lớp nghĩa không gian – động (spatial – dynamic)

Một phần của tài liệu CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN CỦA CÂU CÓ VỊ NGỮ LÀ VỊ TỪ MANG Ý NGHĨA TRAO TẶNG (Trang 59 -59 )

TRONG CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN CỦA CÂU VỚI VỊ TỪ TRAO/TẶNG

2.2.2 Lớp nghĩa không gian – động (spatial – dynamic)

Phần trước đã đề cập tới sự dịch chuyển của vật trao/tặng từ phạm vi kiểm soát – sở hữu của người cho sang phạm vi kiểm soát - sở hữu của người nhận. Đây là một sự dịch chuyển trong một không gian vật chất cụ thể hoặc không gian trừu tượng. Sự dịch chuyển này đã được thể hiện rất rõ trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu và thực sự tạo thành một lớp nghĩa riêng gọi là lớp nghĩa không gian - động. Sự tình bắt đầu từ người cho, người khởi xướng và là „lãnh thổ‟ - vùng không gian vật chất mà vật trao/tặng „trú chân‟ ban đầu. Người cho gây ra một động lực nào đó khiến cho vật trao/tặng di chuyển trong không gian theo một lộ trình hướng tới người nhận. Quá trình chuyển

động của vật trao/tặng dừng lại ở người nhận, điểm đến (destination) hay cái đích của nó. Nói cách khác, sự tình kết thúc tại mốc là người nhận. Người nhận được vật trao/tặng là điểm vật trao/tặng kết thúc sự di chuyển của mình và đó cũng là „lãnh thổ trú ngụ‟ (locus) cuối cùng của vật trao/tặng. Tính định hướng trong ý nghĩa của vị từ nhóm trao/tặng khá rõ rệt, và thực tế give

trong tiếng Anh có thể kết hợp với nhiều tác tử hay trạng từ định hướng khác nhau như give something away (cho đi cái gì), give something out (đưa ra cái gì), hay give something up (từ bỏ cái gì).

Về không gian, khoảng cách giữa người cho và người nhận, mức độ trực tiếp hay gián tiếp của hành động trao/tặng cũng như phạm vi của sự tình trao/tặng có những độ biến thiên khác nhau. Các mức độ biến thiên đó được mã hóa trong chính các vị từ của nhóm, ví dụ như hand, đưa thể hiện khoảng

cách gần, mức độ trực tiếp cao giữa người cho và người nhận, còn send, Đây là một cách phân loại vị từ cũng như các đơn vị từ vựng khác rất hiệu quả, đặc biệt là đối với từ đồng nghĩa hay gần nghĩa. Sơ đồ 4 thểgửi diễn tả sự

tình trao/tặng mà hai đối tượng cho/nhận ở xa nhau và thông thường phải diễn ra thông qua người hoặc phương tiện trung gian. Do vậy, có thể hình dung các vị từ trao/tặng ở lớp không gian - động này phân bố trên một chuỗi biến thiên liên tục (continuum) không có phân giới rõ ràng như sau:

trực tiếp gián tiếp

đưa trao biếu tặng cho thưởng cống gửi hand present give award donate send

Lớp nghĩa không gian - động của cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ trao/tặng có thể khái quát hóa bằng hàm ngữ nghĩa

x khiến z tới y (Jackendoff, 1995)

Như đã trình bày, trong mô hình này có sự chuyển động của z theo một

lộ trình (path) nào đó từ điểm khởi phát là x tới đích là y. Ý nghĩa lộ trình

được thể hiện khá rõ ở một số vị từ trong nhóm trao/tặng như gửi, chuyển.

Trên cơ sở này, vai Tác thể còn có ý nghĩa của vai Nguồn (Source) và vai Tiếp thể là Đích (Goal). Hơn nữa, theo quy tắc suy diễn (rule of inference), khi một thực thể đã chuyển động đến đích, kết quả là thực thể đó sẽ ở tại đó, như trên đã đề cập. Do vậy, khi vai Tiếp thể có ý nghĩa Đích (Goal), nó cũng đồng thời bao hàm ý nghĩa của vai Địa điểm (Locative). Điều này cho phép vai Tiếp thể hoạt động khá đa dạng, và nhiều khi Tiếp thể được thay thế bằng Đích hoặc Địa điểm, tức là vai Địa điểm cũng được tham gia cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu như một diễn tố chứ không phải lúc nào cũng chỉ là chu tố như Frawley từng phân chia. Ví dụ:

- Người trẻ tuổi dúi [tờ một đồng] vào tay thằng bé.

(Nguyên Hồng - Bỉ vỏ)

- Thầy phải gửi gạo bên nhà bác Vụ. (Nam Cao - Từ ngày mẹ chết)

- He gave the engagement ring into her hands. Chàng trao chiếc nhẫn đính hôn vào tay nàng.

- He sent Chicago a letter.

Anh ấy gửi Chicago một lá thư.

Thậm chí vai Địa điểm cũng xuất hiện ở vị trí của diễn tố thứ nhất, mặc dù với tần suất rất thấp, khi nó được coi là Nguồn - nơi xuất phát của vật trao/tặng hoặc nơi vật trao/tặng được tạo ra, ví dụ:

- Waterloo gave them the final straw. Oatéclô cho họ cọng rơm cuối cùng.

(sử dụng một phần câu ngạn ngữ The last straw broke the camel‟s back

- Cọng rơm cuối cùng [thêm vào] làm gẫy lưng con lạc đà, có thể tương đồng

với câu Già néo đứt dây trong tiếng Việt)

- Thành phố Hồ Chí Minh cho tôi niềm kiêu hãnh.

(Phan Nhân - Thành phố của tôi)

- After the renovation, the factory gave a production increase of 12%. Sau cuộc cải tổ nhà máy cho sản lượng tăng 12%.

Ngoài ra, ở lớp nghĩa này, vật trao/tặng không chỉ là một thực thể vật chất cụ thể có thể sờ thấy được mà bao hàm cả những thực thể trừu tượng, những sản phẩm tinh thần của người cho và người nhận nữa. Do vậy, trong một số trường hợp, vai Tiếp thể còn xuất hiện trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ trao/tặng với tư cách là Nghiệm thể (Experiencer) nữa. Lúc đó, Nguồn không hẳn là điểm xuất phát vật lý của sự chuyển động của vật trao/tặng mà đúng hơn là đối tượng khởi xướng, kích thích và tạo ra một sản phẩm tinh thần nào đó đối với Tiếp thể/Nghiệm thể, chẳng hạn như cảm hứng làm thơ hoặc cảm giác sợ hãi trong:

- Dịu dàng mùa thu Hà Nội Cho bao thi sĩ làm thơ.

(Quang Thu - Mơ về Hà Nội)

- The encounter gave him such fear that he never went out alone at night.

Cuộc chạm trán [làm] cho anh ta sợ đến nỗi không bao giờ dám đi tối một mình.

Đây cũng là một cơ sở khá quan trọng cho phép vị từ trao/tặng mở rộng nghĩa của mình.

Cũng cần phải nói thêm rằng tuy hai cấu trúc x khiến cho y có z x khiến z tới y cùng thể hiện một sự tình trao/tặng nhưng việc lựa chọn cấu trúc

nào trong trường hợp nào còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Đó là kết quả của các tác động ngữ nghĩa, xuất phát từ cấu trúc ngữ nghĩa chứ không đơn thuần là một hiện tượng bề mặt, là sự đổi chỗ các bổ ngữ cho nhau (dative movement hay dativization) trong các quá trình cú pháp. Chương 4 về mối quan hệ giữa cấu trúc nghĩa biểu hiện và cấu trúc cú pháp sẽ bàn kỹ hơn về vấn đề này.

Mặt khác, lớp nghĩa không gian - động này còn cho thấy vị từ trao/tặng có một đặc trưng quan trọng trong ngữ nghĩa của chúng: chúng thể hiện một sự chuyển động có hướng của vật trao/tặng, cái đích của chuyển động đó là một đối tượng thường có nét nghĩa [+người] và cũng có khi chỉ đơn thuần là một không gian, địa điểm vật chất [-người], thậm chí cả [-động vật] nữa. Hình 5 dưới đây thể hiện một cách đơn giản lớp nghĩa không gian - động.

Hình 5: Lớp nghĩa không gian – động (spatial – dynamic)

(theo Newman, 1996)

Một phần của tài liệu CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN CỦA CÂU CÓ VỊ NGỮ LÀ VỊ TỪ MANG Ý NGHĨA TRAO TẶNG (Trang 59 -59 )

×