1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu có vị ngữ là vị từ mang ý nghĩa trao tặng

191 1,2K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 191
Dung lượng 1,41 MB

Nội dung

0.2 Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp và tư liệu nghiên cứu 2 0.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 5 CHƯƠNG 1 NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN 8 1.1 Quan điểm nghiên cứu về cấu t

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÂM QUANG ĐÔNG

CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN CỦA CÂU CÓ VỊ NGỮ LÀ VỊ TỪ MANG Ý NGHĨA TRAO/TẶNG

(trên cơ sở tiếng Việt và tiếng Anh)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội, 2007

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÂM QUANG ĐÔNG

CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN CỦA CÂU CÓ VỊ NGỮ LÀ VỊ TỪ MANG Ý NGHĨA TRAO/TẶNG

(trên cơ sở tiếng Việt và tiếng Anh)

Chuyên ngành: Lí luận Ngôn ngữ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 GS.TS LÊ QUANG THIÊM

2 PGS.TS VŨ ĐỨC NGHIỆU

Hà Nội, 2007

Trang 3

0.2 Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp và tư liệu nghiên cứu 2

0.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 5

CHƯƠNG 1 NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN 8

1.1 Quan điểm nghiên cứu về cấu trúc nghĩa của câu 8

1.2 Quan điểm về vai nghĩa của các tham thể trong cấu trúc

1.4 Tình hình nghiên cứu cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ trao/tặng 34

Trang 4

CHƯƠNG 2 CÁC LỚP NGHĨA VÀ VAI NGHĨA CỦA BA DIỄN TỐ

TRONG CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN CỦA CÂU VỚI VỊ TỪ TRAO/TẶNG 43

2.2.1 Lớp nghĩa kiểm soát - sở hữu (control - possession) 49 2.2.2 Lớp nghĩa không gian - động (spatial - dynamic) 54 2.2.3 Lớp nghĩa lợi ích (human interest) 58

2.3 Cấu trúc nghĩa biểu hiện cơ sở của câu với vị từ trao/tặng 72

CHƯƠNG 3 CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN RÚT GỌN

VÀ MỞ RỘNG CỦA CÂU VỚI VỊ TỪ TRAO/TẶNG 87

3.2 Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với số lượng diễn tố ít hơn 3 92

3.3 Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với số lượng tham thể nhiều hơn 3 95

Trang 5

3.4.2 So sánh vị từ trao/tặng với vị từ đào (dig) 112

3.4.3 So sánh vị từ trao/tặng với vị từ nhảy (jump) 113

CHƯƠNG 4 SỰ THỂ HIỆN CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN TRÊN

CẤU TRÚC CÚ PHÁP CỦA CÂU VỚI VỊ TỪ

4.2 Trật tự tham thể trong câu với ≤ 3 diễn tố 125 4.2.1 Khi Tác thể được chọn làm Vật được định vị (Trajector - TR) 125 4.2.2 Khi Tiếp thể được chọn làm Vật được định vị 138 4.2.3 Khi Đối thể được chọn làm Vật được định vị 142 4.3 Trật tự tham thể trong câu với diễn tố và chu tố mặc định 144

4.4 Sự mở rộng nghĩa của give trong tiếng Anh và cho trong tiếng Việt 148

4.4.2 Gây khiến / Tạo điều kiện (cause / enablement) 151

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

Trang 6

MỞ ĐẦU

0.1 LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI

Trong vài thập kỷ cuối thế kỷ 20, một số khuynh hướng ngôn ngữ học hậu cấu trúc luận (post-structuralism) đã cố gắng khắc phục những giới hạn của lôgíc học để tập trung nhiều hơn vào mặt chức năng và nội dung của ngôn ngữ Việc nghiên cứu cấu trúc nghĩa của câu là một trong những khuynh hướng mới đó với nhiều đóng góp có giá trị cho ngôn ngữ học hiện đại Theo những quan niệm gần đây về cấu trúc nghĩa của câu, vị từ đóng vai trò trung tâm, chi phối các thành tố nghĩa xung quanh nó Ngữ trị - khả năng kết hợp của vị từ có vai trò quyết định tới cấu trúc nghĩa của câu: nó quy định phải có bao nhiêu thành tố nghĩa xung quanh vị từ và những thành tố nghĩa đó là gì,

có tư cách, quan hệ, vị thế như thế nào đối với vị từ, và chúng được tổ chức như thế nào trong cấu trúc nghĩa của câu Ngữ trị của vị từ càng lớn thì cấu trúc nghĩa của câu càng phức tạp Do vậy, vị từ đa trị là một đối tượng cần nghiên cứu, khảo sát toàn diện, kỹ lưỡng để hiểu biết sâu sắc hơn về cấu trúc nghĩa của câu

Vị từ mang ý nghĩa trao/tặng là một trong số các nhóm từ vựng cơ bản của ngôn ngữ Chúng nằm trong số những yếu tố ngôn ngữ được tiếp thu và

sử dụng sớm nhất ở trẻ em, và được coi là một trong những „viên gạch‟ đầu tiên để xây dựng nên các đơn vị ngữ nghĩa khác Chúng có số lượng phong phú, thể hiện nhiều hoàn cảnh, tính chất, cách thức của sự tình trao/tặng, nhiều mối quan hệ liên nhân khác nhau giữa các đối tượng tham gia sự tình trao/tặng Sự đa dạng về nghĩa của vị từ, số lượng tham thể thể hiện các đối tượng tham gia sự tình trao/tặng, vai nghĩa, tư cách, quan hệ, đặc trưng, v.v., của các tham thể đó trong cấu trúc nghĩa của câu với vị từ mang ý nghĩa trao/tặng giúp cho nhóm vị từ này có tính đại diện cao cho các vị từ đa trị

Trang 7

Mặc dù những vấn đề này đã được một số nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu, song cũng còn nhiều điểm cần được tiếp tục giải quyết một cách thấu đáo

và thỏa đáng hơn nữa Do vậy, về mặt lý luận, việc nghiên cứu nhóm vị từ này sẽ giúp giải quyết một số vấn đề về cấu trúc nghĩa của câu có vị ngữ là vị

từ đa trị với những quan niệm mới, phương pháp tiếp cận mới, nhờ vào những thành tựu, tiến bộ mới của ngôn ngữ học hiện đại cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ

21 Đồng thời, việc nghiên cứu, so sánh vị từ mang ý nghĩa trao/tặng ở các ngôn ngữ khác nhau cũng sẽ giúp phát hiện được nhiều điều thú vị về ngôn ngữ và văn hóa của các cộng đồng sử dụng những ngôn ngữ ấy, cụ thể là tiếng Anh và tiếng Việt trong luận án này

Về thực tiễn, cấu trúc cú pháp của câu có vị ngữ là vị từ mang ý nghĩa trao/tặng có nhiều thành phần phức tạp, gây không ít khó khăn, dẫn tới nhiều lỗi phổ biến, thường gặp ở người Việt học tiếng Anh, nhất là lỗi về trật tự từ, giới từ và cải biến chủ động - bị động Một trong những căn nguyên gây lỗi

là do cấu trúc nghĩa của câu, đặc biệt là những tương đồng, khác biệt giữa các ngôn ngữ về cấu trúc nghĩa của câu với những vị từ này chưa được hiểu một cách tường tận, rõ ràng Cần phải nghiên cứu nhóm vị từ này để có những phương thức, biện pháp giúp người nước ngoài học tiếng Việt hay người Việt học tiếng Anh nhận thức rõ được chúng và khắc phục được những khó khăn trên Đó là lý do thực tiễn thu hút sự quan tâm nghiên cứu của chúng tôi trong luận án này

0.2 ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP VÀ TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU

0.2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu

có vị ngữ là vị từ đa trị mang ý nghĩa trao/tặng trong tiếng Việt và tiếng Anh

Trang 8

(từ đây trở đi được diễn đạt gọn là câu với vị từ trao/tặng) Tiêu biểu có thể

kể đến các vị từ: cho, gửi, đưa, cung cấp, biếu, tặng, hiến, nhường, phú, thí, phát, ban, give, present, hand, endow, bestow, confer, offer, , v.v Tuy nhiên,

một số vị từ có nhiều điểm tương đồng với vị từ mang ý nghĩa trao/tặng cũng được thảo luận nhằm làm rõ và kiểm chứng những luận điểm luận án đưa ra (danh sách vị từ – xin xem Phụ lục)

Cách tiếp cận được lựa chọn để nghiên cứu là từ sự tình tới hình thức thể hiện: sự tình là như nhau, tức là nội dung như nhau, song cần tìm hiểu xem trong tiếng Việt và tiếng Anh sự tình đó được nhìn nhận như thế nào, diễn giải, mô tả ra sao; cách mô tả đó được thể hiện bằng hình thức nào, với những vị từ nào, với những tham thể nào, vai nghĩa của những tham thể đó là

gì, vị thế, tư cách của chúng như thế nào Nội dung, ngữ nghĩa là cái tiên quyết, quy định ngữ pháp cho nên phải đi từ ngữ nghĩa đến ngữ pháp chứ không phải ngược lại Do vậy, lõi sự tình của câu được tập trung nghiên cứu

và lấy làm xuất phát điểm để khảo sát, phân tích

0.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra trên đây, luận án tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau:

 Điểm lại những giải thuyết về cấu trúc nghĩa của câu, nhất là cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu có vị ngữ là vị từ đa trị, tiêu biểu là vị từ mang ý nghĩa trao/tặng;

 Làm rõ các lớp nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ trao/tặng và vai nghĩa cũng như đặc trưng của các tham thể trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu ở các lớp nghĩa đó Đây cũng là một phương pháp cần thiết giúp xác định đúng đắn, rõ ràng những vai nghĩa mà các

Trang 9

tham thể có thể đảm nhận, vai nghĩa nào là chính, vai nghĩa nào là phụ trợ

 Xác định tư cách của những thành tố nghĩa vẫn được gọi là Phi tham thể, Chu tố, Cảnh huống hay Tham thể ngoại vi (Non-participants, Circumstants or Peripheral participants) trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ trao/tặng bởi vì chúng không hoàn toàn giống nhau

 Tìm hiểu tác động của những yếu tố ngữ nghĩa tới cấu trúc cú pháp khiến cho mỗi tham thể được đứng ở những vị trí nhất định, hoặc những trật tự

cú pháp của các thành phần câu ứng với các tham thể phản ánh những khác biệt ngữ nghĩa nào

 Phát hiện những tương đồng và khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Anh dẫn tới những thuận lợi và khó khăn cho người học về loại câu có vị ngữ là vị

từ đa trị, nhất là vị từ mang ý nghĩa trao/tặng, và đề xuất cách khắc phục những khó khăn ấy

0.2.3 Phương pháp và Tư liệu nghiên cứu

Trước hết, vì vị từ là trung tâm của câu nên bản chất ngữ nghĩa của vị

từ là căn cứ để phân tách các lớp nghĩa, xác định các tham thể, luận giải các mối quan hệ nghĩa, xác định vai nghĩa của các tham thể, từ đó quy nạp, tổng kết thành mô hình cấu trúc nghĩa mang tính khái quát cho loại câu với vị từ trao/tặng Trong quá trình nghiên cứu, dẫn liệu tiếng Việt và tiếng Anh được khảo sát nhằm làm sáng tỏ các luận điểm và xác định những điểm tương đồng

và khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt về loại câu với vị từ trao/tặng

Tư liệu được nghiên cứu là câu với vị từ trao/tặng và một số vị từ khác

có liên quan Những tư liệu này được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, từ văn viết „chuẩn‟ („standard‟ written register) tới ngôn ngữ nói hàng ngày, ngôn ngữ báo chí (báo in và báo điện tử), một số tác phẩm văn học và ca khúc

Trang 10

tiêu biểu nhằm có được một cái nhìn tổng thể, toàn diện về các kết cấu (constructions) sử dụng vị từ trao/tặng Việc sử dụng công cụ tìm kiếm cực

kỳ hiệu quả và nhanh chóng trên Internet như Google đã cho phép thống kê được một số lượng có thể nói là khổng lồ các trường hợp xuất hiện vị từ mang

ý nghĩa trao/tặng Riêng cho trong tiếng Việt (cả với tư cách là vị từ và công

cụ từ) và give trong tiếng Anh, một lần tìm kiếm đã cho kết quả lần lượt là

10.500 và 23 x 108 trường hợp xuất hiện Tuy nhiên, sau khi sàng lọc, khoảng

2000 trường hợp từ tất cả các nguồn nói trên được xem xét để chọn ra gần

700 trường hợp đưa vào phân loại, sắp xếp theo các tiêu chí cần thiết tạo điều kiện cho việc phân tích, xử lý Một số thao tác cần thiết như lược bỏ, thay thế, đảo trật tự từ, cải biến bị động, v.v được sử dụng để kiểm chứng các luận điểm về ngữ nghĩa thông qua các kết cấu hình thức mà những vị từ này kiến tạo Các số liệu được tính toán, thống kê, so sánh để cung cấp cứ liệu định lượng cho các luận điểm, giải thuyết và kết luận trong nghiên cứu này

Như vậy, các phương pháp phân tích thành tố (componential analysis), phương pháp so sánh đối chiếu, kết hợp với các thủ pháp mô hình hóa, phân tích định tính và định lượng, phân loại, thay thế và cải biến đã được sử dụng

để nghiên cứu trong luận án này

0.3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN

Về lý luận, các mô hình được xác lập và những tổng kết, phát hiện trong luận án sẽ cung cấp một cái nhìn mới, toàn diện hơn về cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu có vị ngữ là vị từ đa trị, tiêu biểu là vị từ mang ý nghĩa trao/tặng Đặc biệt, các mô hình sẽ thể hiện sáng tỏ hơn các lớp nghĩa và sự phân bố các vai nghĩa, từ đó có nhận thức rõ ràng hơn về các tham thể và vai nghĩa của chúng trong cấu trúc nghĩa của câu, nhất là các kiểu mô hình phức tạp Luận án cũng góp phần làm sáng tỏ khả năng kết hợp của vị từ đa trị với hoạt động của chúng trong thực tế

Trang 11

Về thực tiễn, trong giảng dạy ngoại ngữ, luận án đóng góp một số ứng dụng vào công tác giảng dạy, học tập cũng như dịch thuật liên quan tới câu có

vị ngữ là vị từ đa trị trong tiếng Anh và tiếng Việt, tiêu biểu là vị từ mang ý nghĩa trao/tặng

0.4 BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN

Ngoài hai phần mở đầu và kết luận, luận án chia làm 4 chương chính:

Chương 1: Những cơ sở lý luận của luận án

Chương 1 trình bày một số quan điểm nghiên cứu của tác giả nước ngoài và tác giả Việt Nam về cấu trúc nghĩa của câu, nhất là về cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu cũng như các tham thể trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu và vai nghĩa của chúng Từ đó, những luận điểm cơ bản, thống nhất được tổng kết làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu Đồng thời, chương 1 cũng điểm lại những công trình nghiên cứu đã tiến hành có liên quan ít nhiều, trực tiếp hoặc gián tiếp tới vị từ trao/tặng Kết quả của những nghiên cứu đó là những cơ sở, tiền đề quan trọng cho luận án này

Chương 2: Các lớp nghĩa và vai nghĩa của ba diễn tố trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ trao/tặng

Chương 2 phân tách các lớp nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ trao/tặng, phân tích các đặc trưng của ba diễn tố ở các lớp nghĩa

đó và chỉ ra các vai nghĩa cũng như tư cách của chúng

Chương 3: Cấu trúc nghĩa biểu hiện rút gọn và mở rộng của câu với vị từ trao/tặng

Chương 3 khảo sát các điều kiện ngữ nghĩa cho phép những tham thể

Trang 12

cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu, góp phần rút gọn hoặc phát triển cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu Qua đó, vị thế, tư cách của những chu tố đó trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu cũng được xác định

Chương 4: Sự thể hiện cấu trúc nghĩa biểu hiện trên cấu trúc cú pháp của câu với vị từ trao/tặng

Chương 4 tập trung phân tích một số nhân tố ngữ nghĩa tác động tới cấu trúc cú pháp của câu với vị từ trao/tặng như nhân tố lớp nghĩa, góc nhìn, quan hệ giữa vật được định vị (trajector) với mốc định vị (landmark), cận cảnh – hậu cảnh (foreground – background), sự mở rộng nghĩa, v.v Đây là

sự khảo sát mối quan hệ giữa cấu trúc nghĩa biểu hiện với cấu trúc cú pháp, nghiên cứu sự ánh xạ (mapping) cấu trúc nghĩa biểu hiện lên cấu trúc cú pháp, hay hình thức mã hóa các quan hệ ngữ nghĩa qua cấu trúc cú pháp nhằm kiểm chứng lại những luận điểm về cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ trao/tặng qua hình thức cú pháp mà chúng kiến tạo Tuy nhiên đó là những mối quan hệ hết sức phức tạp, liên quan tới nhiều vấn đề cú pháp Do vậy, luận án chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu vào các quan hệ ngữ nghĩa tác động trực tiếp tới cú pháp mà thôi Qua đó cách thức đánh dấu vai nghĩa, biện pháp nhận diện các vai nghĩa được trình bày rõ ràng, thuận tiện hơn, khắc phục những điểm nhầm lẫn, mơ hồ hay khó khăn trước đây

Sau phần kết luận là danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục

Trang 13

CHƯƠNG 1 NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN

1.1 QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU VỀ CẤU TRÚC NGHĨA CỦA CÂU

Đã có nhiều nhà ngôn ngữ học đề cập tới cấu trúc nghĩa của câu từ nhiều góc độ khác nhau, với những quan điểm khác nhau mà khuôn khổ của luận án không cho phép thống kê hết được Dưới đây là một số quan điểm chính yếu, có ảnh hưởng trực tiếp tới quan điểm tiếp cận của luận án đối với

đề tài nghiên cứu Nói chung, dù theo cấu trúc luận (structuralism) hay chức năng luận (functionalism), lấy xuất phát điểm là từ ngữ pháp tới ngữ nghĩa hay ngược lại, các tác giả đều cùng thống nhất ở những điểm sau:

1.1.1 Về nghĩa của câu

Thứ nhất, nghĩa của câu không đơn giản là một phép cộng nghĩa của các từ ngữ trong câu mà là một cấu trúc có nhiều tầng Các tầng nghĩa trong câu phối hợp với nhau tạo ra cái nghĩa hành chức (nội dung thông báo) của câu Nghĩa chính là cái được truyền đạt trong lời nói “Lớp nghĩa nghĩa học

là lớp nghĩa của sự tình được biểu thị và những vai trò tham gia cái sự tình ấy” (Cao Xuân Hạo, 1992:8) hay nghĩa của câu là lõi sự tình mang nội dung thông báo (Frawley, 1992)

Thứ hai, nội dung nghĩa của câu (và của ngôn ngữ) không chỉ là cái phần phản ánh (biểu hiện, miêu tả) những mảng của thế giới hiện thực (hay một thế giới nào khác ở bên ngoài ngôn ngữ) mà còn có những mặt khác không kém phần quan trọng, thậm chí còn quan trọng hơn

Trang 14

1.1.2 Về cấu trúc nghĩa của câu

Cấu trúc nghĩa là cấu trúc cơ sở của câu (Fillmore, 1968), quy định cấu trúc ngữ pháp của câu Cấu trúc nghĩa của câu bao gồm một động từ cộng với một số danh ngữ có các quan hệ được “dán nhãn” (quan hệ cách) đặc biệt với câu (Fillmore, 1968); nói cách khác, nghĩa của câu là lõi sự tình được thể hiện bằng vị từ và các tham thể xung quanh nó, trong đó vị từ là trung tâm Vị từ

là cái lõi xâu chuỗi, liên kết quan hệ giữa các tham thể với nhau để thể hiện một sự tình nào đó Đây là một trong những điểm chung trong quan điểm của Chafe (1970), Frawley (1992), Nguyễn Thị Quy (1995), Nguyễn Văn Hiệp (2002), Diệp Quang Ban (2004)1

; v.v

Ngữ trị của vị từ (gồm kết trị và diễn trị) - giá trị ngữ pháp thống nhất

từ các kết hợp có tính trật tự và các vai diễn có tính chức năng đặc trưng được xác lập trong ngôn liệu bởi hình thức của những trật tự ngữ đoạn và chức vụ

cú pháp - quyết định số lượng các thành tố nghĩa cũng như thành tố cú pháp xung quanh nó (Đinh Văn Đức, 2001)

Với tư cách là một đơn vị ngữ nghĩa, mỗi tham thể có một vị trí nhất định trong cấu trúc ngữ nghĩa, tức là mỗi vị trí trong cấu trúc ngữ nghĩa ứng với một đơn vị ngữ nghĩa nhất định Tuy nhiên, trong một số ngôn ngữ thuộc loại hình đa tổng hợp (polysynthetic), động từ có thể thu hút hoàn toàn danh

từ vào nó, có thể bao gồm trong căn tố của nó cả một số đơn vị ngữ nghĩa của các danh từ khác nữa (Chafe, 1970) Quá trình này gọi là hiện tượng hợp nhất

- incorporation hay hiện tượng hoà đúc tham tố (argument fusion) (Pinker,

1

Trong công trình này, Diệp Quang Ban không dùng thuật ngữ “vị từ” mà gọi là vị tố (predicator), và coi vị

tố là trung tâm, hay đỉnh của câu Sự sử dụng thuật ngữ khác nhau này không ảnh hưởng tới quan điểm chung về vấn đề cái gì đóng vai trò trung tâm trong cấu trúc (cả cấu trúc ngữ nghĩa lẫn cấu trúc ngữ pháp) của câu

Trang 15

1993) Do vậy, có thể có trường hợp một số đơn vị ngữ nghĩa, kể cả một số tham thể, không xuất hiện trên cấu trúc bề mặt (s-structure)

Trong các thành tố nghĩa tham gia cấu trúc nghĩa của câu có những thành tố bắt buộc và những thành tố tuỳ nghi Những thành tố bắt buộc là

“những vai trò tất yếu được giả định sẵn trong nghĩa từ vựng của vị từ” (Cao Xuân Hạo, 1992) hoặc “là những yếu tố tất yếu, bắt buộc phải có, bị quy định bởi bản chất của vị từ trung tâm” (Nguyễn Thị Quy, 1995; Nguyễn Văn Hiệp, 2002) Những thành tố bắt buộc, tất yếu này được gọi bằng nhiều thuật ngữ

khác nhau như diễn tố (actants) (Cao Xuân Hạo, 1992), tham thể (Diệp

Quang Ban, 2004), hoặc “được biểu đạt bởi các từ hoặc các ngữ đoạn gọi chung là các diễn tố cú pháp” (Nguyễn Thị Quy, 1995; Nguyễn Văn Hiệp, 2002) Còn những thành tố nghĩa không được giả định một cách tất nhiên trong khung vị ngữ, làm thành cái cảnh trí xung quanh như điều kiện, thời gian, không gian, cách thức, phương tiện, v.v là những thành tố tuỳ nghi và

thường được gọi là chu tố (circumstant) (Cao Xuân Hạo, 1992), Cảnh huống

(Diệp Quang Ban, 2004), hoặc “được biểu đạt bởi các từ hoặc ngữ đoạn gọi chung là các chu tố cú pháp” (Nguyễn Thị Quy, 1995; Nguyễn Văn Hiệp, 2002)

Khác với quan điểm của Fillmore (1968) cho rằng “mỗi quan hệ cách” (case relation) (mỗi vai nghĩa hay quan hệ nghĩa - semantic relation - giữa các thành tố nghĩa với vị từ) chỉ xuất hiện một lần trong một câu đơn, tức là mỗi thành tố nghĩa chỉ đảm nhận một vai nghĩa, các tác giả sau Fillmore như Chafe (1970), Frawley (1992), Cao Xuân Hạo (1992), Jackendoff (1995), Diệp Quang Ban (2004), v.v đều nhận thấy không có quan hệ tương liên một-đối-một như vậy mà trong thực tế, một thành tố nghĩa có thể đồng thời đảm nhận nhiều vai nghĩa khác nhau, tức là có nhiều quan hệ nghĩa khác nhau với

vị từ Thành tố nghĩa đó có thể là thành tố bắt buộc hoặc tuỳ nghi đối với

Trang 16

từng vị từ nhất định, và ngay cả đối với một vị từ, đôi khi thành tố tuỳ nghi cũng có thể hoạt động như thành tố bắt buộc hoặc thay thế cho thành tố bắt buộc, như Diệp Quang Ban (2004:38) nhận định: “ có những trường hợp yếu tố chỉ cảnh huống (chu tố) lại hoạt động như tham thể [trong] những trường hợp đó chúng nằm trong sự thể và giữ một chức năng cú pháp nào đó trong cấu trúc cơ sở của câu.”

Một cấu trúc ngữ nghĩa của ngôn ngữ này có thể không có tương đương tuyệt đối trong một ngôn ngữ khác, mặc dù cùng mô tả một sự tình như nhau, một “kịch cảnh” như nhau Sự khác nhau đó thể hiện ở số lượng thành tố nghĩa [bắt buộc] và vai nghĩa của chúng với động từ (Lý Toàn Thắng, 2002) Một sự tình có thể được nhận thức và mô tả theo nhiều cách khác nhau, bằng những đơn vị ngữ âm, ngữ pháp khác nhau, hoặc cùng một đơn vị ngữ âm, ngữ pháp có thể thể hiện nhiều sự tình khác nhau hoặc nhiều phương diện khác nhau của sự tình (Chafe, 1970) Nói cách khác, „các sự việc được diễn đạt thông qua cách nhìn được xây dựng nên bởi con người, và được mã hoá trong ngữ pháp của một ngôn ngữ cụ thể Vì vậy, cùng một sự việc có thể được nhìn nhận và diễn đạt theo những cách khác nhau: khác nhau giữa những người nói khác nhau, đối với các ngôn ngữ khác nhau; và cũng khác nhau ngay cả đối với cùng một người trong những lần nhìn nhận khác nhau, khác nhau trong cùng một ngôn ngữ bởi những phương tiện diễn đạt khác nhau mà ngôn ngữ đó cho phép” (Diệp Quang Ban, 2004:33) Các ngôn ngữ

có thể khác nhau ở những điểm như:

 “trong ngôn ngữ A, một sự tình được nhìn nhận như những quan hệ không gian thì sang ngôn ngữ B nó lại được biểu thị bằng những quan

hệ khác;

Trang 17

 cùng một sự tình nhưng trong ngôn ngữ A nó được nhìn nhận như chỉ gồm một sự kiện đơn nhất, còn sang ngôn ngữ B thì như hai sự kiện ghép lại;

 cùng một sự tình nhưng trong hai ngôn ngữ A và B số lượng các yếu tố của sự tình đó được biểu thị trong cấu trúc nghĩa của câu không bằng nhau;

 cùng một yếu tố của sự tình nhưng trong hai ngôn ngữ A và B nó được biểu hiện theo hai cách khác nhau” (Gak, trong Lý Toàn Thắng, 2002:87)

Do đó, khi nghiên cứu cấu trúc nghĩa của câu nói riêng và nghiên cứu ngôn ngữ nói chung cần kết hợp cả hai hướng phổ quát luận và tương đối luận, bởi ý nghĩa của ngôn ngữ „về bản chất là mang tính “dĩ nhân vi trung” (anthropocentric) và “dĩ tộc vi trung” (ethnocentric) (Lý Toàn Thắng, 2002: 94)

Như vậy, về cơ bản các tác giả đều thống nhất với nhau trong quan niệm về nghĩa câu và cấu trúc nghĩa câu Trong cấu trúc nghĩa đó, vị từ là yếu tố quan trọng nhất quyết định số lượng, thành phần các đối tượng tham gia trong cấu trúc cũng như quan hệ giữa các đối tượng này Tuy nhiên, phải khẳng định rằng các tham thể cũng có tác động trở lại đối với vị từ; chúng quyết định lựa chọn vị từ nào để thể hiện vai trò của mình trong sự tình cũng như liên kết các mối quan hệ giữa chúng với nhau Đó là những mối quan hệ qua lại chứ không phải chỉ là một chiều từ vị từ tới tham thể Luận điểm này

sẽ được chứng minh trong các phần sau

Trang 18

1.2 QUAN ĐIỂM VỀ VAI NGHĨA CỦA CÁC THAM THỂ TRONG CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN CỦA CÂU

1.2.1 Nhận xét chung

Vấn đề vai nghĩa của các tham thể trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu là một vấn đề phức tạp và đã được khảo sát, nghiên cứu theo rất nhiều quan điểm khác nhau Fillmore (1968) đã đề nghị một danh sách các cách sâu hay cách ngữ nghĩa (semantic cases) như sau:

 A – Agentive: người/vật (động vật) là chủ thể của hành động do vị từ biểu thị;

 I – Instrumental: động lực hay vật thể (bất động vật) có quan hệ nhân quả với hành động hay trạng thái do vị từ thể hiện, hoặc công cụ của hành động do vị

Trang 19

(Objective Case) mà theo ông là “cách trung hòa nhất, là bất cứ cái gì có thể

do danh từ biểu thị” (Fillmore, 1968: 24-25)

Trên cơ sở danh sách của Fillmore, nhiều tác giả đã phát triển lên và gọi

“cách ngữ nghĩa” bằng những cái tên khác nhau như quan hệ nghĩa – thematic relations (Gruber, 1976; Jackendoff, 1972), theta-roles (-roles) (Chomsky, 1981; Marantz, 1984), vai tham thể – participant roles (Allan 1986), vai nghĩa – thematic roles (Dowty, 1991; Jackendoff, 1990), vai ngữ nghĩa – semantic roles (Dillon, 1977; Givón, 1990) (theo thống kê của Frawley, 1992) Không chỉ có vậy, từ thập kỷ 1970 của thế kỷ trước cho tới nay khá nhiều vai nghĩa khác đã được đề xuất thêm (cả ở nước ngoài và ở Việt Nam) như:

 B – Benefactive: Đắc lợi thể trong hành động do vị từ biểu thị;

 C – Comitative: chỉ người hay vật có liên đới với chủ thể trong trạng thái hay hành động do vị từ biểu thị;

 T – Time: thời điểm của trạng thái hay hành động do vị từ biểu thị;

 S – Source: chỉ điểm xuất phát của sự chuyển động do vị từ biểu thị;

 G – Goal: chỉ mục tiêu, đích của sự chuyển động do vị từ biểu thị;

 Dr – Direction: chỉ phương hướng của sự chuyển động do vị từ biểu thị;

 E – Extent: chỉ tầm xa của sự chuyển động hay thời gian kéo dài của một trạng thái hay hành động do vị từ biểu thị;

 Experiencer: nghiệm thể/ Người trải nghiệm;

 Undergoer: Kẻ trải qua quá trình;

 Manner: phương thức;

 Purpose: mục đích;

 Force: lực, sức mạnh của tự nhiên tác động đến một vật gây nên một quá trình;

Trang 20

 Ứng thể: kẻ ứng xử;

 Cảm thể: người hoặc thực thể cảm giác, suy nghĩ hay mong muốn;

 Phát ngôn thể: người hoặc vật phát ra tín hiệu;

 v.v

Các vai nghĩa được đánh dấu hoặc không đánh dấu theo nhiều phương

thức khác nhau, phổ biến nhất là bằng giới từ Ví dụ, by - bởi cơ bản là đánh dấu Tác thể (Agentive), with - bằng/với đánh dấu Công cụ (Instrumental), giới từ zêrô đánh dấu Objective và Factitive, for – cho đánh dấu Đắc lợi thể,

v.v

Nói chung các tác giả đều thống nhất về định nghĩa các vai, song trong thực tế đối với việc xác định tham thể nào đóng vai gì trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu thì họ lại có những quan điểm hết sức đa dạng Ví dụ, Radford (1988) cho rằng vai Đối thể và Thụ thể (Theme and Patient) chỉ là các tên gọi khác nhau cho cùng một vai nghĩa, nhưng trong thực tế hai vai này rất khác biệt Vai Đối thể có thể thể hiện một thực thể chuyển động trong không gian thực tế hay tưởng tượng dưới tác động của hành động mà vị từ thể

hiện, song không bị thay đổi về thể chất, ví dụ như the rock trong Fred threw the rock – Fred ném hòn đá Trong khi đó, vai Thụ thể là thực thể bị tác động hay biến đổi dưới tác động của hành động mà vị từ thể hiện, ví dụ the rock trong Fred shattered the rock – Fred đập vụn hòn đá

Chafe (1970) khẳng định chỉ có một số danh từ nào đó mới có thể làm Tác thể (Agent) của động từ Khả năng này phụ thuộc vào đặc trưng ngữ nghĩa của đối tượng: đó có phải là một đối tượng có năng lực (capacity), có lực (force) để thực hiện một việc gì đó hay không, một đối tượng tự chủ, kiểm soát được bản thân (control) hay không Khái niệm Tác thể (Agent) này có điểm trùng với khái niệm động vật tính (animate) Tuy nhiên, Chafe lại cho rằng một số danh từ không có động vật tính mà cũng làm Tác thể, ví dụ:

Trang 21

The heat melted the butter

DA nhiệt làm chảy – PAST2 DA bơ

Cái nóng (đã) làm chảy bơ / bơ chảy The wind opened the door

DA gió mở - PAST DA cửa

Gió mở cửa / làm cửa mở

The ship destroyed the pier

DA tàu phá huỷ - PAST DA cầu tàu

Con tàu (đã) phá huỷ cầu tàu

Ở đây the heat, the wind, và the ship có năng lực để chúng có thể tiến hành

những hành động nhất định Như vậy là ông chưa phân biệt giữa Tác thể (Agent) và lực (Force) Đây là một điểm chưa thỏa đáng trong việc xác định các vai nghĩa của Chafe

Ngoài ra, Chafe cho rằng quan hệ giữa danh từ và vị từ trung tâm – mối quan hệ giữ vai trò căn bản hơn bất kỳ những quan hệ nào khác - là quan hệ giữa Thụ thể và Tác thể Song có chỗ Chafe không phân biệt Thụ thể với Đối

thể (Theme), ví dụ ông tuyên bố “tickets và convertible trong Tom has the tickets và Tom has / owns a convertible (Tôm có những tấm vé và Tôm có / sở hữu một chiếc xe có thể bỏ mui) là Thụ thể (Patients)” Ông gộp cả các vai

Nguồn (Source), Đích (Goal), Hướng (Direction) vào vai Vị trí (Location) (Chafe, 1970:190) Đó là một điểm nữa chưa hợp lý trong quan niệm của Chafe đối với các vai nghĩa

Như vậy, sau Fillmore (1968), suốt hai thập kỷ 70, 80 cho tới đầu thập

kỷ 90, hàng loạt các vai nghĩa được đề xuất, với nhiều cách phân loại khác nhau, xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau Sự phát triển phong phú danh sách các vai nghĩa đã gây ra khá nhiều vấn đề phức tạp, một tham thể có khi được

Trang 22

dán nhãn nhiều vai (theta label) khác nhau Điều này dẫn tới sự chồng chéo nhiều khi không cần thiết, và số lượng quá lớn, phân biệt quá chi tiết các vai nghĩa làm cho danh sách vai nghĩa trở nên quá cồng kềnh, khó xử lý khi gặp những trường hợp phức tạp Chính vì vậy, vào đầu thập kỷ 90, nhiều nhà nghiên cứu đã tập trung xử lý, phân loại các vai nghĩa theo những đặc trưng

có tính khái quát hơn cho các ngôn ngữ nói chung, để rồi căn cứ vào đó mỗi ngôn ngữ cụ thể có sự phân biệt chi tiết hơn tùy theo đặc điểm cụ thể của từng tiểu loại vai nghĩa trong những phạm trù lớn đó Tiêu biểu cho những cố gắng này là Frawley (1992), Van Valin (1993), Jackendoff (1995), Sowa (1999) và gần đây nhất là Mylne (2000)

1.2.2 Cách phân loại vai nghĩa

1.2.2.1 Frawley (1992) đề xuất rằng trước hết các vai nghĩa được phân thành các vai diễn tố và phi diễn tố (participant and non-participant roles) Vai diễn tố là vai của những tham thể bắt buộc tham gia vào cấu trúc nghĩa của câu, do vị từ đòi hỏi; vai diễn tố thường trả lời cho các câu hỏi “Ai làm gì với ai?” Vai phi diễn tố là vai của các tham thể tùy nghi, do ngữ cảnh quy định hơn là do vị từ Chúng thường trả lời cho các câu hỏi “Tại sao? Ở đâu? Khi nào? và Như thế nào? Các vai diễn tố bắt nguồn từ sự tương thích giữa các đặc trưng của tham thể với đặc trưng của vị từ Vai phi diễn tố còn được gọi là vai chu tố (circumstantial roles hay circumstant) Trong các vai diễn tố

có hai loại chính: vai lớn (macroroles) và vai không gian (spatial roles) Vai lớn (macroroles) bao hàm Người/vật thực hiện (actor) hay tiến hành (doer) hành động do vị từ biểu thị, và Người tiếp nhận (recipient) hoặc chịu tác động (undergoer) của hành động do vị từ biểu thị; vai không gian có đặc điểm của

cả hai loại vai người thực hiện và người tiếp nhận nên theo Frawley tốt nhất là xét chúng theo quan điểm không gian Các vai lớn này bao gồm các vai nhỏ,

Trang 23

trong đó vai Actor gồm 3 vai chủ đạo là Tác thể (Agent), Chủ thể (Author) và Công cụ (Instrument); vai Recipient bao gồm Thụ thể (Patient), Đắc lợi thể (Benefactive) và Nghiệm thể (Experiencer) Bình đẳng với các vai này là các vai không gian (spatial roles) bao gồm Đối thể (Theme), Nguồn (Source) và Đích (Goal) Ngoài 9 vai diễn tố này còn có nhiều vai diễn tố khác, song chúng đều có thể xem xét theo các vai chính này Các vai chu tố cơ bản mà Frawley chú trọng phân tích bao gồm Địa điểm (hay Vị trí – Locative/Location), Lý do (Reason) và Mục đích (Purpose), Cách thức (Manner), Lộ trình (Path) và Thời gian (Time)

1.2.2.2 Van Valin (1993) lại có một cái nhìn hơi khác Ông cho rằng có hai bậc (tier) vai nghĩa Trong lý thuyết Ngữ pháp Vai và Quy chiếu (Role and Reference Grammar) của mình, ông chứng minh rằng việc phân vai của

vị từ không phải là tùy nghi, võ đoán Từ đó, Van Valin đề xuất cách xây dựng một chuỗi liên tục (continuum) để thể hiện các vai nghĩa, trong đó Tác thể đứng ở một cực và Thụ thể ở cực bên kia, còn tất cả các quan hệ nghĩa (thematic relations), tức là các vai nghĩa khác đứng ở các điểm khác nhau trên chuỗi đó Không có sự phân định rạch ròi tuyệt đối các vai, và không có số lượng tuyệt đối là bao nhiêu vai cho tất cả mọi ngôn ngữ, mặc dù có những loại vai nghĩa mang tính phổ quát Cách phân loại của Van Valin được thể hiện ở Hình 1:

Tác thể Người tác động Nghiệm thể Địa điểm Đối thể Thụ thể

(Effector)

Nguồn Lộ trình Đích Tiếp thể

Hình 1 : Chuỗi vai nghĩa (Van Valin, 1993:41)

Trang 24

Vai Tác thể, tham thể khởi xướng sự tình một cách có chủ đích nằm ở cực bên trái, còn Thụ thể, tham thể không khởi xướng sự tình, không chủ đích và bị tác động tối đa nằm ở cực bên phải Các vai nghĩa gần với Tác thể hơn được xếp về phía bên trái, còn các vai nghĩa gần với Thụ thể hơn xếp về phía bên phải Cách xếp loại các vai nghĩa như thế này cho phép một độ linh hoạt cao, phù hợp và thuận tiện để xếp các vai nghĩa tùy theo từng ngôn ngữ cụ thể, theo các đặc điểm phân biệt cụ thể giữa các vai

Bậc vai nghĩa thứ hai được gọi là vai lớn (macroroles), giống như cách gọi của Frawley (1992), với hai vai lớn là Hành thể (Actor) và Bị thể (Undergoer) Mỗi vai lớn này lại bao hàm nhiều quan hệ nghĩa cụ thể hơn Việc xếp chúng vào hai loại vai lớn này là do chúng có những hoạt động cú pháp giống nhau Ví dụ như Đối thể và Thụ thể có những chức năng ngữ pháp giống nhau vì một số mục đích ngữ pháp nhất định Tuy nhiên, cần thiết phải phân biệt chúng vì lý do ngữ nghĩa và một số lý do khác nữa Chẳng hạn như Tác thể, Người tác động, Nghiệm thể hay Địa điểm có thể làm chủ ngữ trong câu với vị từ chủ động, trong khi Thụ thể, Đối thể, Địa điểm hay Nghiệm thể có thể làm tân ngữ trực tiếp (chúng tôi dùng thuật ngữ „tân ngữ‟ (object) để phân biệt với bổ ngữ, vì thực tế chủ ngữ cũng chỉ là một bổ ngữ cho vị từ mà thôi) Trong câu bị động tiếng Anh, Thụ thể, Đối thể, Địa điểm hay Nghiệm thể có thể làm chủ ngữ, trong khi Tác thể, Người tác động,

Nghiệm thể hoặc Địa điểm làm tân ngữ cho giới từ by (bởi) Căn cứ vào

những lý do này, Van Valin đề xuất Cấp hệ Hành thể - Bị thể (Actor – Undergoer Hierarchy) như sau:

Trang 25

Actor Undergoer

Tác thể Người tác động Nghiệm thể Địa điểm Đối thể Thụ thể

(mũi tên chỉ sự tăng dần về mức độ được đánh dấu là Vai lớn (macroroles) của các vai nghĩa)

Hình 2: Actor – Undergoer Hierarchy (Van Valin, 1993:44)

Cấp hệ này cũng thể hiện các quan hệ nghĩa tương tự như chuỗi vai nghĩa ở Hình 1 Như vậy, mặc dù có khác nhau đôi chút, cả Frawley (1992)

và Van Valin (1993) đều có nhiều điểm chung khi phân các vai nghĩa theo kiểu vai lớn như thế này

Tuy nhiên, chúng tôi thấy Van Valin xếp Nguồn, Lộ trình, Đích và cả Tiếp thể vào cùng một loại Địa điểm như Hình 1 không thể hiện được hết mọi mối quan hệ tương ứng một cách rõ ràng giữa các vai, ví dụ như quan hệ giữa Nguồn và Đích, Tác thể và Tiếp thể, đặc biệt là quan hệ giữa chúng trong cấu trúc tham tố (argument structure), một cấp độ quan trọng trong các cấp độ cấu trúc câu

1.2.2.3 Tác giả thứ ba cần được đề cập là Jackendoff (1995) Để có thể nhìn nhận rõ hơn các vai nghĩa, Jackendoff đề xuất cách tổ chức chúng thành các bậc (tier) tương tự như Van Valin (1993) Tại bậc không gian (spatial tier), các vai không gian được phân bổ, bao gồm các vai như Đối thể (Theme), Đích (Goal), Nguồn (Source), Địa điểm (Location) Bậc không gian này cung cấp các „tư liệu đầu vào‟ (input) cho bậc hành động (actional tier) Ở bậc hành động, các vai phi không gian (non-spatial) được phân bổ, bao gồm Tác thể (Agent), Nghiệm thể (Experiencer), Thụ thể (Patient), Đắc lợi thể

Trang 26

(Beneficiary), Công cụ (Instrument) Đến lượt nó, bậc hành động này lại cung cấp „tư liệu đầu vào‟ cho các bậc khác, ví dụ như bậc hình thái để đánh dấu các vai, bậc cấu trúc cú pháp, v.v Ví dụ:

- John gave my brother the book

John đưa anh tôi cuốn sách

hay - John gave the book to my brother

John đưa cuốn sách cho anh tôi

có thể được phân tách thành các bậc như bậc chủ đề (thematic tier), bậc hành động (the action tier), bậc chuyển động (the motion tier), trong đó các vai nghĩa được phân bổ như sau:

Thematic Tier Agent

Tác thể

Recipient Tiếp thể

Theme Đối thể Action Tier Actor

Hành thể Motion Tier Source

Nguồn

Goal Đích

Như vậy, Jackendofff tiếp tục khẳng định quan điểm của mình là không phải tất cả mà chỉ có một số vai nghĩa liên hệ với các thành tố cú pháp một cách trực tiếp Mặt khác, cách tổ chức bậc vai nghĩa như vậy của ông có thể minh chứng cho việc tại sao nhiều tham thể có thể đóng cùng một vai, hay một tham thể có thể cùng một lúc đảm nhiệm nhiều vai chứ không phải theo quy tắc ánh xạ (mapping) một-đối-một giữa các thành tố của mỗi bậc cấu trúc như Chomsky từng tuyên bố Ví dụ như không phải mọi vai nghĩa ở bậc không gian đều ánh xạ lên đầy đủ ở bậc hành động, thậm chí bậc hành động của một số vị ngữ còn bị trống nữa, chẳng hạn:

Trang 27

- Bill heard the music – Bill nghe thấy bản nhạc

Bậc không gian: Bill – Đích, bản nhạc - Nguồn

Bậc hành động: trống

Tuy nhiên, Jackendoff không giải thích lý do tại sao bậc hành động lại bị trống trong khi ông cho rằng bậc không gian cung cấp „đầu vào‟ (input) cho bậc hành động Đây là một điểm chưa được làm rõ trong quan niệm của Jackendoff

Ông cho rằng vai nghĩa là một bộ phận ở cấp độ cấu trúc ý niệm (conceptual structure) chứ không phải là bộ phận của cú pháp Ông coi các vai nghĩa là các vị trí cấu trúc trong cấu hình ý niệm (conceptual configuration) Do vậy, các thuật ngữ như Đối thể, Tác thể vẫn chưa phải là những khái niệm gốc trong lý luận ngữ nghĩa mà mới chỉ là các quan hệ được xác định qua kết cấu trong cấu trúc ngữ nghĩa, cũng giống như khái niệm Chủ ngữ, Tân ngữ chỉ được xác định qua vị trí của chúng ở cấu trúc cú pháp vậy Vai nghĩa nằm ở các bậc khác nhau tùy theo độ nông sâu của chúng trong cấu trúc ý niệm Cấu trúc tham tố (argument structure) chỉ là một bộ phận của cấu trúc ý niệm mà cú pháp „nhìn thấy‟ được Ông cho rằng không có một vai nghĩa nào là dạng mặc định (default) như „Đối cách‟ (Objective case) mang tính chất trung hòa (neutral) như Fillmore đề xuất Không phải cứ không xác định được rõ một danh ngữ (NP) mang vai gì thì quy nó về vai Đối thể (Theme) hay Thụ thể (Patient) là xong Mỗi một NP ứng với một vị trí tham thể cụ thể trong cấu trúc ý niệm và được phân ít nhất là một vai nghĩa cụ thể

Ngoài ra, muốn phân biệt được các vai nghĩa còn phải tính tới cách thức hoạt động của chúng theo các quy tắc suy diễn (rules of inference) như

thế nào Chẳng hạn như khi vật thể x kết thúc một quá trình di chuyển từ vị trí A đến vị trí B, vật thể x sẽ ở tại vị trí B, ví dụ Nó đi đến trường thì kết quả

Trang 28

là Nó đã hoặc sẽ ở trường Vai Đích như vậy sẽ bao hàm ý nghĩa của vai Địa

điểm Các khả năng suy diễn này nằm ngay trong cấu trúc với các danh ngữ (NP) được phân vai

Tuy nhiên, khi dùng thuật ngữ „tier‟, Jackendoff có hàm ý phân định tư cách, thứ hạng của các bậc nghĩa, tùy theo độ nông sâu cố định của chúng trong cấu trúc ý niệm (conceptual structure) Song Jackendoff chưa làm rõ được bậc nào sâu hơn bậc nào trong cấu trúc ý niệm, hoặc chưa giải thích rõ

lý do tại sao lại coi bậc này sâu hơn bậc kia

1.2.2.4 Khác với các tác giả trên, Sowa (1999) đề xuất cách phân loại sau:

Hình 3 : Cách phân loại vai nghĩa của Sowa (1999)

trong đó các tham thể (participant) được chia thành các loại:

- Determinant: là tham thể tham gia sự tình, quyết định định hướng và diễn tiến của sự tình;

- Immanent: là tham thể có mặt trong sự tình từ đầu đến cuối nhưng không quyết định được định hướng và diễn tiến của sự tình;

- Source: người / vật hay điểm xuất phát, nguồn gốc của sự tình;

- Product: sản phẩm, đích hay thực thể chịu tác động hay đối tượng được tạo ra trong sự tình;

Dưới các vai này là các vai:

- Initiator: người/vật khởi xướng hành động;

Trang 29

- Resource: nguồn lực, các vật liệu, phương tiện để tiến hành hành động;

Transfer Agent

Origin

Instrument Medium

Experiencer Recipient

Theme

Ambient Origin Instrument

Matter

Bảng 1: Các vai nghĩa cụ thể theo cách phân loại của Sowa (1999)

Trang 30

Dễ thấy rằng cách phân loại này của Sowa tỏ ra quá phức tạp, một vai nghĩa ở một tiểu loại có thể thuộc vào hai hay nhiều loại vai nghĩa phía trên; nói cách khác, cùng một vai nghĩa lúc thuộc loại này, lúc thuộc loại khác tùy theo mức độ, tính chất, đặc điểm của sự tham gia của nó trong cấu trúc ngữ nghĩa của câu như thế nào Điều này chắc chắn dẫn đến những khó khăn, phức tạp và dễ nhầm lẫn trong việc xác định vai nghĩa của các tham thể trong các trường hợp cụ thể Hơn nữa, cách phân loại này vừa quá chi tiết tới mức không cần thiết, vừa không đủ tầm bao quát hết mọi vai nghĩa có thể có, do vậy nó không thực sự hữu dụng

1.2.2.5 Gần đây, Mylne (2000) cũng có những cố gắng tương tự nhằm đưa ra một „bảng phân vai‟ gọn gàng, dễ sử dụng hơn Mylne nhận xét rằng với hàng loạt các vai nghĩa như vậy thì khó có thể biết sẽ còn có bao nhiêu vai nghĩa nữa tiếp tục được đề xuất, và bao nhiêu thì đủ để bao hàm hết các vai nghĩa mà các tham thể có thể đảm nhận Mỗi tác giả có thể lại gọi các tham thể bằng nhiều cái tên khác nhau, và các thang bậc, tầng vai nghĩa họ đề xuất cũng rất đa dạng, như phần trước đã trình bày Vấn đề trong việc xử lý các vai nghĩa hiện nay là sự sử dụng một hệ thống trong đó các phạm trù không hoàn toàn tường minh, không loại trừ nhau và cũng không đủ, đồng thời được

tổ chức chưa hợp lý Để đề xuất cách nhận diện và phân loại các vai nghĩa, Mylne khảo sát những trường hợp như:

a Michael worries about / fears the situation in Bosnia

Michael lo ngại về tình hình ở Bosnia

b The situation in Bosnia worries / frightens Michael

Tình hình ở Bosnia làm Michael lo ngại

Mylne giải thích rằng các tham thể trong cấu trúc của fear (worry about) và frighten – worry đảm nhận các vai nghĩa như sau:

Trang 31

fear (Experiencer, Theme - Nghiệm thể, Đối thể)

frighten (Theme và cause, Experiencer - Đối thể và nguyên nhân,

Nghiệm thể) Đối tượng nào có vai trò nghiệm thể, tức là chịu ảnh hưởng của hành động đến mức độ nào, đối tượng nào có vai trò kiểm soát (và gây ra) hay khởi

xướng hành động? Theo Mylne thì tham thể thứ nhất của fear có các đặc

trưng [-Control, +Experience], tham thể thứ hai có đặc trưng [-Control,

[-Experience] Còn tham thể thứ nhất của frighten lại có đặc trưng [+Control,

-Experience], tham thể thứ hai có đặc trưng [-Control, +Experience] Từ đó Mylne xác định:

Như vậy một đối tượng có đặc trưng [+Control] (kiểm soát) là một đối tượng:

 khởi xướng hay gây ra toàn bộ sự tình (dù có ý thức hay vô thức); hoặc

 phản ứng đối với sự tình và đưa lại một mặt khác cho sự tình; hoặc

 sở hữu một thực thể có tham gia sự tình; hoặc

 chứa đựng một thực thể có tham gia sự tình

Một đối tượng có đặc trưng [+Experience] (chịu ảnh hưởng)3

tham gia vào sự tình với tư cách là „người trong cuộc‟: đối tượng đó đang, hoặc rồi sẽ ở vào một trạng thái hay địa điểm, v.v mà vị từ thể hiện (Mylne, 2000:171)

Trong hai ví dụ sau, Mylne tiếp tục lập luận

a Henry loaded the wagon with hay

(tạm dịch) Henry chất đầy xe bằng cỏ khô

b Henry loaded hay onto the wagon

Henry chất (đầy) cỏ khô lên xe

3

Mylne đã rất cẩn trọng trong việc sử dụng thuật ngữ [Experience] và giải thích rõ „experience‟ ở đây không đồng nghĩa với „experience‟ trong vai nghĩa Experiencer – Nghiệm thể Theo giải thích của Mylne, [Experience] được dịch là „chịu ảnh hưởng‟

Trang 32

Cái xe ở ví dụ a chịu ảnh hưởng của kết quả của sự tình mà vị từ mô tả:

nó trở nên đầy và nặng, nhưng trong ví dụ b, nó không có đặc trưng

[Experience] đó mà chỉ đơn thuần là địa điểm Mặc dù có một hàm ý là có

một ảnh hưởng nào đó (chẳng hạn như cái xe chuyển sang tình trạng có chứa

cỏ khô) nhưng vị từ không mô tả là có một tác động cụ thể nào tới cái xe cả

Mặt khác, cỏ khô có đặc trưng [+Experience]: nó chịu ảnh hưởng của kết quả

của sự tình mà vị từ thể hiện (vị trí của nó bị thay đổi) trong cả hai trường

hợp Như vậy, vì cả cỏ khô và xe đều có các đặc trưng [-Control,

+Experience] trong ví dụ a cho nên để phân biệt được chúng phải viện đến

một đặc trưng khác là đặc trưng [Affected] (chịu tác động):

Đối tượng chịu tác động là một đối tượng „chịu ảnh hưởng mạnh mẽ, nghiêm

trọng‟ [nguyên văn ultra-experiential] Nó không những chịu ảnh hưởng của

kết quả của sự tình mà cái kết quả đó xuất hiện trong „nội tại‟ của nó Nó

tham gia sự tình với tư cách là một „người trong cuộc bị tác động‟: nó chịu

ảnh hưởng của kết quả của sự tình và qua đó tính toàn vẹn hay trạng thái bên

trong của nó bị biến đổi (Mylne, 2000:177)

Từ đó, Mylne đưa ra Thang độ Tham gia của Các Vai nghĩa (Role

Engagement Scale) như sau:

Có thể xác định được vai nghĩa của các tham thể trong hai ví dụ a Henry

loaded the wagon with hay và b Henry loaded hay onto the wagon một cách

rõ ràng khi áp dụng Thang độ này:

Trang 33

+Control -Control

Với thế lưỡng phân (binary) của 3 đặc trưng [Kiểm soát] (control), [Chịu ảnh hưởng] (experience) và [Chịu tác động] (affected), Thang độ Tham gia của Vai (Role Engagement Scale) giúp nhận diện được các vai nghĩa theo 6 nội dung cơ bản như sau:

Nội dung Proactive

(chủ động) (phản xạ) Reactive Responsive (hưởng

ứng)

tive (thụ động)

Patien-Activated (bị kích hoạt)

Non-activated (không bị kích hoạt)

Recipient (Tiếp thể) Benefi- ciary (Đắc lợi thể)

Experiencer (Nghiệm thể) Perceiver (Tri giác thể)

Patient (Thụ thể)

Theme (Đối thể) Instrument (Công cụ)

Location (Địa điểm / Vị trí), Goal (Đích), Source (Nguồn), Path (Lộ trình), Percept (Đối tượng được tri giác)

Bảng 2: Thang độ Tham gia của Các Vai nghĩa (Mylne, 2000:178)

Như vậy „Bảng phân vai‟ này của Mylne dựa vào 3 đặc trưng based), trong đó các vai nghĩa được nhận diện theo 6 nội dung gồm Proactive (chủ động), Reactive (phản xạ), Responsive (phản ứng), Patientive (thụ động), Activated (bị kích hoạt) và Non-activated (không bị kích hoạt), một số lượng không cồng kềnh, lại có tính bao quát cao, hàm chứa được hàng loạt các vai

Trang 34

(feature-nghĩa đã được đề xuất từ trước tới nay mà lại thể hiện được trật tự tầng bậc của chúng Ngoài ra, việc sử dụng chung một vài đặc trưng làm tiêu chí xác định các phạm trù làm cho chúng có độ phân biệt cao, rõ ràng và triệt để hơn

so với nhiều tác giả trước

1.3 QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

Căn cứ vào những sơ kết ở mục 1.1 và 1.2, luận án chọn hướng tiếp cận

và quan điểm nghiên cứu như sau:

1.3.1 Về nghĩa của câu

Như các phần trước đã trình bày, cấu trúc ngữ nghĩa của câu có thể được hiểu theo hai hướng rộng và hẹp Chafe là một đại diện tiêu biểu theo quan điểm khá rộng về cấu trúc ngữ nghĩa của câu, trong đó bao hàm cả nghĩa ngữ pháp và nghĩa ngữ dụng Luận án đi theo quan điểm này, song chỉ giới hạn cấu trúc ngữ nghĩa của câu vào một phạm vi hẹp để khảo sát: đó là cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu, bao gồm vị từ và các tham thể của nó, trong đó

vị từ là trung tâm, quyết định số lượng tham thể và vai nghĩa / quan hệ nghĩa của các tham thể đó với vị từ Tuy nhiên, bản thân các tham thể với những đặc trưng của chúng cũng có tác động trở lại đối với vị từ, tức là với cấu trúc nghĩa của câu Nói cách khác, giữa vị từ và các tham thể của nó có quan hệ qua lại đối với nhau chứ không phải chỉ là quan hệ một chiều

1.3.2 Về các lớp nghĩa, các tham thể và sự thể hiện chúng trên cấu trúc cú pháp

Quan niệm của luận án là cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu có nhiều lớp chồng lên nhau Ở mỗi lớp, các tham thể có những quan hệ nghĩa có thể đồng nhất, có thể khác biệt nhau Như vậy, một tham thể có thể cùng một lúc có nhiều quan hệ nghĩa, tức là đóng nhiều vai nghĩa khác nhau Cần phải nói thêm rằng cái phổ biến trong tương quan giữa cấu trúc cú pháp và cấu trúc ngữ nghĩa không phải bao giờ cũng là một-đối-một, như một số tác giả nhận

Trang 35

định Nhiều yếu tố, đơn vị ngữ nghĩa trong cấu trúc ngữ nghĩa không phải lúc nào cũng được thể hiện hiển ngôn trên cấu trúc cú pháp Do vậy, trên cấu trúc

cú pháp, với cùng một tham thể có thể vai nghĩa này nổi lên trên, che lấp những vai nghĩa khác, lớp nghĩa này nổi bật hơn các lớp nghĩa khác, tuỳ từng trường hợp cụ thể Hơn nữa, các vị từ trong cùng một nhóm cũng có những mức độ thể hiện sự tình khác nhau, một số vị từ có thể thể hiện lớp nghĩa này

rõ hơn những lớp nghĩa khác và ngược lại Những quan điểm này sẽ được làm rõ trong các chương sau

1.3.3 Về số lƣợng và vị thế của các tham thể

Về số lượng tham thể trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ thuộc nhóm trao/tặng, nói chung đa số các tác giả đều nhất trí cho rằng nhóm

vị từ này là nhóm tam trị, tức là trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu phải có

ba tham thể bắt buộc (diễn tố) thể hiện ba đối tượng tham gia sự tình trao/tặng

là người cho, người nhận và vật trao/tặng Tuy nhiên có phải lúc nào những

vị từ thuộc nhóm này cũng chỉ kết hợp với ba tham thể hay không, có thể ít hơn hay nhiều hơn ba tham thể không? Đây là một vấn đề cơ bản được quan tâm khảo sát trong nghiên cứu này, trên cơ sở quan niệm mở về ngữ trị của Đinh Văn Đức và Lyons, bao gồm kết trị có tính hằng thể, và diễn trị có tính chất động Cụ thể là: vị từ trao/tặng được gọi là vị từ tam trị với nghĩa chúng

có kết trị 3, nhưng ba diễn tố của chúng có thể là những tham thể gì, đặc trưng

ra sao, quan hệ của chúng như thế nào, diễn trị của chúng có khả năng biến thiên đến đâu, chúng có thể kết hợp với bao nhiêu tham thể khác, v.v là những điều cần phải được nghiên cứu

Việc phân định diễn tố với chu tố là cần thiết để thấy được những vai nghĩa nào thể hiện những đối tượng bắt buộc tham gia trong sự tình với những vai nghĩa thể hiện những đối tượng không bắt buộc Luận án cũng thống nhất với sự phân định diễn tố và chu tố như nhiều tác giả đã đề xuất Song trong

Trang 36

thực tế ngôn ngữ tự nhiên, nhiều hiện tượng có những mức độ biến thiên khác nhau (gradience) trong một chuỗi liên tục (continuum) chứ không phải lúc nào chúng cũng diễn ra trên thế lưỡng cực (bipolar) âm - dương, đúng - sai

như lôgíc hình thức; chẳng hạn như không nóng chưa chắc đã phải là lạnh mà

giữa nóng và lạnh còn có hàng loạt các mức nhiệt độ khác nhau, gây ra cảm giác khác nhau đối với các cá thể tri nhận (individual conceptualizers) khác nhau Nói cách khác, trong ngôn ngữ tự nhiên luôn luôn có vô số vùng mờ, khó phân lập (fuzzy zones)

Trong sự phân định các vai nghĩa cũng vậy Frawley công nhận rằng giữa các vai này không có những đường ranh giới rõ nét mà có những vùng

mờ, giao thoa nhau, chồng lấp lên nhau, giống như các vùng màu trong quang phổ Mặt trời Ví dụ: trong thang độ tác nhân (agency scale) có những chỗ giao thoa giữa các vai, tạo điều kiện cho chúng có thể được nâng cấp

(promoted) hay giáng cấp (demoted) Quan sát Dao trong Dao làm đứt tay bé à? (mẹ hỏi con) Trong câu này Frawley coi Dao là Chủ thể (Author), cao

hơn vai Công cụ (Instrument) nhưng vẫn chưa phải là Tác thể (Agent) bởi vì

nó trực tiếp thực hiện hành động nhưng không có nét [+Người] và cũng không có nét [+Chủ ý] (volition) Tuy nhiên, cần phải bổ sung vào cách phân loại của Frawley một điểm rất quan trọng mà nhiều tác giả như Cao Xuân Hạo (1992) đã nhấn mạnh: một vai nghĩa mà một tham thể nào đó đảm nhiệm

có thể đứng ở vị trí diễn tố trong cấu trúc tham tố của một vị từ này nhưng có thể chỉ là chu tố trong cấu trúc tham tố của một vị từ khác Ví dụ, trong

- Hôm qua là chủ nhật

thì chủ nhật là một diễn tố thực sự, còn trong

- Tôi đi Cửa Lò về hôm chủ nhật

thì chủ nhật chỉ là một chu tố mà thôi

Trang 37

Như vậy có nghĩa là không thể nhất loạt coi Tác thể, Thụ thể hay Tiếp thể luôn luôn là diễn tố, và liệt Thời gian, Cách thức hay Phương tiện vào hạng chu tố mà phải tuỳ thuộc vào từng vị từ hay nhóm vị từ cụ thể, phải xem những đối tượng nào được giả định một cách tất nhiên, đối tượng nào không được giả định một cách tất nhiên trong “khung vị ngữ” (theo thuật ngữ của Cao Xuân Hạo) hay trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu Vị từ giả định những đối tượng nhất định, với những đặc trưng nhất định được phép tham gia cùng nó vào cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu Nói cách khác, vị từ có

những tiêu chí lựa chọn nghiêm ngặt Ví dụ vị từ đá giả định phương tiện để

thực hiện hành động phải là chân của một đối tượng [+Động vật tính], nghĩa

là phương tiện chân là một chu tố có tính mặc định (default) trong cấu trúc

nghĩa biểu hiện của câu Tư cách của nó hơn hẳn nhiều chu tố khác như Thời gian, Địa điểm, Phương thức Mặc dầu vậy, không phải lúc nào nó cũng được thể hiện hiển ngôn trên cấu trúc cú pháp mà trong hầu hết các trường hợp nó

được „hòa đúc‟ vào trong vị từ đá Nó chỉ xuất hiện hiển ngôn khi phương tiện có tính cụ thể hoặc được nhấn mạnh ở một mặt nào đó, ví dụ Roy Kean

đá bóng bằng má ngoài chân trái vọt xà ra ngoài cầu môn Nghiên cứu này

không quan tâm nhiều đến những chu tố đương nhiên, có mặt trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với mọi vị từ, ví dụ như các chu tố

Thời gian: lúc 4 giờ chiều ngày 20/11 trong buổi chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam,

Địa điểm: tại nhà hàng Nam Hải,

Mục đích: để thầy phấn khởi trước thành công của học trò mình

trong câu như Anh ta tặng sách cho thầy giáo cũ qua một người bạn lúc 4 giờ chiều ngày 20/11 trong buổi chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại nhà hàng Nam Hải với lòng biết ơn thầy để thầy phấn khởi trước thành công của học trò mình (ví dụ của Đào Thanh Lan, 2005) Bất kỳ một hành động nào

Trang 38

cũng phải xảy ra vào một thời điểm hay trong một quãng thời gian nào đó, ở một không gian nào đó, theo một cách thức nào đó, với một mục đích nào đó,

vì một lý do nào đó, v.v Vấn đề được tập trung khảo sát là những chu tố được giả định trong ngữ nghĩa của vị từ, có tư cách hơn hẳn những chu tố bình thường như vừa dẫn Trong số những chu tố này có một số chu tố có khả năng thay thế cho một diễn tố nào đó trong những trường hợp nhất định Những chu tố nào có khả năng đó sẽ được chỉ ra trong luận án này

Tư liệu được khảo sát trong luận án là các câu trong tiếng Việt và tiếng Anh có vị ngữ là vị từ mang ý nghĩa trao/tặng, như một số ví dụ đã nêu ở trên Các tư liệu này được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, nhằm đảm bảo tính xác thực (authenticity) và đa dạng (diversity) cũng như giá trị (validity) của tư liệu khảo sát Luận án không thực hiện đối chiếu tiếng Việt với tiếng Anh hay một thứ tiếng nào khác mà chỉ nêu ra một số ví dụ để liên hệ, so sánh khi cần thiết mà thôi

Cấu trúc ngữ nghĩa của câu vốn rất phức tạp, chúng tôi chưa có điều kiện bao quát hết được; do vậy luận án này chỉ tập trung vào cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu mà thôi

Cần nói thêm rằng từ đây trở đi thuật ngữ „tham thể - participant‟ được

dùng để gọi tất cả mọi thực thể (đối tượng) tham gia sự tình mà vị từ mô tả

Như vậy, thuật ngữ „participant – tham thể‟ ở đây không trùng với thuật ngữ

„participant‟ (đối lập với non-participant) mà Frawley (1992) đã sử dụng Thuật ngữ „participant – tham thể‟ trong luận án bao hàm cả participant và non-participant của Frawley, tức là gồm cả diễn tố và chu tố Đây cũng là điểm khác biệt giữa thuật ngữ tham thể trong luận án này với thuật ngữ tham thể của Diệp Quang Ban (2004) (ông dùng tham thể để chỉ diễn tố, còn chu tố được ông gọi là Cảnh huống) Cách gọi này trong luận án phù hợp với những

quan điểm mới đây về vai nghĩa (Gildea và Jurafsky, 2002, Gasser, 2003;

Trang 39

García-Miguel và Albertuz, 2005): tất cả đều được gọi là participant – đối

tượng tham gia sự tình; sau đó tùy từng mức độ tham gia mà chúng được chia

thành core participant – tham thể lõi/nòng cốt, basic participant – tham thể

cơ bản hay như vẫn thường gọi là diễn tố, và peripheral participant – tham thể ngoại vi hay chu tố theo cách gọi thông thường Còn thuật ngữ „tham tố‟ được dùng để dịch thuật ngữ argument trong argument structure – cấu trúc tham tố bởi vì argument chỉ tương ứng với diễn tố chứ không bao gồm cả chu

từ đa trị, v.v chứ chưa được nghiên cứu cụ thể, toàn diện, sâu sắc Đến giữa thập kỷ 1990 mới bắt đầu xuất hiện một số công trình chuyên sâu về nhóm vị

từ này, tiêu biểu là Newman (1996) và một số cộng sự của ông

Newman và một số người khác đã tiến hành nghiên cứu những vị từ có

ý nghĩa trao/tặng ở nhiều ngôn ngữ khác nhau và đã có những tổng kết quan

trọng về nhóm vị từ này Ví dụ:

Newman khảo sát give trong tiếng Anh, Đức, Nhật, Trung quốc,

và Kalam ở New Guinea;

Robert nghiên cứu give trong tiếng Amele ở Papua New Guinea;

Tuggy nghiên cứu give trong tiếng Nawatl ở Trung Mỹ;

Trang 40

Wilcox nghiên cứu give trong Ngôn ngữ Cử chỉ Mỹ (ASL –

American Sign Language);

Song nghiên cứu give trong tiếng Thái và tiếng Việt, v.v

(những nghiên cứu này được tổng hợp trong Newman, 1996 và nhiều công trình về sau của ông và các cộng sự) Kết quả nghiên cứu của các tác giả kể trên là những cơ sở quan trọng được tiếp tục phát triển và khảo sát theo mục đích và nhiệm vụ cụ thể trong nghiên cứu này

Trước hết, các nhà nghiên cứu này quan niệm rằng hành động trao/tặng

là hành động trong đó một người (người cho) chuyển quyền kiểm soát đối với một vật nào đó (vật trao/tặng) cho một người khác (người nhận) Mỗi một hành động trao/tặng cụ thể còn có những đặc điểm riêng biệt khác Những cuộc trao/tặng như tặng quà sinh nhật, mừng tuổi (hay lì-xì) trong những dịp tết ở Việt Nam, Trung Quốc, trao giải trong một cuộc thi, v.v , lại còn có những nghi thức riêng, phức tạp hơn thế nhiều Để có thể mô tả được vô vàn những cuộc trao/tặng khác nhau như thế, các ngôn ngữ trên thế giới đều có hàng loạt vị từ khác nhau, mỗi vị từ mô tả một cuộc trao/tặng theo một cách thức cụ thể, giữa những đối tượng có những đặc trưng nhất định, với những ý nghĩa văn hoá, xã hội nhất định Việc nghiên cứu những vị từ này ở các ngôn ngữ có thể phát hiện ra nhiều điều lý thú cả về ngôn ngữ, nhận thức lẫn văn hoá, xã hội

O.N Seliverstova (2004) trong khi phân tích thành phần cấu tạo của từ

đa nghĩa trong tiếng Nga cũng dành hẳn một chương đề cập đến động từ dat‟ – cho Seliverstova đã tiến hành phân tích khá cặn kẽ các nghĩa (sense) của động từ dat‟ - cho trong tiếng Nga và các kết hợp của nó ở từng nghĩa với

Chủ ngữ, Tân ngữ Trực tiếp và Tân ngữ Gián tiếp Sau đó bà đã phân loại các nét nghĩa này thành các nhóm nghĩa (trên 10 nhóm), từ nhóm nghĩa thông thường tới nhóm nghĩa có tính hình tượng, ẩn dụ Seliverstova cũng chỉ ra

Ngày đăng: 31/03/2015, 14:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Diệp Quang Ban (2004) Ngữ pháp Việt Nam - Phần câu, Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp Việt Nam - Phần câu
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
2. Nguyễn Tài Cẩn (1996) Ngữ pháp tiếng Việt, Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
3. Đỗ Hữu Châu (1982, 1983) Ngữ nghĩa học hệ thống và ngữ nghĩa học hoạt động, Ngôn ngữ số 2/1982 và số 1/1983 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ nghĩa học hệ thống và ngữ nghĩa học hoạt động
4. Đỗ Hữu Châu (1999) Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Hà Nội: NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt
Nhà XB: NXB Giáo dục
5. Đỗ Hữu Châu (2001) Đại cương Ngôn ngữ học - Tập hai: Ngữ dụng học, Hà Nội: NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương Ngôn ngữ học - Tập hai: Ngữ dụng học
Nhà XB: NXB Giáo dục
6. Trần Văn Cơ (2006) Ngôn ngữ học tri nhận là gì, Tạp chí Ngôn ngữ số 7, Hà Nội: Viện Ngôn ngữ, tr. 1 - 17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ học tri nhận là gì
7. Nguyễn Đức Dân (1987) Lô gích – Ngữ nghĩa – Cú pháp, Hà Nội: NXB ĐH & THCN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lô gích – Ngữ nghĩa – Cú pháp
Nhà XB: NXB ĐH & THCN
8. Đinh Văn Đức (2001) Ngữ pháp tiếng Việt - Từ loại, Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt - Từ loại
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
9. Đinh Thị Hà (1996) Cấu trúc ngữ nghĩa của động từ nói năng nhóm „bàn‟, „tranh luận‟,„cãi‟, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSPHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấu trúc ngữ nghĩa của động từ nói năng nhóm "„bàn‟, „tranh luận‟,„cãi‟
10. Cao Xuân Hạo (1991) Tiếng Việt – Sơ thảo Ngữ pháp Chức năng, Quyển I, Hà Nội: NXB KHXH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt – Sơ thảo Ngữ pháp Chức năng, Quyển I
Nhà XB: NXB KHXH
13. Nguyễn Thị Thu Hảo (2001) Bước đầu khảo sát trật tự các bổ ngữ trong câu có hai bổ ngữ, tiểu luận tập sự, Hà Nội: Viện Ngôn ngữ học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu khảo sát trật tự các bổ ngữ trong câu có hai bổ ngữ
14. Nguyễn Văn Hiệp & Võ Thị Minh Hà (2002) Tiếng Việt nửa cuối thế kỷ 20 - Bước đầu khảo sát cấu trúc bị động trong tiếng Việt, Hà Nội:NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt nửa cuối thế kỷ 20 - Bước đầu khảo sát cấu trúc bị động trong tiếng Việt
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
15. Nguyễn Văn Hiệp (2006) “Cấu trúc vị từ-tham thể và nghĩa miêu tả của câu”, trong Những vấn đề ngôn ngữ học, Khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐH KHXH & NV, ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấu trúc vị từ-tham thể và nghĩa miêu tả của câu”, trong" Những vấn đề ngôn ngữ học
16. Lê Thị Thu Hoa (1996) Cấu trúc ngữ nghĩa của động từ nói năng nhóm „khen‟, „tặng‟, „chê‟, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSPHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấu trúc ngữ nghĩa của động từ nói năng nhóm „khen‟, „tặng‟, „chê‟
17. Nguyễn Thị Thái Hoà (1997) Cấu trúc ngữ nghĩa của động từ nói năng nhóm „khuyên‟, „ra lệnh‟, „nhờ‟, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSPHN 18. Nguyễn Lai (2001) Nhóm từ chỉ hướng vận động tiếng Việt hiện đại,Hà Nội: NXB KHXH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấu trúc ngữ nghĩa của động từ nói năng nhóm „khuyên‟, „ra lệnh‟, „nhờ‟", Luận văn Thạc sĩ, ĐHSPHN 18. Nguyễn Lai (2001) "Nhóm từ chỉ hướng vận động tiếng Việt hiện đại
Nhà XB: NXB KHXH
19. Đào Thị Thuý Nga (1999) Cấu trúc ngữ nghĩa, chức năng của các thành phần tạo nên các phát ngôn ngữ vi mời và rủ, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSPHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấu trúc ngữ nghĩa, chức năng của các thành phần tạo nên các phát ngôn ngữ vi mời và rủ
20. Nguyễn Thị Ngận (1996) Cấu trúc ngữ nghĩa của động từ nói năng nhóm thông tin, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSPHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấu trúc ngữ nghĩa của động từ nói năng nhóm thông tin
21. Hoàng Phê (chủ biên) (1997) Từ điển tiếng Việt Hà Nội, Đà Nẵng: NXB Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
22. Nguyễn Thị Quy (1995) Vị từ hành động tiếng Việt và cấu trúc tham tố của chúng, Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vị từ hành động tiếng Việt và cấu trúc tham tố của chúng
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
23. Nguyễn Hữu Quỳnh (1994) Tiếng Việt hiện đại – Ngữ âm, Ngữ pháp, Phong cách, Hà Nội: Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt hiện đại" – "Ngữ âm, Ngữ pháp, Phong cách

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w