0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

Mục đích (purpose)

Một phần của tài liệu CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN CỦA CÂU CÓ VỊ NGỮ LÀ VỊ TỪ MANG Ý NGHĨA TRAO TẶNG (Trang 164 -164 )

TRÊN CẤU TRÚC CÚ PHÁP CỦA CÂU VỚI VỊ TỪ TRAO/TẶNG

4.4.6 Mục đích (purpose)

Ở lớp nghĩa không gian - động, vai Tiếp thể bao hàm ý nghĩa của vai Đích, điểm đến cuối cùng của chuyển động của vật trao/tặng z. Nhờ đó, cho

có thể được dùng như một công cụ từ để chỉ mục đích, bởi vai nghĩa Đích có rất nhiều đặc điểm giống như vai Mục đích, ví dụ:

- Cầu trời nắng lên cho khô thóc.

- Bố mẹ tôi phải làm việc vất vả kiếm tiền cho tôi đi học đại học.

- Xã đã xây được bốn ngôi nhà tình nghĩa cho bà mẹ Việt Nam anh hùng.

- Quay hai chiếc loa sao cho chúng tạo thành một góc 45 độ với bức tường.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa chúng chỉ ở chỗ vai Đích là vai bắt buộc trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu (diễn tố), còn Mục đích là vai không bắt buộc (chu tố). Chính điều này làm nhiều khi rất khó phân biệt hai vai Đích và Mục đích, như trong một số trường hợp Nguyễn Thị Quy đã nêu:

(1) Nó đem sách đến trường cho bạn. (2) Nó đem sách cho bạn.

Trong hai trường hợp này đều có hai khả năng xảy ra, tạo ra sự mập mờ về nghĩa (semantic ambiguity) ở đây.

(i) Trường hợp thứ nhất: bạn chỉ gián tiếp hưởng lợi từ hành động đem, tức là hành động trao/tặng không xảy ra trực tiếp, vật trao/tặng không phải là sách mà là kết quả của hành động đem (tương tự như nó giúp bạn mang sách

(đến trường) hay nó mang sách (đến trường) hộ bạn, giùm bạn [vì sách nặng

hay bạn yếu, mệt chẳng hạn]). Khi đó, mặc dù bạn rốt cuộc vẫn là người

hưởng lợi nhưng là hưởng lợi gián tiếp mà thôi. Sự tình này có thể thể hiện như sau:

Hình 8: Bạn hƣởng lợi gián tiếp

ngƣời hƣởng lợi vật đƣợc di chuyển ngƣời cho Vị trí ban đầu

của ngƣời cho

Vị trí kết thúc của ngƣời cho

(ii) Trường hợp thứ hai: cả hai hành động xảy ra đều liên quan tới thực thể vật chất sách – đem sách và cho sách. Người hưởng lợi lúc này hưởng lợi trực tiếp từ hành động cho, tức là nhận được sách của nó đưa cho. Với ý nghĩa thứ hai này, hai vị từ có thể đứng ngay cạnh nhau:

- Nó đem cho bạn sách.

Sự tình này có thể biểu diễn như sau:

Hình 9: Bạn hƣởng lợi trực tiếp

Như Hình 8 và 9 cho thấy, khi bạn chỉ hưởng lợi gián tiếp từ việc nó đem sách (đến trường) thì bạn không nhất thiết phải có mặt tại nơi diễn ra sự

tình trao/tặng. Trái lại, khi bạn hưởng lợi trực tiếp từ việc nhận được sách mà

nó đưa cho (đồng thời cũng được hưởng lợi từ việc nó đem sách (đến trường)), bạn nhất thiết phải có mặt tại nơi diễn ra sự tình trao/tặng ấy.

Như vậy, dễ thấy rằng vị từ đem thể hiện một hành động có hướng, đòi hỏi phải có tham thể Hướng hoặc Đích trong cấu trúc ngữ nghĩa của chúng,

ngƣời nhận

Phạm vi kiểm soát - sở hữu

của ngƣời cho Phạm vi kiểm soát - sở hữu của ngƣời nhận vật

trao/tặng ngƣời

cho Vị trí ban đầu

của ngƣời cho

tức là chúng phải được xếp vào nhóm vị từ ba diễn tố (tam trị) chứ không phải hai diễn tố (lưỡng trị) như cách phân loại của Nguyễn Thị Quy (1995).

Ngoài ra, vai Đích có thể thay thế cho vai Tiếp thể khi bị rút gọn trong ngôn ngữ nói, ví dụ: Giả bút đây! (khi hai đứa trẻ đang chơi, tranh giành bút với nhau), Đưa tiền đây! (cướp đường, trấn lột), tương tự như dạng rút gọn

Gimme trong tiếng Anh.

4.5 TIỂU KẾT

Như vậy, Chương này đã viện đến một số khái niệm cơ bản trong Ngôn ngữ học Tri nhận để giải thích rõ hơn cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu. Những khái niệm này được gọi chung là các yếu tố tri nhận, bao gồm: cách nhìn nhận, diễn giải và mô tả sự tình (construal of an event), mối quan hệ Vật được định vị - Mốc định vị (TR-LM), Cận cảnh và Hậu cảnh (Foreground and Background). Các yếu tố này có tác động quyết định tới cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu, tới các tham thể cũng như các vai nghĩa mà chúng đảm nhận, tạo nên những ý nghĩa khác nhau. Đến lượt chúng, những cấu trúc nghĩa biểu hiện khác nhau đó lại quy định sự xuất hiện của tham thể này hay tham thể khác, sự nổi bật của vai nghĩa này hay vai nghĩa khác, và cuối cùng là dẫn tới những trật tự cú pháp khác nhau của các thành phần câu thể hiện những tham thể đó cũng như cách thức đánh dấu các vai nghĩa của chúng.

Một số điểm khác biệt cơ bản giữa tiếng Anh và tiếng Việt về những khía cạnh nói trên đã được nêu bật để làm rõ luận điểm: không phải lúc nào cũng có thể tìm được tương đương tuyệt đối giữa hai ngôn ngữ, do vậy người Việt học tiếng Anh, hay người nói tiếng Anh học tiếng Việt, hoặc những người làm công tác biên/phiên dịch với hai ngôn ngữ này cần lựa chọn những tương đương tương đối (relative equivalents) phù hợp nhất, khả chấp nhất để sử dụng, tránh sai lỗi do không hiểu tường tận cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu.

Phần cuối cùng của chương 4 trình bày sự mở rộng nghĩa của give

trong tiếng Anh và cho trong tiếng Việt, một trong những yếu tố quan trọng

dẫn tới những vai nghĩa khác nhau của các tham thể trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu, hoặc dẫn tới những biểu hiện cú pháp khác nhau của các thành phần câu thể hiện những vai nghĩa ấy cũng như chức năng cú pháp của give

cho, đặc biệt là cho trong tiếng Việt. Sự khác biệt giữa give trong tiếng Anh và cho trong tiếng Việt cũng được làm rõ trong từng ý nghĩa mở rộng,

KẾT LUẬN

Từ những kết quả khảo sát, phân tích trình bày qua bốn chương ở trên, luận án có thể đưa ra những kết luận sau:

Một phần của tài liệu CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN CỦA CÂU CÓ VỊ NGỮ LÀ VỊ TỪ MANG Ý NGHĨA TRAO TẶNG (Trang 164 -164 )

×