Nội dung dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ chính luận ” trong SGK Ngữ văn 11 Bài “Phong cách ngôn ngữ chính ỉuận ” được đưa vào giảng dạy trong SGK Ngữ

Một phần của tài liệu Dạy học bài phong cách ngôn ngữ chính luận trong sách giáo khoa ngữ văn theo hướng tích cực (Trang 23 - 27)

CHƯƠNG 2: DẠY HỌC BÀI PHONG CÁCH NGỒN NGỦ CHÍNH LUẬN TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 11 THEO HƯỚNG TÍCH cực

2.2 Nội dung dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ chính luận ” trong SGK Ngữ văn 11 Bài “Phong cách ngôn ngữ chính ỉuận ” được đưa vào giảng dạy trong SGK Ngữ

văn với thời lượng hai tiết, về cơ bản, nội dung dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ chính luận ” được trình bày như sau:

2.2.1 Phần lí thuyết

Được triển khai theo hai mục lớn:

2.2.1.1 Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận

*Tìm hiếu văn bản chính luận

Ở phần này, SGK chủ yếu xem xét văn bản chính luận hiện đại. Văn bản chính luận hiện đại bao gồm: các cương lĩnh; tuyên bố; tuyên ngôn, lời kêu gọi, hiệu triệu; các bài bình luận, xã luận; các báo cáo, tham luận, phát biểu trong các hội thảo, hội nghị chính trị,...

SGK đưa ra 3 đoạn trích trong các văn bản chính luận: “Tuyên ngôn độc lập”,

“Cao trào chống Nhật, cứu nước” , “Việt Nam đi tới” và yêu cầu đọc, tìm hiểu về:

- Thể loại của văn bản - Mục đích viết văn bản

- Thái độ, quan điểm của người viết đối với những vấn đề được đề cập đến.

*Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chỉnh luận

+ Phạm vi sử dụng: ngôn ngữ chính luận sử dụng trong các văn bản chính luận và các tài liệu chính trị khác.

+ Dạng tồn tại: 2 dạng:

Dạng nói: lời phát biếu trong các hội nghị, thảo luận, tranh luận.. .mang tính chất chính trị.

Dạng viết: tuyên ngôn, lời kêu gọi, các bài bình luận, xã luận

+ Mục đích: Ngôn ngữ chính luận chỉ xoay quanh việc trình bày ý kiến hoặc bình luận, đánh giá về một sự kiện, một vấn đề chính trị, một chính sách, chủ trương về văn hóa, xã hội theo một quan điểm chính trị nhất định.

+ Phân biệt nghị luận và chính luận:

Nghị luận: là phương pháp tư duy và trình bày những ý kiến, lí lẽ, lập luận về một vấn đề nào đó. Nghị luận được chia làm hai loại: nghị luận văn học và nghị luận xã hội.

Chính luận: Là một phong cách chức năng ngôn ngữ và là một kiểu nhỏ của văn bản nghị luận (trình bày quan điểm về vấn đề chính trị - xã hội).

2.2.1.2 Các phương tiện diễn đạt và đặc trung của phong cách ngôn ngũ' chỉnh luận.

*Các phương tiện diên đạt + về từ ngữ:

Văn bản chính luận sử dụng ngôn ngữ thông thường nhưng có khá nhiều từ ngữ chính trị: độc lập, đồng bào, bình đẳng, tự do, quyền lợi...

Nhiều từ ngữ chính trị có nguồn gốc từ văn bản chính luận, nhưng được dùng rộng khắp trong sinh hoạt chính trị nên chúng đã thấm vào lớp từ thông dụng, đến mức dùng quen thuộc, không còn quan niệm đó là từ ngữ lí luận nữa. Ví dụ: đa số, thiếu so, dân chủ...

+ về ngữ pháp:

Câu văn trong văn bản chính luận thường là câu có kết cấu chuẩn mực, gần với những phán đoán lôgic trong một hệ thống lập luận, câu trước liên kết với câu sau, câu sau nối tiếp câu trước trong một mạch suy luận.

Các văn bản chính luận thường dùng những câu phức họp có những từ ngữ licn kết như: do vậy, bởi thế, cho nờn... đế phục vụ cho lập luận được chặt chừ. + về biện phỏp tu từ:

Văn bản chính luận sử dụng nhiều biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa...Việc dùng các biện pháp tu từ sẽ giúp cho lí lẽ và các lập luận thêm truyền cảm, hấp dẫn, tăng sức

thuyết phục.

Ở dạng núi, ngụn ngữ chớnh luận chỳ trọng đến cỏch diễn đạt sao cho khỳc chiết, rừ ràng, mạch lạc, thuyết phục. Giọng điệu, ngữ điệu giữ vai trò quan trọng để thu hút người nghe.

*Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận + Tính công khai về quan điểm chính trị

Ngôn từ chính luận không chỉ có chức năng thông tin một cách khách quan mà phải thể hiện đường lối, quan điểm, thái độ chính trị của người viết (hay nói) một cách công khai, dứt khoát, không che giấu, úp mở.

Từ ngữ sử dụng trong văn bản chính luận phải được cân nhắc kĩ càng, đặc biệt là những từ ngữ thể hiện lập trường, quan điểm chính trị. Người viết tránh dùng những từ ngữ mơ hồ, khụng thể hiện thỏi độ chớnh trị rừ ràng, dứt khoỏt, trỏnh nhũng cõu nhiều ý làm người đọc lẫn lộn quan điểm, lập trường, chính kiến.

+ Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận Phong cách chính luận thể hiện tính chặt chẽ của hệ thống lập luận. Đó là một hệ thống luận điểm chặt chẽ, trong đó, từng ý, từng câu được phối hợp với nhau một cách hài hòa, mạch lạc.

+ Tính truyền cảm, thuyết phục Ngôn ngữ chính luận là công cụ để trình bày, thuyết phục, tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc (người nghe).

Ngoài giá trị lập luận, văn bản chính luận còn thể hiện giá trị ở giọng văn hùng hồn, tha thiết, bộc lộ nhiệt tình của người viết. Đặc biệt trong những cuộc diễn thuyết thì ngữ điệu, giọng nói được coi là phương tiện quan trọng hỗ trợ cho lí lẽ, ngôn từ.

2.2.2 Phần luyện tập

Đây là phần giúp HS củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng. Với phần này, SGK đưa ra những bài tập sau:

*Tiết thứ nhất: Gồm 3 bài tập:

Bài tập 1: Phân biệt khái niệm nghị ỉuậnchính ỉuận.

Bài tập 2: Vì sao có thể khẳng định đoạn văn sau đây thuộc phong cách chính luận?

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quỷ báu của ta. Từ xưa đên nay, môi khi To quốc bị xân lăng, thì tinh thần ấy lại sỏi noi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nỏ lướt qua mọi sự nguy hiếm, khó khăn, nỏ nhấn chìm tất cả lũ bản nước và lũ cướp nước.

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân tà)

Bài tập 3: Phân tích Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ngữ văn 10, tập một, tr. 23) để chứng minh: lời văn trong văn bản giản dị, dễ hiểu, ngắn gọn nhưng diễn đạt nội dung phong phú, lập luận vững chắc.

*Tiết thứ hai: Gồm 3 bài tập:

Bài tập 1: Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn văn chính luận sau:

Ai có sủng dùng sủng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuóng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chong Pháp CÚIẦ nước.

(Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc khảng chiến)

Bài tập 2: Viết một đề cương bài nói để chứng minh cho câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang đế sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính ỉà nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.

(Hồ Chí Minh, Thư gửi các học sinh)

Bài tập 3: Viết một đoạn văn để chứng minh nhận định sau: Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những người thân, yêu nơi chôn nhau cắt rốn với những kỉ niệm tuối thơ không bao giờ quên.

2.3 Dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ chính ỉuận” trong SGK Ngữ văn 11 theo hướng

Một phần của tài liệu Dạy học bài phong cách ngôn ngữ chính luận trong sách giáo khoa ngữ văn theo hướng tích cực (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w