- Kiểm tra, đánh giá tính khả thi của các phương pháp dạy học nhằm phát huy
tính tích cực của HS vào dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ chính ỉuận ” trong SGK Ngữ văn 11. Trên cơ sở đó điều chỉnh, bổ sung nhằm hoàn thiện tiến trình hướng dẫn việc tổ chức các hoạt động dạy học đã tiến hành thực nghiệm.
- Bước đầu đánh giá hiệu quả của các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực đã thực nghiệm trong giờ học bài “Phong cách ngôn ngữ chỉnh luận
3.2 Đối tượng thực nghiệm
Đối tượng thực nghiệm được chia làm hai nhóm: nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Chúng tôi lựa chọn hai nhóm này có trình độ tương đương nhau. Nhóm thực nghiệm sẽ được dạy bằng giáo án mà khóa luận đề xuất. Còn nhóm đối chứng được dạy theo giáo án hàng ngày của GV. Chúng tôi lựa chọn như vậy để kiểm tra và đánh giá về tính tích cực, chủ động của nhóm thực nghiệm trong quá trình dạy học.
Chúng tôi chọn dạy học thực nghiệm tại trường THPT Ỷ La - Tuyên Quang. Cụ thể:
Lớp thực nghiệm: lóp 11B7 + Sĩ số: 35 + HS tham gia:
33
+ Đặc điểm đối tượng: đều là HS trung bình khá.
Lớp đối chứng: lớp 11B6 + Sĩ số: 34 + HS tham gia:
32
+ Đặc điếm đối tượng: đều là HS trung bình khá.
3.3 Chủ thể thực nghiệm
Chúng tôi chọn chủ thể thực nghiệm là các GV có nhiều kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn cao trong công tác giảng dạy. Lựa chọn như vậy là nhằm triệt để thực nghiệm những phương pháp dạy học mới để kết quả thực nghiệm không bị sai lệch.
3.4 Thòi gian làm thực nghiệm
Thời gian làm thực nghiệm trùng với thời gian làm khóa luận, tháng 4 năm 2011.
3.5 Nội dung thực nghiệm
3.5.1 Giảng dạy bằng giáo án thực nghiệm bài “Phong cách ngôn ngữ chính luận” trong SGK Ngữ văn 11
3.5.2. Kiểm tra và thu thập số liệu
Chúng tôi tiến hành kiểm tra và thu thập số liệu sau khi giảng dạy bằng giáo án thực nghiệm.
3.6 Kiểm tra, đánh giá hiệu quả thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành kiểm tra và đánh giá hiệu quả thực nghiệm bằng cách đưa ra bài tập kiểm tra cho lớp đối chứng và lớp thực nghiệm để so sánh hiệu quả thực nghiệm của hai lớp.
3.7 Ket quả thực nghiệm
3.7.1Cách thức đo kết quả thực nghiệm
Sau khi dạy học, chúng tôi tiến hành đo kếtquả thựcnghiệm bằng cách đưa ra bài tập để kiểm tra HS. Nội dung bài tập kiểm tra có liên quan đếngiáo án. Mục đích đo kết quả thực nghiệm là để đánh giá hoạt động tổ chức dạy học bài "Phong cách ngôn ngữ chính luận" của GV qua việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực;
đánh giá khả năng nắm bắt kiến thức, khả năng vận dụng kiến thức vào thực hành của HS.
3.7.2Kết quả đo thực nghiệm
Sau khi dạy thực nghiệm và dạy đối chứng, chúng tôi tiến hành kiểm tra. Kết quả đo thực nghiệm là kết quả của phiếu kiểm tra tổng hợp tất cả các nội dung của bài học.
3.7.2,1 Bảng thống kê
Sau khi cho HS làm bài kiểm tra và chấm bài cho HS, chúng tôi thu được kết quả như sau:
- Tỉ lệ bài đạt điểm khá giỏi ở lớp thực nghiệm là 45,4 %, cao hơn so với lớp đối chứng 17,3 %.
- Tỉ lệ bài đạt điểm yếu kém ở lóp thực nghiệm là 15,1 %, ít hơn so với lóp đối chứng là 19,2 %.
Nhìn chung, kết quả của lóp thực nghiệm cao hon so với lóp đối chứng. Điều đó cho thấy HS lớp thực nghiệm phần lớn đã nắm được những kiến thức cơ bản và biết vận dụng kiến thức vào luyện tập, thực hành. Như vậy, phương pháp dạy học mới mà chúng tôi đề xuất đã có tác dụng phần nào trong việc dạy học bài "Phong cách ngôn ngữ chỉnh luận
3.7.2.2 Việc đánh giá kết quả thực nghiệm
Nhìn một cách toàn diện, HS có thái độ nghiêm túc và có hứng thú trong giờ học.
Do đó, các em phần lớn đều nắm được những nội dung kiến thức lí thuyết của bài và vận dụng lí thuyết đó vào làm bài tập. Tuy nhiên vẫn còn một số em tỏ ra lúng túng, chưa biết cách vận dụng kiến thức vào làm bài tập.
Trong quá trình dạy học, GV sử dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực.
Những phương pháp ấy góp phần đáng kể vào việc rèn luyện cho HS tính mạnh dạn, tự tin, tự giác phát biểu, tranh luận ý kiến, đặc biệt là khi thảo luận nhóm.
Do phạm vi thực nghiệm và nội dung thực nghiệm không nhiều, thời gian thực nghiệm ngắn nên chưa thể khẳng định một cách khách quan về kết quả thực nghiệm.
Tuy thế, kết quả thực nghiệm trên đây đã phần nào cho thấy tính khả thi của việc áp dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong việc tổ
Lóp Điểm khá giỏi Điểm trung bình Điểm yếu kém
11B7 15 bài = 45,4 % 13 bài = 39,3 % 5 bài = 15,1 % 11B6 9 bài = 28,1 % 12 bài = 37,5 % 11 bài = 34,3 % Nhìn vào bảng tổng hợp ở trên, chúng tôi nhận thấy rằng:
chức dạy học bài "Phong cách ngôn ngữ chính luận
Tóm lại, khi tổ chức nội dung dạy học cho HS, GV phải thực sự có những đam mê và những tìm tòi sáng tạo. Có đam mê, có sáng tạo thì GV mới lựa chọn được những phương pháp dạy học phù họp và sử dụng có hiệu quả những phương pháp dạy học ấy.
KÉT LUẬN
Khoá luận của chúng tôi chỉ đề cập đến một vấn một vấn đề rất nhỏ về phương pháp dạy học bài "Phong cách ngôn ngữ chỉnh luận" nói riêng, các bài phong cách chức năng ngôn ngữ nói chung. Mặc dù vậy, khoá luận đã góp một phần không nhỏ vào sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học bài "Phong cách ngôn ngữ chính luận "
trong SGK Ngữ văn 11.
Trong khoá luận, chúng tôi đã đưa ra được những kiến giải, những đề xuất.
Những kiến giải, những đề xuất ấy đều được chúng tôi xuất phát từ cơ sở lí thuyết trong tâm lí học, giáo dục học, các công trình và tài liệu nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
Đặc biệt chúng tôi đã xuất phát từ thực tiễn của việc dạy học bài "Phong cách ngôn ngữ chính luận" và các bài phong cách chức năng ngôn ngữ trong trường phổ thông để đề xuất những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của HS. Với những đề xuất mới đó, chúng tôi mong muốn sẽ góp một phần nhỏ của mình vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy và học bài "'Phong cách ngôn ngữ chính ỉuận" và các bài phong cách chức năng ngôn ngữ trong trường phổ thông.
Do hạn chế về thời gian và trình độ nghiên cứu nên đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để khoá luận được hoàn thiện hơn.