0
Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Quy trình dạy học bài “Phong cách ngôn ngũ' chính luận” theo hướng tích cực

Một phần của tài liệu DẠY HỌC BÀI PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN THEO HƯỚNG TÍCH CỰC (Trang 37 -37 )

Trong thực tế dạy học các bài phong cách chức năng ngôn ngữ nói chung, dạy học bài “ Phong cách ngôn ngữ chính luận ” nói riêng, nhiều GV vẫn áp dụng theo phương pháp dạy học truyền thống. Tức thường tiến hành theo quy trình là cung cấp những kiến thức lí thuyết sẵn có cho HS, rồi đưa ra ví dụ để minh họa và bỏ qua phần thực hành (cũng có GV đưa ra bài tập để HS luyện tập).VỚi cách dạy như vậy, HS tiếp nhận tri thức một cách thụ động, không phát huy được khả năng chủ động, sáng tạo của mình. Hơn nữa, giờ học dễ trở nên đơn điệu, buồn tẻ bởi kiến thức phần nhiều thiên về lí luận. Điều đó gây ra cho HS tâm lí không thích học, thậm chí chán học và dẫn đến hiệu quả bài học không cao.

khan, khó tiếp cận đối với HS. Neu cứ tiếp tục dạy học theo quy trình trước đây, chúng tôi thấy HS không thể phát huy được tính tích cực, chủ động của mình. Hơn nữa, bản chất của quá trình dạy học là quá trình nhận thức của HS. Đó chính là quá trình phản ánh thế giới khách quan vào ý thức của các em. Quá trình nhận thức của HS về cơ bản cũng giống như quá trình nhận thức chung. Tức cũng diễn ra theo quy luật: “Từ trực quan sinh động đến tư

duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng trở về thực tiễn ” (Lênin). Chính vì vậy, chúng tôi

lựa chọn quy trình dạy học mới. Quy trình ấy được tiến hành theo 3 bước sau: - Bước 1: Phân tích ngữ liệu

- Bước 2: Rút ra kết luận cần ghi nhớ - Bước 3: Luyện tập

Quy trình dạy học này rất phù họp với quy luật nhận thức mà Lênin đã nêu ra: Trực quan sinh động là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức gắn liền với thực tiễn (nhận thức cảm tính). Tư duy trừu tượng là giai đoạn tiếp theo của quá trình nhận thức trên cơ sở tài liệu do trực quan sinh động đem lại (nhận thức lý tính).Còn thực tiễn chính là việc đưa những nội dung đã tìm hiểu ở giai đoạn trực quan sinh động và tư duy trừu tượng áp dụng vào thực tiễn, ứng với bước 1: Phân tích ngữ liệu là trực quan sinh động, ứng với bước 2: Rút ra kết luận cần ghi nhớ là tư duy trừu tượng, úng với bước 3: Luyện tập là thực tiễn.

Tiến hành dạy học theo quy trình trên, HS sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động của mình. Bởi thông qua hệ thống câu hỏi mà GV đưa ra để phân tích ngữ liệu, HS buộc phải suy nghĩ nhanh đế trả lời và rút ra kết luận cần ghi nhớ; còn phần luyện tập giúp các em khắc sâu thêm kiến thức và tăng khả năng vận dụng vào trong thực tế; góp phần tạo ra hứng thú cho HS trong giờ học. Vì vậy chúng tôi lựa chọn quy trình trên để vận dụng vào dạy bài “ Phong cách ngôn ngữ chính luận ” nói riêng, các bài phong cách chức năng ngôn ngữ nói chung.

Quy trình dạy học trên sẽ dược chúng tôi cụ thể hoá trong hai tiết dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ chính luận ” như sau:

Ở tíêt thứ nhất, để làm rõ khái niệm văn bản chính luận, phạm vi sử dụng và dạng tồn tại của ngôn ngữ chính luận, GV tiến hành theo ba bước như trên. Chẳng hạn, khi hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm văn bản chính luận, GV cần phải:

Bước 1: Yêu cầu HS phân tích các VD trong SGK (tr. 96, 97) bằng câu hỏi: Hãy cho biết thể loại và mục đích của những văn bản đó? Khi viết những văn bản đó, người viết thể hiện thái độ, quan điểm như thế nào?

Bước 2: Khi HS đã phân tích được các VD, GV yêu cầu HS rút ra kết luận cần ghi nhớ bằng câu hỏi: Qua sự tìm hiểu các VD ở phần 1.1, em hãy trình bày sự hiểu biết của mình về văn bản chính luận?

Bước 3: GV đưa ra VD khác để HS luyện (có thể yêu cầu HS đưa ra VD).

Sang tiết thứ hai, GV cũng tiến hành theo ba bước như trên để trang bị cho HS khái niệm phong cách ngôn ngữ chính luận, các phương tiện diễn đạt cũng như các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận. Chẳng hạn, khi hướng dẫn HS tìm hiểu đặc trưng "Tỉnh công khai về quan điểm chỉnh trị", GV tiến hành theo ba bước như sau:

Bước 1: GV đưa ra VD: “ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây

Vì lợi ích trăm năm thì phải trổng người ”

(Hồ Chí Minh)

và hướng dẫn HS phân tích bằng hệ thống câu hỏi. Bước 2: GV yêu cầu HS rút ra kết luận cần ghi nhớ bằng câu hỏi: Qua sự tìm hiểu VD ở trên, em hãy cho biết tính công khai về quan điểm chính trị trong phong cách ngôn ngữ chính luận được thể hiện như thế nào?

Bước 3: GV yêu cầu HS phân tích văn bản "Tuyền ngôn độc lập" để HS luyện tập, củng cố vững chắc kiến thức vừa được học.

CHƯƠNG 3: THỤ C NGHIỆM3.1 Mục đích thực nghiệm

Một phần của tài liệu DẠY HỌC BÀI PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN THEO HƯỚNG TÍCH CỰC (Trang 37 -37 )

×