Gây khiến/Tạo điều kiện (cause/enablement)

Một phần của tài liệu Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu có vị ngữ là vị từ mang ý nghĩa trao tặng (Trang 156)

TRÊN CẤU TRÚC CÚ PHÁP CỦA CÂU VỚI VỊ TỪ TRAO/TẶNG

4.4.2 Gây khiến/Tạo điều kiện (cause/enablement)

Cấu trúc x cho y z đã được Jackendoff (1995) mô hình hóa bằng hàm

ngữ nghĩa x cause y to have z – x khiến y có z. Hàm này thể hiện lớp nghĩa

kiểm soát - sở hữu mà chúng tôi đã trình bày ở các chương trước. Ý nghĩa gây khiến của vị từ trao/tặng cho phép cho/give tham gia vào một số kiến trúc gây khiến khác nữa, cũng như cho phép một số vị từ khác nhóm cùng tham gia kiến tạo câu. Thực thể trừu tượng được trao/nhận ở đây là một dạng khả năng hay điều kiện nào đó, do người cho tạo ra để giúp cho một sự tình xảy ra, hay giúp người nhận thực hiện một hành động nào đó, gần giống với việc người cho trao quyền/cho phép người nhận sử dụng một vật thể nào đó, hay làm một việc nào đó ở trên. Ví dụ:

NP1 + V1 + NP2 + V2

- Làn môi thắm và đôi mắt huyền cho đêm nay tôi càng cháy lòng. - Bàn tay ấy và nhịp chân êm cho tim tôi quên mất lối về.

(Diệp Minh Tuyền - Bản tăng gô Hà Nội)

- Tiếng chim kêu ngọt quá cho trời xanh xanh thắm

(Trần Hoàn - Tình ca mùa xuân)

Ý nghĩa gây khiến có thể được mô hình hoá bằng hàm ngữ nghĩa sau:

CAUSE [ x do something with the intention that y have z] KHIẾN [x làm việc gì với ý định là y có z]

và trong tiếng Việt cả V1 và V2 có thể xuất hiện liền nhau, tạo thành một kiến trúc giống như dạng vị từ chuỗi (serial verb hoặc catenative verb), ví dụ:

NP1 + V1 V2

- Bạn tôi cho hay sau này xong chiến đấu sẽ đi nông trường sớm hôm trên đồng lái máy cày ... (bạn tôi khiến cho tôi biết)

(Hoàng Hiệp - Đồng đội)

- Kết quả khảo sát cho thấy những vấn đề như rượu hoặc ma tuý có thể là những yếu tố nguy cơ dẫn đến bạo lực gia đình, nhưng không phải là “nguyên nhân” trực tiếp.

Sự xuất hiện liền nhau của V1 và V2 như thế này có tần suất rất cao nên nói chung những kết hợp có tính cố định hoá cao độ như cho hay, cho biết, cho thấy thông thường được coi là một vị từ hơn là hai vị từ kết hợp lại.

Ở ý nghĩa gây khiến này, vai Tác thể ít xuất hiện hơn vai Nguồn hoặc Chủ thể, còn vai Tiếp thể thường mang ý nghĩa của vai Nghiệm thể. Đối thể thường không được thể hiện hiển ngôn.

Về mặt cú pháp, Give trong tiếng Anh chỉ có thể hoạt động như một liên từ trong cấu trúc điều kiện dưới dạng phân từ quá khứ given, ví dụ:

- „A good baby‟ is normally interpreted not as one who is obedient,

given the inappropriateness of this notion in this case, but as one who

generally shows signs of contentment, does not cry much, sleeps through the night, and so on.

tạm dịch: Do khái niệm này không thích hợp trong trường hợp ở đây nên

„một đứa bé ngoan‟ thường được hiểu không phải là một đứa biết vâng lời mà là một đứa bé thường tỏ vẻ thoả mãn [chẳng hạn như được bú no], ít ọ ẹ, ngủ suốt đêm, vân vân.

Sơ đồ mở rộng nghĩa của cho và give ở hai ý nghĩa cho phép và gây

x khiến/giúp/ cho phép

y thực hiện việc gì đó với vật trao/tặng

Hành động của x khiến/giúp/ cho phép

y thay đổi trạng thái hoặc thực hiện một hành động

khác

Thực thể / Sự tình A khiến/giúp/cho phép

Thực thể / Sự tình B xuất hiện hoặc xảy ra

(Theo Newman, 1996)

Một phần của tài liệu Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu có vị ngữ là vị từ mang ý nghĩa trao tặng (Trang 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)