0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

Lớp nghĩa quyền lực (power)

Một phần của tài liệu CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN CỦA CÂU CÓ VỊ NGỮ LÀ VỊ TỪ MANG Ý NGHĨA TRAO TẶNG (Trang 65 -65 )

TRONG CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN CỦA CÂU VỚI VỊ TỪ TRAO/TẶNG

2.2.4 Lớp nghĩa quyền lực (power)

Lớp nghĩa này trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ mang ý nghĩa trao/tặng được thể hiện khá rõ rệt. Newman (1996) cho biết trong tiếng Nhật có một loạt các vị từ lần lượt là yaru, ageru/yaru, o-age itasu/suru, sashiageru khi người phát ngôn đồng thời là người cho, tuỳ theo người nhận có địa vị như thế nào so với người cho; ngược lại nếu người phát ngôn đồng thời là người nhận, và địa vị của người cho so với người nhận tăng dần thì lần

lượt có các vị từ kureru, kudasaru/kureru và kudasaru; còn nếu người phát

ngôn đứng ở vị thế trung lập, không phải là người cho nhưng cũng không phải người nhận thì có các vị từ lần lượt là yaru, ageru/yaru và sashiageru với địa vị cao dần của người nhận so với người cho. Bảng 3, 4 và 5 minh họa cho thứ tự này:

Bảng 3: Vị từ trao/tặng tiếng Nhật khi Ngƣời phát ngôn là Ngƣời cho

Người nhận có địa vị

cao hơn Người cho sashiageru

o-age itasu/suru ageru/yaru

Người nhận có địa vị

thấp hơn Người cho yaru

Bảng 4: Vị từ nhóm trao/tặng tiếng Nhật khi Ngƣời phát ngôn là Ngƣời nhận

Người cho có địa vị

cao hơn Người nhận kudasaru

kudasaru/kureru

Người cho có địa vị

Bảng 5: Vị từ nhóm trao/tặng tiếng Nhật khi Ngƣời phát ngôn ở vị thế trung lập

Người nhận có địa vị

cao hơn Người cho sashiageru

ageru/yaru

Người nhận có địa vị

thấp hơn Người cho yaru

Ví dụ:

Watashi wa sensei ni hon o sashiage-mashita Tôi Chủ đề thầy giáo DAT cuốn sách ACC tặng-Past5

„Tôi tặng thầy giáo cuốn sách‟

Sensei ga watashi ni hon o kudasai-mashita Thầy giáo NOM tôi DAT cuốn sách ACC cho-Past

„Thầy giáo tặng/cho tôi cuốn sách‟

Về chính tả, khi Người phát ngôn đưa cái gì cho người khác thì vị từ có thêm một ký tự chữ Hán là 上 (thượng) bên cạnh, còn người khác đưa vật gì cho người phát ngôn thì trên mặt chữ có thêm ký tự 下 (hạ).

Tương tự như tiếng Nhật, vị từ trao/tặng tiếng Việt đặc biệt thể hiện rõ lớp nghĩa này. Chúng mã hóa các quan hệ khác nhau giữa người cho và

5

DAT - Dative case - Tặng cách, ACC - Accusative - Đối cách, Past - Yếu tố chỉ quá khứ, NOM - Nominative - Chủ cách

người nhận về tuổi tác, vị thế, quan hệ gia đình, xã hội, v.v.. và hệ quả của các quan hệ này là tính chất, mức độ trang trọng của sự tình trao/tặng, v.v... Sự tình trao/tặng nói chung là một sự tình diễn ra giữa người với người, một người cho và một người nhận. Quan hệ giữa hai đối tượng này với vị từ tạo nên một lớp nghĩa quan trọng trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu. Mối quan hệ này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố con người và xã hội phức tạp và đến lượt nó, mối quan hệ này lại có tác động rất lớn tới vị từ. Điều đó chứng tỏ có tác động qua lại giữa vị từ và các tham thể chứ không phải chỉ là tác động một chiều từ vị từ tới các tham thể. Lớp nghĩa này được gọi là lớp nghĩa quyền lực.

Kết quả khảo sát cho thấy vị từ trao/tặng trong tiếng Việt phân thành ba nhóm rõ rệt. Nhóm thứ nhất có thể gọi là nhóm hƣớng thƣợng (upward)

bao gồm các vị từ thể hiện sự tình trong đó hai tham thể chỉ người cho và người nhận có quan hệ dưới – trên. Ví dụ: biếu, tết, dâng, hiến mô tả sự tình trong đó người ít tuổi hoặc địa vị thấp hơn đưa một vật gì đó cho người lớn tuổi hoặc có địa vị cao hơn một cách trang trọng, hoặc cúng, tiến, lễ quy định

người nhận phải là một đối tượng siêu nhiên, thần thánh hay rất quyền uy. Nhóm thứ hai có thể gọi là nhóm hƣớng hạ (downward) gồm các vị từ như phú, ban thể hiện địa vị tối thượng của người cho đối với người nhận; phú chỉ dùng với Trời hoặc Chúa, những đối tượng siêu nhiên, ban cũng chỉ

hạn chế đối với người cho là Trời, Chúa hoặc vua/hoàng đế, còn vị từ thí, bố thí thể hiện vị trí rất thấp kém hoặc bị xem thường của người nhận đối với

người cho.

Nhóm thứ nhất và nhóm thứ hai chiếm số lượng không nhiều, khoảng 1/5 số vị từ trao/tặng. Nhóm thứ ba có thể gọi là nhóm trung hoà (neutral)

đẳng hoặc trên - dưới giữa người cho và người nhận. Hình 6 dưới đây minh hoạ sự phân chia này.

Hình 6: Sự phân nhóm của vị từ trao/tặng

Do nhóm hướng thượng và nhóm hướng hạ chiếm số lượng không lớn trong vị từ trao/tặng (khoảng 1/5) nên trên mô hình chúng được thể hiện bằng hai mũi tên mảnh hơn, còn nhóm trung hoà chiếm số lượng lớn hơn cả (khoảng 4/5) được thể hiện bằng hai mũi tên rất đậm.

Vị từ trao/tặng trong tiếng Anh cũng có xu hướng phân nhóm như vậy, ví dụ như donate (hiến), dedicate (kính tặng), devote (cống hiến) thuộc nhóm hướng thượng; endow (phú), bestow (ban, thí), confer (trao, phong), award (thưởng) thuộc nhóm hướng hạ, còn give (cho), present (tặng), hand (đưa)

thuộc nhóm trung hoà.

Sự hiện diện/không hiện diện của giới từ cho trong tiếng Việt là một

trong những minh chứng cho sự phân chia thành 3 tiểu nhóm này của vị từ trao/tặng.

i) Với nhóm hướng thượng, giới từ cho không xuất hiện cùng với biếu, tết,

đặc biệt là khi sự tình trao/tặng đang diễn ra trực tiếp mặt đối mặt giữa người

ngƣời cho ngƣời nhận ngƣời nhận ngƣời nhận

cho và người nhận, và người cho đồng thời là người phát ngôn và/hoặc người cho và người nhận là hai đối tượng xác định, chẳng hạn:

- Con biếu thầy ba đồng. (Nam Cao - Lão Hạc)

- Chàng rể tết ông bà nhạc đôi gà sống thiến béo quay. - Mọi nhà gửi gạo làm bánh biếu tết bộ đội.

(Tô Hoài - Truyện Tây Bắc)

Trường hợp hãn hữu biếu có xuất hiện cùng với cho là trong ví dụ (95a) của Nguyễn Thị Quy (1995: 131):

- Nó sẵn sàng biếu cuốn sách này cho bất kỳ ai muốn có.

Khi đó, đối tượng tiếp nhận có tính bất định, quan hệ liên nhân không rõ ràng. Ngoài ra, sự tình trao/tặng chưa hoàn tất, thậm chí là chưa xảy ra, vật trao/tặng không có đích chuyển động cụ thể mà chỉ có đích dự định (intended goal). Vật trao/tặng vẫn còn nằm trong phạm vi kiểm soát - sở hữu của người cho; thực chất, nó chưa chuyển động. Nói cách khác, chưa có đối tượng tiếp nhận nào tham gia vào sự tình. Vị từ biếu ở đây chỉ thuần túy thể hiện ý định, chủ đích của đối tượng thứ nhất, chủ của vật sở hữu. Có thể hình dung sự tình như hình 7:

Hình 7: Nó sẵn sàng biếu cuốn sách này cho bất cứ ai muốn có

ngƣời cho vật trao/tặng ngƣời nhận Phạm vi kiểm soát – sở hữu của ngƣời cho

Phạm vi kiểm soát – sở hữu của ngƣời nhận

Trong hình này, người nhận cũng như phạm vi kiểm soát - sở hữu của người nhận được biểu diễn bằng các đường đứt đoạn, thể hiện tính bất định và không tham gia sự tình của người nhận; còn mũi tên đứt đoạn thể hiện hướng chuyển động dự định của vật trao/tặng. Frawley (1992), Jackendoff (1995), Newman (1996), Sowa (1999), Mylne (2000) và nhiều tác giả khác cũng đã đề cập tới mức độ tham gia của các đối tượng trong sự tình; mức độ này ảnh hưởng tới các vai nghĩa của các tham thể, và cuối cùng là tác động tới hoạt động cú pháp của các danh ngữ thể hiện các tham thể này. Mối quan hệ giữa cấu trúc ngữ nghĩa và cấu trúc cú pháp sẽ được thảo luận tiếp trong Chương 4.

Về mặt cú pháp, ở đây biếu không đứng một mình, nó đi với sẵn sàng, và sẵn sàng được coi như một động từ khuyết (defective verb) giống như dám, có thể, rõ ràng thể hiện việc trao/tặng chỉ là ý định của người sở hữu.

Nếu như lược bỏ sẵn sàng đi, vị từ biếu đảm nhiệm gánh nặng cú pháp của vị từ chính trong câu, và về ngữ nghĩa, nó thể hiện sự tình trao/tặng đã diễn ra hoàn tất, đòi hỏi phải có đối tượng nhận cụ thể chứ không thể là bất cứ ai. Thêm vào đó, tính xác định của vật trao/tặng là cuốn sách này cũng đòi hỏi

Đích xác định. Câu trở nên không chấp nhận được nếu sẵn sàng bị lược bỏ: *Nó biếu cuốn sách này cho bất cứ ai muốn có.

Thay thế NP2 (Danh ngữ 2 thể hiện người nhận) bằng bất kỳ một NP (Danh ngữ) có tính xác định nào khác cũng tác động tới tính khả chấp (acceptability) của câu, ví dụ:

*Nó biếu cuốn sách này cho anh nó.

*Nó biếu cuốn sách này cho đứa cháu con bà chị. *Nó biếu cuốn sách này cho thầy giáo đã hướng dẫn nó.

Nếu như biếu được dùng với giới từ cho, ví dụ:

- Thủ môn kỳ cựu Minh Quang đã biếu không cho Kesley một bàn thắng.

- NĐ đã "biếu" cho họ trận thắng đầu tiên tại V-League 2005.

- Rất nhiều bệnh nhân tìm cách biếu quà cho nhân viên bệnh viện để rũ bỏ trách nhiệm hợp đồng.

tính hướng thượng của biếu hầu như biến mất, thậm chí còn bị đảo ngược.

Tiếp thể không còn là một đối tượng được kính trọng, vị nể; tính chất của cuộc trao/tặng, mức độ trang trọng của hành động biếu đã biến đổi theo chiều hướng tiêu cực. Đặc biệt, trong những năm gần đây, do tình trạng tham nhũng, lợi dụng chức quyền để làm những việc bất chính, phi pháp đã trở thành vấn nạn của nước ta cũng như nhiều nước khác trên thế giới nên hành động biếu đã bị „tiêu cực hoá‟, lợi dụng khá nhiều, dẫn tới thay đổi về ngữ nghĩa của vị từ biếu nói riêng và nghĩa biểu hiện của câu nói chung. Vì lẽ đó, hình như cho có xu hướng xuất hiện nhiều hơn với biếu trong văn bản cũng

như ngôn ngữ nói hàng ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khi người nhận không trực tiếp mặt đối mặt với người cho, hoặc người nhận là người phát ngôn thì biếu cho được sử dụng tương đối phổ biến, nhất là khi người nhận tỏ ý khiêm nhường, tự hạ thấp vị thế của mình, giảm bớt khoảng cách đối với người cho, chẳng hạn:

- Hồi chiều cậu Sơn đi công tác Thái Nguyên về mang đến biếu cho tôi cân chè ngon.

- Bức tranh này lớp giáo sinh ở Huế ra biếu cho Khoa chúng tôi đấy.

Tương tự như biếu, với dâng, hiến, giới từ cho ít khi được dùng mà

thay vào đó là lên hay lên tới:

- Nở ngàn hoa chiến công ta dâng lên Người.

(Huy Thục - Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân)

- Dâng lên tới Đảng cả niềm tin yêu sáng ngời.

Một vài vị từ khác thể hiện người cho có địa vị, tuổi tác thấp hơn người nhận như cúng, tiến, lễ hoặc khi người nhận là một đối tượng siêu nhiên, thần thánh cũng hiếm khi dùng với giới từ cho.

ii) Ngược lại, nhóm trung hoà như giao, trao, thưởng, phát không bao giờ

được sử dụng khi người cho có địa vị thấp hơn hoặc trẻ hơn người nhận:

- Mụ Tài giao hẳn em cho các chị ấy coi giữ.

(Nguyên Hồng - Bỉ vỏ)

- Hắn mua một con chim thả vào lồng trao cho vợ.

(Nam Cao - Truyện tình)

- Tôi cầm hai xu mẹ phát cho.

(Nam Cao - Dì Hảo)

- Họ lĩnh mấy chục bạc tiền sở thưởng cho.

(Nguyên Hồng - Giọt máu).

iii) Với nhóm hướng hạ, hai vị từ đặc biệt phú, ban thể hiện địa vị tối thượng của người cho đối với người nhận; phú chỉ dùng với Trời hoặc Chúa (những

đối tượng siêu nhiên, không có thực), ví dụ:

- Trời phú tính cho Nhu rất hiền.

(Nam Cao - Ở hiền)

- Bà quản Thích cảm ơn Chúa đã phú tính cho cháu bà biết bao.

(Nam Cao - Nửa đêm)

ban cũng chỉ hạn chế đối với người cho là Trời, Chúa hoặc vua/hoàng đế, ví

dụ:

- Chúa phá mọi sự dữ, ban mọi sự lành cho chúng tôi.

(Nguyên Hồng - Những ngày thơ ấu)

- Ai ơi chớ lấy học trò

Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm Lưng dài có võng đòn cong

Áo dài đã có lụa hồng vua ban.

(Ca dao)

Còn vị từ thí, bố thí thể hiện vị trí rất thấp kém hoặc bị xem thường của người nhận đối với người cho, ví dụ:

- Mỗi năm người ta cũng thí cho cái quần cái áo.

(Nam Cao - Một đám cưới)

- Con thí cho thằng mõ ấy.

(Nam Cao - Ở hiền).

Những luận cứ này cho thấy lớp nghĩa quyền lực được thể hiện rất rõ trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ trao/tặng.

Như vậy, mỗi lớp nghĩa vừa nêu là một cách phản ánh sự tình trao/tặng. Tất cả các lớp nghĩa này đều cùng một lúc có mặt trong nghĩa biểu hiện của câu với vị từ trao/tặng. Sự hiện diện đồng thời các lớp nghĩa này tạo thành một ma trận (matrix), một mạng lưới phức tạp, bao hàm rất nhiều mối quan hệ qua lại giữa các đối tượng. Tùy theo cách thức phản ánh sự tình mà lớp nghĩa này trở nên quan yếu hơn những lớp nghĩa kia hay ngược lại. Newman (1996) ví ma trận này giống như một tập giấy bóng kính (transparencies) chồng lên nhau, mỗi tờ giấy bóng kính là một lớp nghĩa và cùng một lúc người ta có thể thấy được mọi đặc trưng của từng thực thể ở tất cả các lớp, hoặc người ta có thể rút từng lớp ra để xem xét một cách riêng biệt. Tuy nhiên, mỗi vị từ lại có mức độ điển dạng (prototypicality) khác nhau ở từng lớp nghĩa. Một vị từ điển dạng ở lớp nghĩa này có khi lại không phải là điển dạng ở lớp nghĩa kia, tức là so với vị từ khác, vị từ này có thể thể hiện lớp nghĩa này rõ rệt hơn lớp nghĩa khác và ngược lại.

Bảng 6 sau đây sẽ giúp nhìn nhận sự phân loại các lớp nghĩa và vai nghĩa của ba diễn tố trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ trao/tặng một cách rõ ràng hơn:

Các lớp nghĩa Đặc trƣng/Vai nghĩa của ba diễn tố Diễn tố 1 Diễn tố 2 Diễn tố 3

Lớp nghĩa kiểm soát – sở hữu

Người kiểm soát Tác thể Nguồn Tiếp thể Chủ sở hữu Nghiệm thể Đối thể

Lớp nghĩa không gian - động Tác thể Nguồn Địa điểm Tiếp thể Đích Địa điểm Đối thể

Lớp nghĩa lợi ích Người làm ơn

Tác thể

Đắc lợi thể Thụ thể

Đối thể Tạo thể Lớp nghĩa quyền lực [quyền uy]

[tuổi tác] [vị thế] [thân tộc] v.v. [quyền uy] [tuổi tác] [vị thế] [thân tộc] v.v. Đối thể

Bảng 6: Các lớp nghĩa và Đặc trƣng/Vai nghĩa của ba diễn tố

Trong bảng này ở cột thứ nhất là các lớp nghĩa. Ở các cột tiếp theo là vai nghĩa của từng diễn tố, vai nghĩa ở phía trên bao hàm ý nghĩa của vai nghĩa phía dưới trong từng lớp nghĩa, tạo điều kiện cho vai nghĩa ở phía dưới có thể nổi lên thay thế cho vai nghĩa ở phía trên trong một số trường hợp. Tuy nhiên, không phải vai nghĩa nào ở phía dưới cũng có thể bao hàm vai nghĩa ở phía trên. Cần nhấn mạnh là bảng này cố gắng thể hiện các vai nghĩa của từng tham thể ở từng lớp nghĩa, nhưng hàng ngang không nhất thiết thể hiện sự tương ứng vai nghĩa giữa các tham thể, đặc biệt là ở lớp nghĩa không gian - động. Ví dụ, không phải cùng một lúc vai Địa điểm - vai chu tố thuần túy theo cách phân loại của Frawley (1992) - có thể đảm nhiệm vị trí diễn tố của cả hai diễn tố 1 và 2. Các vai nghĩa của hai diễn tố này có rất nhiều khả

năng kết hợp với nhau, tạo nên những mạng lưới quan hệ rất phức tạp trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với nhóm vị từ này, như đã nói ở trên. Những ngữ liệu dưới đây sẽ chứng minh cho luận điểm này:

 Công cụ + Tiếp thể + Đối thể:

- Đàn anh đã cho tôi trời xanh như ước mơ tuổi thơ.

(Trần Tiến - Mặt trời bé thơ)  Địa điểm + Tiếp thể + Đối thể:

- Đường phố dài chiến công cho tôi niềm vui sống.

(Phan Nhân - Thành phố của tôi)

 Chủ thể, Nguồn + Nghiệm thể - Đối thể (Đối thể không thể hiện hiển ngôn)

- Hàng me xanh ngắt ... đứng đó cho em làm thơ.

(Phạm Minh Tuấn và Nguyễn Nhật Ánh -

Một phần của tài liệu CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN CỦA CÂU CÓ VỊ NGỮ LÀ VỊ TỪ MANG Ý NGHĨA TRAO TẶNG (Trang 65 -65 )

×