và chưa có một quy trình dạy học thích họp. Chính vì vậy, chất lượng dạy và học chưa đạt được mục tiêu đề ra. Đẻ HS có thể nắm vững được kiến thức và biết vận dụng những kiến thức đã học vào làm bài tập, phát huy được tính tích cực, chủ động của mình, GV ngoài việc sử dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học tích cực còn cần phải tích họp với kiến thức Văn, tiếng Việt, Làm văn, tích họp với những kiến thức HS đã học ở lóp dưới và phải dạy theo một quy trình thích hợp.
2.3.1 Các phương pháp dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ chính luận” phát huy tính tích cực tích cực
Mỗi phương pháp dạy học đều có những ưu và nhược điểm riêng, không có phương pháp nào là tối ưu, là vạn năng. Việc sử dụng có hiệu quả hay không hiệu quả các phương pháp dạy học trong mỗi giờ học không phụ thuộc vào trình độ của GV cao hay thấp. Điều quan trọng, GV phải biết sử dụng các phương pháp ấy đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng. Tức là tùy vào điều kiện hoàn cảnh của từng trường, từng lóp, từng HS, đặc điểm từng bài học mà GV lựa chọn phương pháp dạy học cho họp lí.
Đối với bài “ Phong cách ngôn ngữ chỉnh luận ”nói riêng, các bài phong cách chức năng ngôn ngữ nói chung, để HS có thể phát huy được tính tích cực, chủ động, cần phối kết họp sử dụng linh hoạt những phương pháp sau:
* Phương pháp vấn đáp: Đây là phương pháp dạy học đã có từ lâu trong lịch sử và
được sử dụng phổ biến trong tất cả các môn học ( khoa học tự nhiên và khoa học xã hội). Mặc dù có từ lâu đời nhưng cho đến nay, nó vẫn được coi là một phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của HS.
Bản chất của phương pháp này là GV đưa ra những câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn để HS trả lời, hoặc HS có thể tranh luận với nhau và với cả GV. Qua đó HS lĩnh hội được nội
dung bài học.
Chúng tôi nhận thấy, khi GV đưa ra những câu hỏi, HS buộc phải nhanh chóng suy nghĩ để trả lời. Điều đó có tác động trực tiếp vào tư duy, làm tăng cường khả năng sáng tạo của các em. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn phương pháp này vào dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ chính ỉuận Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này, GV phải căn cứ vào nội
dung (tức mức độ khó - dễ của tri thức) để đặt câu hỏi cho hợp lí; và câu hỏi đưa ra phải rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với trình độ nhận thức của HS. Muốn làm được điều đó, trước khi áp dụng phương pháp, GV phải xác định được những tri thức cơ bản cần đạt được.
Trong bài “ Phong cách ngôn ngữ chính ỉuận ”, chúng tôi vận dụng phương pháp vấn đáp vào dạy ở mục I. Văn bản chỉnh luận và ngôn ngữ chỉnh luận, và phần Luyện tập.
Chang hạn, khi “Tìm hiếu vãn bản chính luận ”, GV đưa ra các câu hỏi:
- Hãy cho biết thể loại và mục đích của những văn bản đó? Khi viết những văn bản đó, người viết thể hiện thái độ, quan điểm như thế nào?
Các văn bản chính luận đã được SGK cung cấp. HS đọc các văn bản đó SC có thể trả lời được các câu hỏi trên.
Hoặc khi “Nhận xét chung về văn bản chỉnh luận và ngôn ngữ chỉnh luận ”, GV đưa ra các câu hỏi:
- Qua sự tìm hiểu các ví dụ ở phần 1.1, em hãy trình bày sự hiểu biết của mình về các văn bản chính luận? Dạng tồn tại của nó?
- Ngôn ngữ chính luận được sử dụng trong những phạm vi nào? - Hãy trình bày mục đích của việc sử dụng ngôn ngữ chính luận?
HS từ việc phân tích ví dụ ở phần trước, cùng với việc đọc SGK sẽ trả lời được các câu hỏi trên.
*Phương pháp phân tích ngôn ngữ: Đây là phương pháp đặc thù được sử dụng trong
dạy học tiếng Việt.
Bản chất của phương pháp này là bắt đầu từ việc quan sát ví dụ, phân tích, chia nhỏ chúng theo những đặc trưng của khái niệm, của quy tắc. Tùy theo từng bài học mà thực hiện phân tích ngôn ngữ theo các cấp độ khác nhau: phân tích ngữ âm, phân tích từ vựng, phân
tích ngữ pháp, phân tích ngữ nghĩa, phân tích phong
cách.. .Dù phân tích theo kiểu nào cũng phải trải qua 4 bước sau: Phân tích - phát hiện Phân
tích - chứng minh Phân tích - phán đoán Phân tích - tổng họp
Sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ, HS sẽ chủ động hơn trong việc lĩnh hội tri thức mới, đồng thời hình thành kĩ năng sử dụng các hiện tượng ngôn ngữ vào hoạt động giao tiếp, tránh sự áp đặt của GV. Đó là lí do chúng tôi lựa chọn phương pháp này vào dạy học bài “ Phong cách ngôn ngữ chính luận Tuy nhiên, phương pháp này tốn rất nhiều thời gian. Vì vậy đòi hỏi GV phải linh hoạt trong quá trình sử dụng phương pháp.
Ở bài " Phong cách ngôn ngữ chính luận ”, chúng tôi vận dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ vào dạy mục II. 1 Các phương tiện diễn đạt. Chẳng hạn, để hình thành tri
thức “Ve từ ngữ”, GV tiến hành theo 4 thao tác, cụ thể như sau:
+ Thao tác 1: Đưa ra ví dụ và các câu hỏi để định hướng cho HS: VD: Văn bản: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ”
( Hồ Chí Minh)
- Hãy nhận xét về cách sử dụng từ ngữ trong VD trên? (Từ ngữ rõ ràng, giản dị, dễ hiểu; sử dụng lớp từ chính trị: cướp nước, hi sinh, mất nước, nô lệ..
- Từ việc tìm hiểu ví dụ, em hãy nêu cách sử dụng từ ngữ trong phong cách ngôn ngữ chính luận? (Ngoài việc sử dụng từ ngữ chung toàn dân, thông dụng, có tính phổ cập cao, văn bản chính luận còn sử dụng hệ thống từ ngữ chính trị).
+ Thao tác 2: Sau khi đã hình thành tri thức mới về từ ngữ, GV yêu cầu HS vận dụng những tri thức mới ấy vào việc phân tích văn bản “Tuyên ngôn độc lập ” để củng cố, khắc sâu kiến thức, hình thành kĩ năng.
+ Thao tác 3: GV yêu cầu HS đưa ra một số ví dụ cụ thể để chứng minh cho những tri thức vừa được học.
+ Thao tác 4: GV yêu cầu HS phân tích đặc điểm từ ngữ trong đoạn văn: "Nay muốn một ngày kia nước Việt Nam được tự do độc lập thì trước hết dân Việt Nam phải cỏ đoàn thế đã. Mà muốn có đoàn thế thì có chi hay hơn là truyền bá xã hội chủ nghĩa trong dân Việt Nam này" (Ve luân lí xã hội ở nước ta - Phan Châu Trinh).
*Phương pháp giao tiếp: Đây cũng là phương pháp đặc thù được sử dụng trong dạy
học tiếng Việt.
Bản chất của phương pháp này là GV hướng dẫn HS vận dụng lí thuvết được học vào thực hiện các nhiệm vụ của quá trình giao tiếp, có chú ý đến đặc điếm và các nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp.
Sử dụng phương pháp này sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động của HS. Bởi những tình huống có vấn đề mà GV đưa ra sẽ kích thích khả năng tư duy, buộc HS phải suy nghĩ để tìm ra tri thức mới; đồng thời giúp HS phát triển kĩ năng giao tiếp để vận dụng vào trong thực tế đời sống. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này, GV cần phải tiến hành một số thao tác sau:
- Tạo tình huống kích thích nhu cầu giao tiếp và định hướng giao tiếp cho HS.
- HS xác định hướng giao tiếp khi tiến hành áp dụng các tri thức tiếng Việt. Nghĩa là các em cần phải trả lời các câu hỏi: nói (viết) với ai? về cái gì? trong hoàn cảnh nào?
- HS căn cứ vào nhiệm vụ giao tiếp để tạo ra các lời nói cụ thể. - Đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm.
Với bài “ Phong cách ngôn ngữ chính luận”, chúng tôi vận dụng phương pháp này vào dạy mục II.2 Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận và phần Luyện tập cho HS (ở tiết 2).
Chẳng hạn, khi dạy phần Luyện tập (tiết 2), sau khi hướng dẫn HS làm bài tập 2 (SGK tr.108), GV đưa ra cho HS tình huống:
- Trường em chuẩn bị tổ chức một cuộc hội thảo về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và vận động mỗi bạn HS chuẩn bị một bài phát biểu. Bằng sự hiểu biết của bản thân, hãy viết một bài phát biểu về công lao của Hồ Chí Minh đối với đất nước?
- Thông qua tìm hiểu đề, HS sẽ trả lời được các câu hỏi: nói (viết) với ai? (với toàn thể HS trong trường); về cái gì? (về công lao của Hồ Chí Minh đối với đất nước ; trong hoàn cảnh nào? (trong một cuộc hội thảo của trường).
- HS tiến hành tìm, chọn ý, lập bố cục bài văn. Sau đó các cm triến khai đồ cương thành bài viết cụ thể.
- GV gọi 1 hoặc 2 HS đọc bài trước lớp và đánh giá, nhận xét.
môn học KHXH để phát huy tính tích cực, chủ động của HS.
Bản chất của phương pháp này là GV chia lóp học thành từng nhóm nhỏ. Mỗi thành viên trong nhóm phải làm việc tích cực, không ỉ lại vào các bạn khác trong nhóm. Phương pháp này giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới bằng cách nói ra những điều đang suy nghĩ. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ phía GV.
Tiến hành phương pháp này, GV phải chia lớp thành các nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ cho từng nhóm với một lượng thời gian phù họp. Sau đó, GV giám sát hoạt động của các nhóm và yêu cầu đại diện từng nhóm đứng lên trình bày. Cuối cùng GV nhận xét kết quả của các nhóm và chốt lại những kiến thức trọng tâm.
Sử dụng phương pháp này sẽ khai thác được tiềm năng của mỗi cá nhân, chủ động điều chỉnh nhận thức của người học; đồng thời rèn luyện nhiều kĩ năng cho HS như: giao tiếp, diễn đạt, lắng nghe, phân tích, đánh giá...Tri thức mà HS lĩnh hội được không phải là sự tiếp nhận thụ động từ phía GV, mà chính là sự học hỏi lẫn nhau của HS.
Với bài “Phong cách ngôn ngữ chỉnh luận ”, chúng tôi vận dụng phương pháp thảo luận nhóm để hướng dẫn HS tìm hiểu sự khác biệt giữa nghị ỉuận và chỉnh luận (tiết thứ nhất) và khi làm bài tập 2 (tiết thứ hai).
Chẳng hạn, khi tìm hiểu về sự khác biệt giữa nghị ỉuận và chính ỉuận, GV phải:
- Chia lớp thành 4 nhóm nhỏ.
- Đưa ra câu hỏi cho cả 4 nhóm: Hãy phân biệt giữa nghị luận và chính luận?
- Ycu cầu các nhóm thảo luận trong thời gian 5 phút và trình bày câu trả lời vào bảng phụ. Sau đó cử đại diện nhóm đứng lên trình bày.
* Ngoài những phương pháp dạy học nêu trên, chúng tôi còn sử dụng tới thủ pháp so sánh đối chiếu (một trong những thủ pháp thường được sử dụng trong dạy học tiếng Việt)
về bản chất, so sánh đối chiếu là thao tác tư duy để phân biệt hiện tượng, khái niệm với các hiện tượng, khái niệm khác. Một khái niệm ngôn ngữ, một quy tắc ngôn ngữ chỉ trở thành yếu tố tâm lí của HS khi các em biết đặt nó vào hệ thống các yếu tố tâm lí của mình. Nói một cách khác, các em cần phải so sánh đối chiếu chúng với các khái niệm và quy tắc đã có của mình để định vị nó trong đầu óc của mình. Thủ pháp này được sử dụng trong phương pháp phân tích ngôn ngữ. Tuy nhiên chúng tôi đã tách thủ pháp này ra để xem xét riêng nhằm thấy được khả năng phát huy tính tích cực của nó.
Lựa chọn thủ pháp so sánh đối chiếu vào dạy bài “Phong cách ngôn ngữ chính luận
” là bởi chúng tôi nhận thấy, thủ pháp này có tác động trực tiếp tới tư duy của HS, buộc HS
phải động não tìm ra những đặc điểm, đặc trưng nổi bật; từ đó có thêm kĩ năng vận dụng vào trong thực tiễn đời sống. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này, GV phải nêu được yêu cầu cụ thể, hướng dẫn để HS tự so sánh đối chiếu; sau đó phải nhận xét, điều chỉnh và chốt lại kết luận cuối cùng.
Đối với bài “Phong cách ngôn ngữ chỉnh luận ”, chúng tôi vận dụng thủ pháp này để giúp HS phân biệt phương tiện diễn đạt từ ngữ giữa phong cách ngôn ngữ chính luận với
Nghị luận Chính luận
- Là một thao tác (phương pháp) tư duy trong hệ thống các thao tác như: miêu tả, tự sự, thuyết minh...
- Dùng để chỉ một loại văn bản (văn bản nghị luận).
- Được chia làm hai loại: nghị luận văn học và nghị luận xã hội).
- Là một phong cách chức năng ngôn ngữ.
- Là một kiểu nhỏ của văn bản nghị luận (trình bày quan điểm về chính trị - xã hội).
cách ngôn ngữ chính luận khác từ ngữ trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật như thế nào? Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật HS đã được học ở lớp 10. Với câu hỏi như vậy, HS sẽ dễ dàng phân biệt được.
Trên đây là một số phương pháp, thủ pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của HS khi dạy học bài “ Phong cách ngôn ngữ chính ỉuận ” nói riêng, các bài phong cách chức năng ngôn ngữ nói chung. Mỗi phương pháp lại có điểm mạnh và điểm yếu của nó. Vì thế, trong quá trình dạy học, GV cần phải vận dụng linh hoạt và sáng tạo mới có thể thu được hiệu quả như mong muốn.