0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

Lớp nghĩa kiểm soát – sở hữu (control – possession)

Một phần của tài liệu CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN CỦA CÂU CÓ VỊ NGỮ LÀ VỊ TỪ MANG Ý NGHĨA TRAO TẶNG (Trang 54 -54 )

TRONG CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN CỦA CÂU VỚI VỊ TỪ TRAO/TẶNG

2.2.1 Lớp nghĩa kiểm soát – sở hữu (control – possession)

Đây là một lớp nghĩa cơ bản bởi các vị từ trao/tặng trước hết thể hiện sự chuyển đổi quyền kiểm soát - sở hữu đối với vật trao/tặng. Người cho thực hiện hành động khiến cho người nhận có được một cái gì đó, được sở hữu nó hoặc chí ít là được quyền kiểm soát, sử dụng nó. Thuật ngữ “kiểm soát - sở hữu” ở đây nhằm cố gắng khái quát hóa một loạt tình huống diễn ra sự tình trao/tặng mà các vị từ này mô tả. Vật trao/tặng có thể bao gồm những thực thể sở hữu được công nhận hay mặc định, những vật thông thường hay một thực thể trừu tượng. Phạm vi kiểm soát - sở hữu của hai đối tượng người cho và người nhận đối với vật trao/tặng/tặng có nhiều trường hợp chồng chéo lên nhau hoặc có những điểm mơ hồ (fuzzy) chứ không phải lúc nào cũng có ranh giới rõ ràng. Lớp nghĩa này của vị từ mang ý nghĩa trao/tặng có thể được khái quát hóa bằng công thức

x cause y to have z

x khiến y có z (Jackendoff, 1995)

Việc trao quyền kiểm soát trong sự tình trao/tặng cũng là một sự khái quát hoá có tính chất sơ lược nhưng không phải không có cơ sở. Theo thống kê của West (trong Newman, 1996:3), ý nghĩa “trao chuyển quyền sở hữu” xuất hiện tới 35% trong số các câu có vị từ give và đó cũng là ý nghĩa phổ

biến nhất của vị từ này. Có thể vị từ mang ý nghĩa trao/tặng ở các ngôn ngữ khác không có tần suất xuất hiện cao như give trong tiếng Anh, thậm chí có thể không có ý nghĩa “chuyển quyền sở hữu”, song ý nghĩa “chuyển quyền kiểm soát” đối với vật trao/tặng (hiểu rộng ra là quyền tiếp cận và quyền tự do

được sử dụng vật trao/tặng theo ý thích của riêng mình) có thể được coi là một trong những nghĩa cốt lõi, cơ bản của vị từ trao/tặng. Thực tế, theo thống kê của Newman (1996), một số ngôn ngữ có hình thức đánh dấu rõ ràng người nhận với tư cách là „người sở hữu thực sự‟ đối với vật trao/tặng, ví dụ như tiếng Dyirbal, Warragamay, Sochiapan Chinantec.

Ở lớp nghĩa này, vai Tác thể thể hiện rõ đặc trưng rất quan trọng là [+Kiểm soát] và [± Sở hữu] và vai Tiếp thể cũng có đặc trưng tương tự là [+Kiểm soát] và [+Sở hữu]. Như hình 4 cho thấy, rõ ràng là muốn trao một vật gì đó cho người nhận, người cho phải có vật đó trong phạm vi kiểm soát của mình, được quyền sử dụng nó vào mục đích của mình, cho dù là người cho có thực sự là người sở hữu vật đó hay không. Chính vì vậy đặc trưng này được thể hiện bằng cả dấu cộng và dấu trừ. Ví dụ, trong trường hợp

- Con biếu thầy ba đồng.

(Nam Cao - Lão Hạc)

- Lý Cường cho hắn năm sào rưỡi

(Nam Cao - Chí Phèo)

- Tom gave his children their inheritance money before he died. Tôm trao cho các con tiền thừa kế trước khi chết.

(Newman, 1996:47)

- Tom gave his boss one of his sandwiches for lunch.

Tôm đưa cho sếp một trong những cái bánh xăngđuých của mình để ăn trưa.

(Newman, 1996:47)

thì người cho hoàn toàn kiểm soát và sở hữu vật trao/tặng là tiền, đất đai hay bánh. Ngược lại, trong trường hợp

- Đích thân Chủ tịch nước Trần Đức Lương trao Huân chương Sao Vàng cho Đại học Quốc gia Hà Nội.

President Tran Duc Luong presented the Order of Gold Star to VNU in person.

thì Huân chương, Order không hẳn là thuộc sở hữu cá nhân của Chủ tịch nước nhưng nằm trong quyền kiểm soát và quyền hạn hành chính của Chủ tịch nước Trần Đức Lương. Đôi khi có những vật trao/tặng thực ra chẳng thuộc sở hữu, kiểm soát của riêng người cho hay người nhận nhưng người cho có thể tự coi là mình có quyền kiểm soát đối với nó trước khi thực hiện hành động trao/tặng, ví dụ:

- Anh tặng em buổi sáng hôm nay (Tế Hanh) - Muốn gửi ra em một ít nắng vàng (Phạm Tuyên)

- The secretary gave me a set of felt pens at the beginning of the semester.

Cô thư ký đưa cho tôi một bộ bút dạ vào đầu học kỳ.

(Newman, 1996:47)

Còn đối với Tiếp thể, sau khi nhận được vật trao/tặng, người đó trở thành người sở hữu của vật trao/tặng, có quyền kiểm soát nó và sử dụng nó vào mục đích của mình. Hình 4 sau đây thể hiện một cách đơn giản lớp nghĩa kiểm soát - sở hữu.

Hình 4: Lớp nghĩa kiểm soát - sở hữu (theo Newman, 1996) người

cho

người nhận

Phạm vi kiểm soát - sở hữu của

người cho Phạm vi kiểm soát - sở hữu của người nhận vật

Để cho đơn giản, dễ hình dung, phạm vi kiểm soát - sở hữu của hai tham thể chỉ người cho và người nhận được vẽ tách biệt. Tuy nhiên, trong thực tế có những trường hợp ranh giới không gian vật chất giữa hai phạm vi này có thể rất rõ ràng, vật trao/tặng ở những thời điểm nhất định đã dịch chuyển từ phạm vi kiểm soát - sở hữu của người cho sang phạm vi kiểm soát - sở hữu của người nhận. Bên cạnh đó, cũng có nhiều trường hợp hai phạm vi này không có ranh giới rõ ràng, đôi khi còn chồng lấp, giao thoa với nhau. Sơ đồ này không thể thể hiện hết mọi trường hợp cụ thể đó được mà chỉ tập trung thể hiện những nét tiêu biểu nhất mà thôi.

Sự tương đối về ranh giới phạm vi kiểm soát - sở hữu còn thể hiện qua các trường hợp cả người cho lẫn người nhận trước và sau khi hành động trao/tặng xảy ra đều chỉ có quyền kiểm soát/sở hữu một phần hoặc tạm thời đối với vật trao/tặng chứ không phải hoàn toàn hay lâu dài, nhất là khi vật trao/tặng không phải là một thực thể vật chất mà là không gian hoặc một thực thể tinh thần, trừu tượng. Ví dụ:

- Anh ta nhường đường cho tôi. He gives way to me. - Họ cho tôi chỗ ở.

They provided me with shelter.

- The City Authority offered the hurricane victims a place of refuge. Chính quyền thành phố cho những nạn nhân của cơn bão một chỗ nương náu.

Như vậy, để phân biệt rõ đặc trưng của hai vai Tác thể và Tiếp thể ở lớp nghĩa này, có thể gọi vai Tác thể là Người kiểm soát (Controller) và vai Tiếp thể là Chủ sở hữu (Possessor) đối với vật trao/tặng (tránh trùng lắp khi gọi Tác thể là Chủ sở hữu 1 và Tiếp thể là Chủ sở hữu 2). Như đã trình bày ở mục 1.1.3, đặc trưng [Kiểm soát] là một đặc trưng quan trọng đối với sự tham

gia của các vai nghĩa, được dùng làm một tiêu chí cơ bản để phân định vai nghĩa như Mylne (2000) đã sử dụng. Đặc trưng này được mã hóa rất rõ trong vai nghĩa của các tham thể tham gia cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ trao/tặng, đặc biệt là give, cho và gần nghĩa với nó là present, offer, biếu, tặng, nộp, dâng, hiến, tiến, cống, v.v.., ví dụ:

- Đây con có bao nhiêu tiền con xin đưa cả cho cậu

(Nguyên Hồng - Những ngày thơ ấu)

- Người ta nộp thân mình làm lễ hy sinh

(Nam Cao - Nửa đêm)

- Ấy là một chiếc khăn tay Hàn đem về tặng Tơ.

(Nam Cao - Một chuyện xúvơnia)

- He offerred me a cigarette.

Ông ta mời tôi một điếu thuốc.

Một số vị từ thể hiện quan hệ sở hữu ít hoặc không có quan hệ sở hữu thực sự của người cho đối với vật trao/tặng bao gồm provide, supply, transfer,

deliver, phân phối, cung cấp, chuyển, chuyền, v.v.. ví dụ: - Lá thư quê nhà chuyền tay cho nhau.

(Hoàng Hiệp - Đồng đội)

- Năm nay nhà máy phân phối cho mỗi công nhân một chiếc chăn bông. - Người đưa thư chuyển cho cô ấy gói quà từ chiến trường.

- They provided him with a silent gun.

Họ cấp cho anh ta một khẩu súng giảm thanh. - DHL delivered the parcel to me.

Hãng DHL đã chuyển gói đồ cho tôi.

Chính vì người nhận là người sở hữu và kiểm soát vật trao/tặng nên người đó có thể toàn quyền sử dụng vật trao/tặng cho mục đích của mình. Ngoài ra, thông thường người cho trao vật gì đó cho người nhận cũng là có

mục đích để người nhận sử dụng vào một việc gì đó. Do vậy, trong tiếng Việt, các vị từ khác có thể tham gia vào cấu trúc câu bằng các thành phần mở rộng sau Tiếp thể, ví dụ:

- Tôi đưa cái áo chùng của tôi cho nó mặc.

(Nam Cao - Một đám cưới)

- Thầy vẫn cho mỗi đứa vài xu ăn quà.

(Nam Cao - Từ ngày mẹ chết)

- Đưa cái rá cho con cái Tý nhớn nó cầm lấy.

(Nguyên Hồng - Bố con lão đen)

Tiếng Anh cũng có những trường hợp tương tự, ví dụ:

- The teacher gave his students a lot of homework to do.

Thầy giáo cho học sinh bao nhiêu bài tập về nhà [để làm]. - The manager offerred him a job to do in the company.

Ông Giám đốc cho anh ta một chỗ [để] làm việc trong công ty.

Những hiện tượng này sẽ được tiếp tục thảo luận kỹ hơn trong các chương sau.

Một phần của tài liệu CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN CỦA CÂU CÓ VỊ NGỮ LÀ VỊ TỪ MANG Ý NGHĨA TRAO TẶNG (Trang 54 -54 )

×