1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu có vị ngữ là vị từ mang ý nghĩa trao/tặng (trên cơ sở tiếng Việt và tiếng Anh)

24 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 474,34 KB

Nội dung

Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu có vị ngữ là vị từ mang ý nghĩa trao/tặng (trên cơ sở tiếng Việt và tiếng Anh)

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÂM QUANG ĐÔNG

CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN CỦA CÂU CÓ VỊ NGỮ LÀ VỊ TỪ MANG Ý NGHĨA TRAO/TẶNG

(trên cơ sở tiếng Việt và tiếng Anh)

CHUYÊN NGÀNH: LÍ LUẬN NGÔN NGỮ

MÃ SỐ: 62.22.01.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI, 2007

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Khoa học Xã hội

và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học:

Phản biện: GS TS Diệp Quang Ban

Phản biện: PGS TS Hoàng Văn Vân

Phản biện: PGS TS Nguyễn Đức Tồn

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng cấp nhà nước chấm luận án

tiến sĩ họp tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại

học Quốc gia Hà Nội vào hồi 8 giờ ngày 2 tháng 5 năm 2007

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1 Lâm Quang Đông (2000) Vài suy nghĩ về vị từ hành động nhóm tặng/biếu và Lỗi dịch thuật Việt-Anh, trong Nội san Ngoại ngữ,

tháng 12/2000, trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, trang 33 –

3 Lâm Quang Đông (2005) Về sự hiện diện/không hiện diện của giới

từ “cho” trong câu chứa vị từ có ý nghĩa cho/tặng, Tạp chí

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu là một cấu trúc phức tạp, nhiều

tầng bậc, trong đó vị từ là trung tâm cùng với một hay nhiều thành tố

nghĩa chung quanh nó Khả năng kết hợp, hay ngữ trị của vị từ càng lớn,

tức là càng đòi hỏi nhiều thành tố nghĩa chung quanh nó thì cấu trúc

nghĩa biểu hiện của câu càng phức tạp do sự đan xen và đa dạng của rất

nhiều quan hệ nghĩa giữa các thành tố nghĩa với vị từ và giữa các thành

tố nghĩa ấy với nhau Việc nghiên cứu cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu

với vị từ đa trị, tiêu biểu là vị từ mang ý nghĩa trao/tặng, là một việc cần

thiết để hiểu rõ hơn cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu nói riêng, và cấu

trúc nghĩa của câu nói chung

Tuy cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu đã được nhiều nhà ngôn

ngữ học quan tâm nghiên cứu và đã có nhiều kết quả quan trọng, nhưng

cũng còn nhiều vấn đề cần khảo sát thêm dưới ánh sáng của những

khuynh hướng ngôn ngữ học hậu cấu trúc luận (post-structuralism) trong

vài thập kỷ cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 Áp dụng những khuynh

hướng mới đó vào nghiên cứu cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu để hiểu

sâu hơn, toàn diện hơn về nó và giải quyết một số vấn đề còn tồn tại, nhất

là đối với cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ đa trị, tiêu biểu là vị

từ mang ý nghĩa trao/tặng, là lý do chính khiến chúng tôi lựa chọn đề tài

này

Trong thực tiễn, sự hiểu biết chưa tường tận, rõ ràng, thậm chí

còn nhầm lẫn về cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ đa trị như vị

từ mang ý nghĩa trao/tặng, đặc biệt là những tương đồng, khác biệt giữa

tiếng Việt và tiếng Anh, là một trong những nguyên nhân chính gây khó

khăn, sai lỗi cho người học tiếng Anh Do đó, việc nghiên cứu cấu trúc

nghĩa biểu hiện của câu với vị từ đa trị, chẳng hạn như vị từ mang ý

nghĩa trao/tặng, nhằm giúp người học khắc phục những khó khăn đó

cũng là một việc cần thiết

2 Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp và tư liệu nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án này là cấu trúc nghĩa biểu hiện

của câu có vị ngữ là vị từ đa trị, cụ thể là vị từ mang ý nghĩa trao/tặng

trong tiếng Việt và tiếng Anh (trong luận án diễn đạt gọn là câu với vị từ

trao/tặng, chẳng hạn như: cho, gửi, đưa, cung cấp, biếu, tặng, hiến,

nhường, phú, thí, phát, ban, give, present, hand, endow, bestow, confer, offer)

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trước hết, luận án điểm lại những giải thuyết về cấu trúc nghĩa của câu, nhất là cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu có vị ngữ là vị từ đa trị, tiêu biểu là vị từ mang ý nghĩa trao/tặng Những giải thuyết này tạo lập

cơ sở lý luận để từ đó làm rõ các lớp nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ đa trị, đặc biệt là vị từ mang ý nghĩa trao/tặng

Thứ hai, luận án xác định vai nghĩa cũng như đặc trưng của các tham thể trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu ở từng lớp nghĩa Tư cách của các tham thể, đặc biệt là tư cách của các chu tố trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ trao/tặng cũng sẽ được phân định rõ ràng

Nhiệm vụ tiếp theo của luận án là đưa ra kiến giải về tác động của những yếu tố ngữ nghĩa tới cấu trúc cú pháp của câu với vị từ trao/tặng Thông qua những phân tích đó, luận án nêu bật những tương đồng và khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Anh, những yếu tố gây khó khăn cho người học để giúp họ khắc phục những khó khăn ấy

2.3 Phương pháp và tư liệu nghiên cứu

Nhằm giải quyết những nhiệm vụ đặt ra trên đây, luận án sử dụng phương pháp phân tích thành tố (componential analysis) kết hợp với các thủ pháp phân tích định tính và định lượng, phân loại, thay thế và cải biến để xác định các thành tố nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu, tìm hiểu các đặc trưng của chúng, xác định vị thế, tư cách của chúng trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu Thủ pháp mô hình hóa cũng được

sử dụng để giúp nhìn nhận rõ hơn cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu Ngoài ra, luận án cũng áp dụng phương pháp so sánh đối chiếu nhằm tìm

ra những tương đồng và khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Anh về cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ đa trị, tiêu biểu là vị từ mang ý nghĩa trao/tặng

Tư liệu nghiên cứu là những câu với vị từ trao/tặng và một số vị

từ đa trị có liên quan trích từ nhiều nguồn khác nhau, từ văn viết ‘chuẩn’ (‘standard’ written register) tới ngôn ngữ nói hàng ngày, ngôn ngữ báo chí (báo in và báo điện tử), một số tác phẩm văn học và ca khúc tiêu biểu nhằm có được một cái nhìn tổng thể, toàn diện về các kết cấu (constructions) sử dụng vị từ trao/tặng Số lượng tư liệu đã qua chọn lọc

Trang 4

là khoảng 2000 trường hợp, trong đó gần 700 trường hợp được đưa vào

phân tích cụ thể

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

Về lý luận, luận án cung cấp một cái nhìn đa dạng, nhiều chiều

về những quan điểm, giải thuyết khác nhau về cấu trúc nghĩa biểu hiện

của câu cũng như về vai nghĩa và tư cách của các tham thể trong cấu trúc

nghĩa biểu hiện của câu qua nhiều công trình quan trọng trong ngôn ngữ

học hiện đại cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21

Luận án trình bày những phát hiện mới về cấu trúc nghĩa biểu

hiện của câu với vị từ đa trị thông qua những trường hợp cụ thể với vị từ

mang ý nghĩa trao/tặng Các mô hình được xác lập và những tổng kết,

phát hiện của luận án thể hiện sáng tỏ hơn các lớp nghĩa và sự phân bố

các vai nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu

Luận án cũng giới thiệu cách phân loại mới của một số tác giả

đối với vai nghĩa của các tham thể, khắc phục những khiếm khuyết hoặc

những điểm chưa thoả đáng của những cách phân loại trước đây Quy

trình các bước phân tích cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu mà luận án đề

xuất và kiểm nghiệm chứng tỏ đó là một quy trình khả dụng, hữu ích và

hợp lý để nghiên cứu cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu

Như vậy, định hướng nghiên cứu của luận án tập trung nhiều vào

mặt lý luận của cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ đa trị, tiêu biểu

là vị từ trao/tặng, hơn là tiến hành đối chiếu, so sánh cụ thể một loại câu

với vị từ trao/tặng trong tiếng Việt và tiếng Anh

Về thực tiễn, trong giảng dạy ngoại ngữ, luận án đóng góp một

số ứng dụng vào công tác giảng dạy, học tập cũng như dịch thuật liên

quan tới câu có vị ngữ là vị từ đa trị trong tiếng Anh và tiếng Việt, tiêu

biểu là vị từ mang ý nghĩa trao/tặng

4 Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và

phụ lục, luận án chia làm 4 chương:

Chương 1: Những cơ sở lý luận của luận án - 35 trang

Chương 2: Các lớp nghĩa và vai nghĩa của ba diễn tố trong cấu trúc nghĩa

biểu hiện của câu với vị từ trao/tặng - 44 trang

Chương 3: Cấu trúc nghĩa biểu hiện rút gọn và mở rộng của câu với vị từ

trao/tặng - 31 trang

Chương 4: Sự thể hiện cấu trúc nghĩa biểu hiện trên cấu trúc cú pháp của

câu với vị từ trao/tặng - 46 trang

CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN 1.1 Quan điểm nghiên cứu về cấu trúc nghĩa của câu

Những điểm thống nhất căn bản trong các quan điểm, các hướng nghiên cứu khác nhau về nghĩa và cấu trúc nghĩa của câu, nhất là trong các công trình cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 như Fillmore (1968), Chafe (1970), Cao Xuân Hạo (1991), Frawley (1992), Jackendoff (1995), Lý Toàn Thắng (2002), Diệp Quang Ban (2004), v.v., là: nghĩa của câu là một cấu trúc phức tạp, nhiều tầng bậc, trong đó cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu là cái lõi sự tình được thể hiện bằng vị từ làm trung tâm và các tham thể xung quanh nó Số lượng các tham thể thể hiện các đối tượng tham gia sự tình và các thành phần cú pháp thể hiện các tham thể đó là do ngữ trị của vị từ quyết định Có những tham thể là bắt buộc và cũng có tham thể là tuỳ nghi đối với từng vị từ nhất định Vai nghĩa của các tham thể là quan hệ nghĩa giữa tham thể với vị từ Số lượng tham thể càng nhiều thì vai nghĩa của chúng càng đa dạng, khiến cho cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu càng phức tạp

1.2 Quan điểm về vai nghĩa của các tham thể trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu

Vấn đề vai nghĩa của các tham thể trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu là một vấn đề phức tạp và đã được nghiên cứu theo rất nhiều quan điểm khác nhau, nhất là việc xác định tham thể nào đóng vai gì Một số phương pháp xác định vai nghĩa đã được đề xuất, tiêu biểu là Frawley (1992), Van Valin (1993), Jackendoff (1995), Sowa (1999) và Mylne (2000)

Frawley (1992) phân các vai nghĩa thành các vai diễn tố và phi diễn tố (participant and non-participant roles) Còn Van Valin (1993) lại xếp các vai nghĩa theo một chuỗi liên tục (continuum) Trong khi đó, Jackendoff (1995) đề xuất cách tổ chức các vai nghĩa thành các bậc (tier) như bậc không gian (spatial tier), bậc hành động (actional tier), bậc chủ

đề (thematic tier) Sowa (1999) cũng đề xuất một cách phân loại khá phức tạp Thuận tiện hơn cả là cách phân loại của Mylne (2000) theo Thang độ Tham gia của Vai

Trang 5

1.3 Quan điểm nghiên cứu của luận án

Luận án thống nhất với quan điểm cho rằng cấu trúc nghĩa biểu

hiện của câu gồm vị từ và các tham thể, trong đó vị từ là trung tâm, quyết

định số lượng tham thể và quan hệ nghĩa (vai nghĩa) của các tham thể đó

với vị từ Tuy nhiên, bản thân các tham thể cũng tác động trở lại đối với

vị từ, tức là với cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu

Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu có nhiều lớp chồng lên nhau Ở

mỗi lớp, các tham thể có những quan hệ nghĩa có thể đồng nhất, có thể

khác biệt nhau Như vậy, một tham thể có thể cùng một lúc có nhiều

quan hệ nghĩa, tức là đảm nhận nhiều vai nghĩa khác nhau ở các lớp

nghĩa

Tiêu biểu cho vị từ đa trị là vị từ mang ý nghĩa trao/tặng Trong

cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu phải có ba tham thể bắt buộc (diễn tố),

nhưng ngoài diễn tố còn có nhiều chu tố, trong đó một số chu tố được giả

định sẵn trong ngữ nghĩa của vị từ, có thể thay thế được cho diễn tố, khác

với các chu tố khác Cần phải xác định tư cách của những chu tố này

trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu

Thuật ngữ ‘tham thể - participant’ trong luận án chỉ tất cả mọi

đối tượng tham gia sự tình, bao hàm cả diễn tố và chu tố Cách gọi này

phù hợp với những quan điểm mới đây về vai nghĩa (Gildea và Jurafsky,

2002; Gasser, 2003; García-Miguel và Albertuz, 2005)

1.4 Tình hình nghiên cứu cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ

trao/tặng

Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ trao/tặng từ trước tới

nay được rất nhiều nhà ngôn ngữ học đề cập một cách rải rác, nằm trong

tổng thể những vấn đề chung về vai nghĩa, về vị từ đa trị, v.v chứ chưa

được nghiên cứu toàn diện, sâu sắc Đến giữa thập kỷ 1990 mới bắt đầu

xuất hiện một số công trình chuyên sâu về nhóm vị từ này, tiêu biểu là

Newman (1996) và một số cộng sự của ông Kết quả nghiên cứu trong

các công trình này là những cơ sở quan trọng được tiếp tục phát triển và

khảo sát theo mục đích và nhiệm vụ cụ thể trong luận án này

O.N Seliverstova (2004) cũng đề cập đến động từ dat’ – cho

trong tiếng Nga Tuy nhiên, bà chưa khảo sát cấu trúc nghĩa biểu hiện

của câu với động từ này, và cũng chưa đưa ra được những cách thức xác

định vai nghĩa của các tham thể

Trong tiếng Việt, Nguyễn Kim Thản (1977) đã dành một phần

công trình Động từ trong tiếng Việt bàn về nhóm động từ phát nhận Còn

trong nghiên cứu của một số tác giả khác như Cao Xuân Hạo, Nguyễn

Văn Hiệp, Hoàng Trọng Phiến, nhiều ví dụ với vị từ trao/tặng đã được đưa ra làm dẫn chứng nhưng vẫn chưa phải là đối tượng được nghiên cứu thật sâu Do vậy, luận án là một bước tiếp nối những kết quả trên, khảo sát sâu hơn và toàn diện hơn về cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ

đa trị thông qua những trường hợp cụ thể với vị từ trao/tặng

1.5 Tiểu kết

Như vậy, Chương 1 đã trình bày những điểm chung, thống nhất trong quan điểm của nhiều tác giả nước ngoài và tác giả Việt Nam về nghĩa của câu, cấu trúc nghĩa của câu và vai nghĩa của các tham thể trong cấu trúc nghĩa của câu cũng như cách phân loại vai nghĩa Từ đó, những luận điểm cơ bản được đưa ra làm cơ sở nghiên cứu cho luận án Phần cuối cùng của Chương 1 trình bày tổng quan về những công trình có liên quan ít nhiều, trực tiếp hoặc gián tiếp tới vị từ mang ý nghĩa trao/tặng mà kết quả của chúng được sử dụng và phát triển trong luận án

CHƯƠNG 2: CÁC LỚP NGHĨA VÀ VAI NGHĨA CỦA BA DIỄN TỐ TRONG CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN

CỦA CÂU VỚI VỊ TỪ TRAO/TẶNG 2.1 Dẫn nhập

Các đối tượng tham gia vào sự tình trao/tặng có những đặc trưng phức tạp khác nhau, và những đặc trưng này tác động đến vai trò của chúng trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu, tạo cho câu có những ý nghĩa khác nhau, mỗi ý nghĩa ứng với một cách thức mô tả sự tình nhất định Quan hệ nghĩa giữa vị từ và tham thể ở mỗi nghĩa (hoặc nhóm nghĩa) tạo thành những lớp nghĩa khác nhau trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu Các tham thể trong từng lớp nghĩa có những khác biệt nhất định, nhất là về vai nghĩa, mặc dù số lượng tham thể trong từng lớp nghĩa

có thể giống nhau Kết quả nghiên cứu cho thấy cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ trao/tặng có thể có bốn lớp nghĩa cơ bản sau đây

2.2 Các lớp nghĩa

2.2.1 Lớp nghĩa kiểm soát - sở hữu (control - possession)

Đây là một lớp nghĩa cơ bản bởi các vị từ trao/tặng trước hết thể hiện sự chuyển đổi quyền kiểm soát — sở hữu đối với vật trao/tặng Lớp

Trang 6

nghĩa này được khái quát hóa bằng công thức x cause y to have z - x

khiến y có z

2.2.2 Lớp nghĩa không gian - động (spatial - dynamic)

Sự dịch chuyển của vật trao/tặng từ phạm vi kiểm soát – sở hữu

của người cho sang phạm vi kiểm soát — sở hữu của người nhận là một

sự dịch chuyển trong một không gian vật chất cụ thể hoặc không gian

trừu tượng Về không gian, khoảng cách giữa người cho và người nhận,

mức độ trực tiếp hay gián tiếp của hành động trao/tặng cũng như phạm vi

của sự tình trao/tặng có những độ biến thiên khác nhau Các mức độ biến

thiên đó được mã hóa trong chính các vị từ của nhóm

Lớp nghĩa không gian - động của cấu trúc nghĩa biểu hiện của

câu với vị từ trao/tặng có thể khái quát hóa bằng hàm ngữ nghĩa x cause z

to go to y - x khiến z tới y

2.2.3 Lớp nghĩa lợi ích (human interest)

Lớp nghĩa này thể hiện đối tượng nào được lợi từ hành động

trao/tặng, hay hành động trao/tặng đó đem lại lợi ích cho đối tượng nào

Cũng có thể Tiếp thể là đối tượng bị hại, nhưng việc được hưởng lợi hay

chịu hại từ hành động trao/tặng đều có thể quy về mối liên quan tới lợi

ích của con người (human interest), do vậy lớp nghĩa này được gọi chung

là lớp nghĩa lợi ích Lớp nghĩa lợi ích có thể được khái quát hóa bằng

hàm x cause y to benefit from having z - x làm cho y được lợi từ việc có z

hoặc x cause y to suffer from z - x làm cho y phải chịu đựng z

2.2.4 Lớp nghĩa quyền lực (power)

Vị từ trao/tặng mã hóa các quan hệ khác nhau giữa người cho và

người nhận về tuổi tác, vị thế, quan hệ gia đình, xã hội, v.v và hệ quả

của các quan hệ này là tính chất, mức độ trang trọng của sự tình

trao/tặng, v.v Quan hệ giữa hai đối tượng này với vị từ tạo nên một lớp

nghĩa quan trọng trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu gọi là lớp nghĩa

quyền lực Mối quan hệ này có tác động rất lớn tới vị từ Điều đó chứng

tỏ có tác động qua lại giữa vị từ và các tham thể chứ không phải chỉ là tác

động một chiều từ vị từ tới các tham thể

Vị từ trao/tặng trong tiếng Việt cũng như tiếng Anh phân thành

ba nhóm rõ rệt Nhóm thứ nhất có thể gọi là nhóm hướng thượng

(upward) bao gồm các vị từ thể hiện quan hệ dưới – trên giữa người cho

và người nhận như hiến, cúng, donate, devote Nhóm thứ hai có thể gọi

là nhóm hướng hạ (downward) gồm các vị từ thể hiện quan hệ trên - dưới

giữa người cho và người nhận như phú, ban, bestow, endow Nhóm thứ

nhất và nhóm thứ hai chiếm số lượng không nhiều, khoảng 1/5 số vị từ trao/tặng Nhóm thứ ba có thể gọi là nhóm trung hoà (neutral) chiếm số lượng nhiều hơn cả: 4/5, bao gồm các vị từ thể hiện quan hệ đồng đẳng hoặc trên - dưới giữa người cho và người nhận

Các lớp nghĩa và vai nghĩa hoặc đặc trưng của ba diễn tố trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ trao/tặng được thể hiện trong bảng sau đây

2.3 Cấu trúc nghĩa biểu hiện cơ sở của câu với vị từ trao/tặng

Vị từ trao/tặng là loại vị từ tam trị, tức là chúng đòi hỏi phải có 3 tham thể bắt buộc (diễn tố) đi cùng với chúng Do vậy, cấu trúc nghĩa biểu hiện cơ sở của câu với vị từ trao/tặng gồm Vị từ + 3 diễn tố Sau đây là những nhận xét cụ thể về 3 diễn tố này

2.3.1 Diễn tố thứ nhất

Diễn tố này có các đặc trưng [+Động vật] (bao hàm ý nghĩa [±Người]), [+Kiểm soát], và [+Sở hữu] Diễn tố thứ nhất đảm nhiệm vai Hành thể (Actor) có đầy đủ đặc trưng và những ý nghĩa kéo theo (entailment) của Tác thể (Agent) như [+Người], hoặc chí ít là [+Động vật], [+Chủ ý], [+Trách nhiệm], v.v xuất hiện với tỷ lệ khá cao, khoảng 75% trong số tư liệu được nghiên cứu, trong khi vai Hành thể không đủ những đặc trưng ấy, ví dụ không có đặc trưng [Người] hay [Động vật], [Chủ ý], không phải là nguyên do trực tiếp của hành động trao/tặng và chỉ có thể coi là Chủ thể (Author), chiếm tỷ lệ rất thấp, khoảng 5% mà thôi Cá biệt có trường hợp vai Công cụ cũng xuất hiện ở vị trí diễn tố

Đặc trưng/Vai nghĩa của ba diễn tố Các lớp nghĩa

Diễn tố 1 Diễn tố 2 Diễn tố 3

Lớp nghĩa kiểm soát – sở hữu Người kiểm soát

Tác thể Nguồn

Tiếp thể Chủ sở hữu Nghiệm thể

Đối thể

Lớp nghĩa không gian — động Tác thể

Nguồn Địa điểm

Tiếp thể Đích Địa điểm

Đối thể

Lớp nghĩa lợi ích Người làm ơn

Tác thể

Đắc lợi thể Thụ thể

Đối thể Tạo thể Lớp nghĩa quyền lực [quyền uy]

Trang 7

thứ nhất Diễn tố thứ nhất còn kiêm cả vai nghĩa Nguồn (Source) và Địa

điểm

2.3.2 Diễn tố thứ hai

Diễn tố thứ hai đảm nhiệm vai Tiếp thể (Recipient), đồng thời là

Đích (Goal) Khi vật trao/tặng dịch chuyển tới Đích, nó sẽ định vị tại

điểm kết thúc đó nên đôi khi Đích được thay thế bằng Địa điểm Diễn tố

thứ hai có thể đảm nhiệm vai Nghiệm thể khi nó phải trải qua một quá

trình nào đó để tạo ra vật trao/tặng, hoặc đạt được một đặc tính, một

phẩm chất hay một tính cách nào đó Với ý nghĩa được hưởng một quyền

lợi nào đó qua hành động trao/tặng, được quyền sở hữu và/hoặc kiểm

soát, sử dụng vật trao/tặng, diễn tố thứ hai còn đảm nhiệm vai Đắc lợi

thể

Trong trường hợp cho, give được dùng để thay thế cho những vị

từ tạo tác như tát, đấm, đạp, v.v., ví dụ: Anh cho thị cái tát, She gives him

a slap, thì diễn tố thứ hai hoàn toàn là Thụ thể — đối tượng chịu tác động

trực tiếp của hành động (cụ thể hơn là Sufferer — Kẻ chịu đựng, theo

Gasser 2003, hay Bị hại thể - Maleficiary, theo Diệp Quang Ban 2004)

2.3.3 Diễn tố thứ ba

Diễn tố thứ ba có thể là một thực thể vật chất cụ thể, có thể là

một thực thể trừu tượng Nó có thể xác định hoặc bất định, cá thể hoá

hoặc không, tức là có những đặc trưng [± xác định] (definite), [±cá thể]

(individuated) Diễn tố thứ ba này thường được gọi là Đối thể (Theme)

và còn có thể đảm nhiệm vai Tạo thể (Complement) hoặc được đánh dấu

như Công cụ (Instrument)

2.4 Tiểu kết

Kết hợp với phương pháp của Mylne, luận án đề xuất phương

pháp nhận diện vai nghĩa như sau:

Bước 1: Xác lập các lớp nghĩa

Phân tích các nghĩa hệ thống (sense) trong ngữ nghĩa của vị từ

Các quan hệ nghĩa giữa vị từ với các tham thể ở mỗi nghĩa hoặc nhóm

nghĩa tạo nên các lớp nghĩa Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ

trao/tặng có thể gồm 4 lớp nghĩa: kiểm soát – sở hữu, không gian – động,

lợi ích, và quyền lực

Bước 2: Xác định vai nghĩa của các tham thể

Xác định mỗi lớp nghĩa đòi hỏi những tham thể nào, chúng có

những đặc trưng gì, thỏa mãn những điều kiện gì để đảm nhận vai nghĩa

này hay vai nghĩa khác Qua đó sẽ xác định được vai nào là cơ bản, chủ đạo, vai nào là kiêm nhiệm

Cấu trúc nghĩa biểu hiện cơ sở của câu với vị từ trao/tặng gồm vị

từ và ba diễn tố theo mô hình M1: CHO <Tác thể; Tiếp thể; Đối thể>

Bảng sau thể hiện đầy đủ hơn những vai nghĩa mà ba diễn tố có thể đảm nhiệm:

Diễn tố 1 Diễn tố 2 Diễn tố 3

Tác thể Chủ thể Nguồn Địa điểm Công cụ

Tiếp thể Đích Nghiệm thể Địa điểm Đắc lợi thể Thụ thể

Đối thể Tạo thể Công cụ

CHƯƠNG 3: CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN RÚT GỌN

VÀ MỞ RỘNG CỦA CÂU VỚI VỊ TỪ TRAO/TẶNG 3.1 Dẫn nhập

Tuỳ từng trường hợp cụ thể, một diễn tố nào đó có thể khiếm diện, làm rút gọn cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu Ngược lại, trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu còn có các chu tố tham gia với những tư cách khác nhau, mở rộng cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu

3.2 Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với số lượng diễn tố ít hơn 3

3.2.1 Trường hợp chỉ có một diễn tố

Khi cả người nhận và vật trao/tặng đều không xác định, không cụ thể thì chỉ có mình Tác thể xuất hiện Mô hình cấu trúc nghĩa biểu hiện

của câu lúc đó là M2: CHO <Tác thể>, ví dụ:

- Bà ấy toàn cho đi chứ chẳng bao giờ lấy cả

- He usually gives - Anh ấy rất hay cho

Khi cả người cho và người nhận đều không xác định, không cụ thể thì chỉ có mình Đối thể xuất hiện Mô hình cấu trúc nghĩa biểu hiện

của câu lúc đó là M3: CHO <Đối thể>, ví dụ:

- Cái ngọt bùi đem cho, còn đắng cay gánh lấy

-This area has been ceded - Vùng đất này đã bị nhượng đi rồi

Hai trường hợp này đều hiếm khi xuất hiện, nhất là trong tiếng Việt, còn trong tiếng Anh trường hợp câu chỉ có Đối thể phổ biến hơn, đặc biệt là trong câu bị động

Trang 8

3.2.2 Trường hợp chỉ có hai diễn tố

Trường hợp này khá phổ biến khi một trong ba diễn tố có tính

không xác định, không cụ thể, hoặc có tính khuôn mẫu (schematic) Mô

hình cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu lúc này là

(M4) CHO <Tác thể; Đối thể>

ví dụ: - Chẳng ai tự nhiên cho cái gì

- The teacher gave the answers after the test

Thầy giáo cho lời giải sau khi thi

(M5) CHO <Tác thể; Tiếp thể>

ví dụ: - Con thí cho thằng mõ ấy

-I like to give to the church - Tôi thích quyên góp cho nhà thờ

(M6) CHO <Đối thể; Tiếp thể>

ví dụ: - Áo để em thơ, lụa tặng già

- He was given the Nobel Prize for his invention

Ông ấy được tặng giải Nôben về phát minh của mình

3.3 Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với số lượng tham thể nhiều

hơn 3

3.3.1 Chu tố Mặc định

Về nội dung nghĩa cơ bản nhất, cả send trong tiếng Anh và gửi

trong tiếng Việt đều giả định rằng hành động trao/tặng xảy ra thông qua

một đối tượng trung gian nào đó Đối tượng này có một vị trí mặc định

(default) - vị trí được giả định sẵn trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu

Để phân biệt, chu tố này được tạm gọi là Chu tố Mặc định (Default

Circumstants), còn các Chu tố khác được gọi là Chu tố Phi Mặc định

(Non-default Circumstants) Chu tố Mặc định này được gọi là Tiếp thể

Trung gian khi nó có đặc trưng [+người], còn khi không có đặc trưng này

([-người]), nó chỉ là Phương tiện (Means) hoặc Công cụ (Instrument) Ví

dụ:

- Mẹ tôi gửi bà Thanh cho tôi hai đồng

- I have sent you the gift through Mr Brown

- Tôi sẽ gửi cho anh bản hợp đồng qua thư điện tử/ email

I will send the contract to you through email

- Tôi gửi EMS cho Uỷ ban Châu Âu bản dịch

I sent the EC the translation by EMS

3.3.2 Hai Chu tố Mặc định khác: Hướng và Đích (Direction and Goal)

Các vị từ trao/tặng thể hiện một hành động chuyển vị, tức là một hành động có hướng/có đích Như vậy Tiếp thể sẽ kiêm cả vai nghĩa

Đích Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp với vị từ gửi, hai vai nghĩa này

được phân cho hai/ba đối tượng riêng biệt Ví dụ:

- Cô ấy gửi thư ra Hà Nội cho tôi

- Cô ấy gửi thư đến trường cho tôi

Tương tự như Tiếp thể trung gian, hai tham thể Hướng và Đích

là những tham thể cố hữu (inherent) được giả định trong ngữ nghĩa của

vị từ gửi Chúng hoàn toàn có khả năng thay thế cho Tiếp thể khi Tiếp

thể vắng mặt Do vậy, Hướng và Đích cũng là Chu tố Mặc định trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu

Hai Chu tố Mặc định Hướng và Đích không chỉ xuất hiện trong

câu với vị từ gửi mà còn với nhiều vị từ trao/tặng khác Khi cả Tiếp thể

và Hướng/Đích đều cùng xuất hiện thì chúng được đánh dấu bằng những giới từ khác nhau Bảng sau thể hiện các tham thể trong cấu trúc nghĩa biểu hiện mở rộng của câu với vị từ trao/tặng:

Phi Mặc định

Tác thể Chủ thể Nguồn Địa điểm Công cụ

Tiếp thể Đích Nghiệm thể Địa điểm Đắc lợi thể Thụ thể

Đối thể Tạo thể Công cụ

Tiếp thể trung gian Phương tiện Công cụ Hướng Đích

Thời gian Phương thức

Lý do v.v

3.4 Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ trao/tặng và với một số

vị từ khác: so sánh về chu tố mặc định

3.4.1 So sánh vị từ trao/tặng với vị từ “mua (buy)”

Kết quả khảo sát cho thấy Đắc lợi thể là một Chu tố Mặc định

trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ mua Ví dụ:

- Bà mua cho con nốt chỗ rươi này, còn tươi lắm

- Anh Nam mua cho con trai chiếc Dream của ông Hải với giá

20 triệu

Trang 9

3.4.2 So sánh vị từ trao/tặng với vị từ “đào (dig)”

Thụ thể là diễn tố thứ hai trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu

với vị từ lưỡng trị đào, cho dù nó có xuất hiện hiển ngôn hay không

Còn Tạo thể, Đích hay Địa điểm không phải là diễn tố thứ hai mà là Chu

tố Mặc định Ví dụ:

- Họ đào đất – They dig the ground: Thụ thể

- Họ đào mương – They dig a canal Tạo thể

- Họ đào khoai – They dig potatoes Đích

- Họ đào mỏ - They dig a mine Địa điểm

3.4.3 So sánh vị từ trao/tặng với vị từ” nhảy (jump)”

Trong ngữ nghĩa của nhảy/jump đã giả định các tham thể Hướng,

Nguồn, Đích, Lộ trình, Địa điểm và đây cũng là các Chu tố Mặc định

Các giới từ hoặc giới ngữ trong những dẫn liệu sau chứng tỏ sự tham gia

của các tham thể này với tư cách là Chu tố Mặc định trong cấu trúc nghĩa

biểu hiện của câu:

- Con cóc nhảy ra – The Toad jumps out

- Con cóc nhảy từ trong hang ra – The Toad jumps out of/from

the hole

- (Khi) mặt nước chập chờn con cá nhảy

3.5 Tiểu kết

Số lượng diễn tố trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ

mang ý nghĩa trao/tặng là 3 (mô hình M1) Tuy nhiên, tuỳ từng điều kiện

và đặc trưng của chúng, một hoặc hai diễn tố nào đó có thể khiếm diện

cho nên trong mô hình cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu lúc đó chỉ có 1

hoặc 2 diễn tố Đó là cấu trúc nghĩa biểu hiện rút gọn của câu (mô hình

M2, M3, M4, M5 và M6)

Đối với cấu trúc nghĩa mở rộng của câu với vị từ trao/tặng (có số

lượng tham thể nhiều hơn 3), ngoài 3 diễn tố, có một vài chu tố được giả

định sẵn trong ngữ nghĩa của những vị từ nhất định và có khả năng hoạt

động như những diễn tố thực thụ hoặc có khả năng thay thế cho một diễn

tố nào đó Những chu tố này được gọi là Chu tố Mặc định và có số lượng

hạn chế Còn các chu tố khác được gọi là Chu tố Phi Mặc định

Chương 3 cũng thể hiện bước thứ ba trong quy trình phân tích

cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu: bước xác định tư cách, vị thế của các

tham thể sau khi đã được nhận diện

CHƯƠNG 4: SỰ THỂ HIỆN CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN

TRÊN CẤU TRÚC CÚ PHÁP CỦA CÂU

VỚI VỊ TỪ TRAO/TẶNG 4.1 Dẫn nhập

Chương này cố gắng làm rõ hơn tác động của cách nhìn nhận và

mô tả sự tình đến sự lựa chọn vị từ, giới từ và trật tự hình tuyến của các thành phần câu thể hiện các tham thể

Về cơ bản, quan hệ TR-LM (Vật được định vị - Mốc định vị) là quan hệ trong đó có một thực thể chuyển động so với một mốc tĩnh nào

đó Trong câu với vị từ trao/tặng như ví dụ trên, có thể coi thực thể

chuyển động cuốn sách là TR và cô bé là LM Một bộ phận thân thể nào

đó của cô bé có thể chuyển động, chẳng hạn như bàn tay và/hoặc cánh tay Tuy nhiên, có thể coi cô bé là một thực thể đơn nhất tại một địa điểm nhất định và cuốn sách chuyển động tới địa điểm đó Ngoài ra, còn

một quan hệ TR-LM nữa chồng lên quan hệ TR-LM nói trên, đó là quan

hệ giữa thầy giáo và cuốn sách: người cho Thầy giáo là thực thể kiểm soát sự chuyển động của cuốn sách, và do vậy được coi là TR so với LM cuốn sách Hai “lớp” quan hệ TR-LM này có thể hình dung như sơ đồ

sau, với TR1 thể hiện “TR tác thể” và TR2 thể hiện “TR thực thể động”:

LM2 TR2

The teacher gave the girl a book

(Newman, 1996: 40-42) Tuy nhiên, trong luận án, để cho giản tiện và dễ hình dung, chỉ có một

TR được chỉ rõ, còn những đối tượng khác đều được thể hiện là LM

4.2 Trật tự tham thể trong câu với ≤ 3 diễn tố

4.2.1 Khi Tác thể được chọn làm Vật được định vị (Trajector - TR)

4.2.1.1 Trật tự TÁC THỂ + TIẾP THỂ + ĐỐI THỂ Trật tự này chiếm tới 60% trong số các trường hợp được khảo sát Ngoài lý do khối lượng (độ dài) của các danh ngữ (NP) thể hiện Tiếp thể và Đối thể, các đặc điểm của các đối tượng tham gia sự tình cũng tác

động tới trật tự này Trật tự O1: NP1 + Vtrao/tặng + NP2 + NP3 phản

ánh rõ nét nhất lớp nghĩa kiểm soát - sở hữu, x cause y to have z – x khiến

y có z

Trang 10

4.2.1.2 Trật tự TÁC THỂ + ĐỐI THỂ + TIẾP THỂ

Trật tự O2: NP1 + Vtrao/tặng + NP3 + TO/CHO + NP2 phản

ánh rõ nét nhất lớp nghĩa không gian — động trong cấu trúc nghĩa biểu

hiện của câu với vị từ trao/tặng Trong số các trường hợp NP1 đứng đầu

câu trong tiếng Anh và tiếng Việt được khảo sát, trật tự O2 chiếm

khoảng 40%

4.2.1.3 Một số điểm cần lưu ý về hai trật tự O1 và O2

(i) Ngoài yếu tố khối lượng (bổ ngữ ngắn hơn được đặt gần vị từ hơn và

đứng trước bổ ngữ dài hơn), đặc trưng [±xác định] và/hoặc [±cụ thể] của

các đối tượng tham gia sự tình cũng tác động tới trật tự của chúng Khi

Đối thể có đặc trưng [-xác định] và [-cụ thể], nó buộc phải đi liền với vị

từ Ngược lại, khi Đối thể có đặc trưng [+xác định] và/hoặc [+cụ thể], nó

có thể đứng trước hoặc đứng sau Tiếp thể

(ii) Trong tiếng Anh, khi cả Tiếp thể và Đối thể đều được thể hiện bằng

đại từ thì không có sự lựa chọn nào khác ngoài trật tự O2

(iii) Trong tiếng Việt, không phải vị từ nào cũng cho phép cả hai trật tự

O1 và O2 Vị từ trao/tặng thuộc tiểu nhóm hướng thượng và vị từ cho

khó có thể chấp nhận trật tự O2

(iv) Trong tiếng Anh một số vị từ luôn luôn đòi hỏi giới từ đi kèm, cho

dù NP2 được xếp trước hay sau NP3, hoặc chỉ cho phép một trong hai

trật tự O1 và O2 Các vị từ cho phép cả hai trật tự O1 và O2 thường có

gốc từ bản ngữ (Germanic), còn những vị từ gốc Latin như contribute

(đóng góp), credit (chuyển tiền), deliver (giao hàng), entrust (giao phó)

không cho phép trật tự O1 mà chỉ cho phép trật tự O2 Những vị từ như

assign him a seat, allot him a space, award him a prize (phân cho anh ta

một ghế, bố trí cho anh ta một chỗ làm việc, trao giải thưởng cho anh ta)

bắt đầu bằng một âm tiết không mang trọng âm schwa thì cho phép cả

hai trật tự O1 và O2 trong khi những vị từ không bắt đầu bằng âm schwa

như return, transfer (trả lại, chuyển giao) thì chỉ cho phép một trật tự

O2

4.2.2 Khi Tiếp thể được chọn làm Vật được định vị

Trong tiếng Anh, khi NP thể hiện Tiếp thể đứng đầu câu thì cấu

trúc bị động thường được sử dụng Tác thể thường vắng mặt, và khi có

mặt thì Tác thể luôn được thể hiện trong một giới ngữ với tác tử đánh dấu

by Lúc này TR là Tiếp thể, được định vị theo LM Đối thể Tuy nhiên,

trong trường hợp đặc biệt, để nhấn mạnh, người phát ngôn chọn Tiếp thể

Trong cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt, khi Tiếp thể được chọn làm

TR, vị từ trao/tặng có thể được thay thế bằng vị từ tiếp nhận Lúc này,

trật tự O5:

NP2 + Vtiếp nhận + NP3 (+ FROM/TỪ, CỦA NP1)

là trật tự chung cho cả hai ngôn ngữ, còn trật tự O6:

NP2 + Vtiếp nhận + (CỦA NP1) + NP3

chủ yếu thấy xuất hiện trong tiếng Việt và rất ít khi xuất hiện trong tiếng Anh

4.2.3 Khi Đối thể được chọn làm Vật được định vị

Vật trao/tặng được chọn làm TR và Tiếp thể là LM Tác thể hiếm khi xuất hiện bởi tính bất định hoặc tầm quan trọng rất yếu của nó Chỉ khi nào Tác thể có tầm quan trọng cao hơn, có độ nổi bật nhất định thì nó mới xuất hiện với tư cách là LM Ở đây có sự khác biệt rõ rệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt: Tác thể sẽ là LM2, thể hiện bằng một giới ngữ

với tác tử đánh dấu by trong cấu trúc bị động của tiếng Anh trong khi

tiếng Việt vẫn chọn Tác thể làm LM1, và Tiếp thể làm LM2 cho TR Tiếng Việt còn sử dụng một dạng tác cách (ergative) hay cách nói trung hoà (middle voice) thay cho kiểu kiến trúc bị động Các trật tự lúc đó là

O7: NP3 + BE P2 + NP2 (+ BY NP1)

O8: NP3 (+ NP1) + Vtrao/tặng + NP2

4.3 Trật tự tham thể trong câu với diễn tố và chu tố mặc định

Khi nhiều tham thể (diễn tố và chu tố mặc định) cùng xuất hiện, chúng được sắp xếp theo một trật tự nhất định, chẳng hạn như: Tác thể + Vtrao/tặng + Đối thể + Hướng/Đích/Địa điểm + Tiếp thể

Ví dụ: - Cô ấy gửi thư đến trường cho tôi

1 P2 = Past Participle, Phân từ 2/Phân từ quá khứ của vị từ trao/tặng trong tiếng Anh

2 Trong trường hợp sự tình trao/tặng được nhìn nhận như một việc gây bất lợi

cho Tiếp thể, được sẽ được thay thế bằng bị

Trang 11

- Cô ấy gửi thư ra Hà Nội cho tôi

*Cô ấy gửi thư cho tôi đến trường

*Cô ấy gửi thư cho tôi ra Hà Nội

4.4 Sự mở rộng nghĩa của give trong tiếng Anh và cho trong tiếng

Việt

cho trong tiếng Việt và give trong tiếng Anh có khả năng mở rộng

nghĩa khá lớn Vì thế, vai nghĩa của tham thể được đánh dấu bằng cho và

give rất đa dạng Mục đích chính của mục 4.4 này là cố gắng khái quát

những vai nghĩa ấy do sự mở rộng nghĩa của cho và give

4.4.1 Sự cho phép (Permission)

Sự mở rộng nghĩa này của cho/give có thể mô hình hóa qua hàm

ngữ nghĩa x cho y z => x cho y quyền làm z

4.4.2 Gây khiến, Tạo điều kiện (Cause, Enablement)

Ý nghĩa gây khiến của vị từ trao/tặng cho phép cho/give tham gia

vào một số kiến trúc gây khiến khác nữa, cũng như cho phép một số vị từ

khác nhóm cùng tham gia kiến tạo câu Give trong tiếng Anh còn có thể

hoạt động như một liên từ trong cấu trúc điều kiện dưới dạng phân từ quá

khứ given Sơ đồ mở rộng nghĩa của cho, give ở hai ý nghĩa trên có thể

hình dung như sau:

x khiến/giúp/cho phép y thực hiện việc gì đó với vật

4.4.3 Sự xuất hiện (Emergence)

• Diễn tố thứ nhất đảm nhiệm cả vai Chủ thể (Author) và Nguồn, Đối thể

là kết quả, sản phẩm do Nguồn tạo ra qua một quá trình hoạt động nào

đó, và Tiếp thể thường bất định nên vắng mặt; ví dụ:

- Cây cho trái và cho hoa

Trees give fruits and flowers

• Chủ thể cung cấp nguồn cảm hứng, ‘năng lượng’ cho Tiếp thể thực

hiện một công việc, hoạt động tinh thần nào đó; ví dụ:

- Dịu dàng mùa thu Hà Nội Cho bao thi sĩ làm thơ

- The tragic story gave him the inspiration to compose a real moving poem

• Tác thể là Nguồn tạo ra một sản phẩm tinh thần, một tư tưởng hay ý kiến nào đó, ví dụ:

- Nhiều người cho rằng Liên hiệp quốc lâu nay toàn bị Mỹ ‘bắt nạt’

- Has he given any opinion about the contract?

cho còn có thể làm từ công cụ (functional word) tham gia kiến

trúc nhượng bộ, đánh dấu một tình huống xảy ra như sự xuất hiện một khả năng từ hiện thực khách quan Ví dụ:

- Cho dẫu mai đây xa ánh đèn thành phố, anh vẫn thấy đời không

lẻ loi

4.4.4 Tạo tác (Effective)

Tính chất hoàn thành của cho/give tạo điều kiện cho chúng thay

thế được một số vị từ tạo tác Ở đây quan hệ Tác thể - Thụ thể giữa

người cho và người nhận (x làm cho y phải chịu đựng z) được thể hiện rất

rõ Đối thể là kết quả hành động của người cho hoặc của hành động giữa người cho và người nhận và do vậy thường được đánh dấu như Tạo thể (Complement)

4.4.5 Tầm mức (Extent)

Tính chất hoàn thành của cho còn cho phép nó có thể được sử

dụng để đánh dấu quãng thời gian mà một hành động hay trạng thái nào

đó kéo dài cho đến lúc kết thúc hoặc cho đến lúc đạt được một mức độ

kết quả nào đó Khác với cho của tiếng Việt, give trong tiếng Anh không

có khả năng đó Ví dụ:

- Luyện cho đôi chân vượt đường xa không mỏi

- Giọng em ngân lên rằng thương nhau cho trọn

4.4.6 Mục đích (Purpose)

Ở lớp nghĩa không gian — động, vai Tiếp thể bao hàm ý nghĩa

của vai Đích, điểm đến cuối cùng của chuyển động của vật trao/tặng z Nhờ đó, cho có thể được dùng để chỉ mục đích, bởi vai nghĩa Đích có rất

Trang 12

nhiều đặc điểm giống như vai Mục đích, và nhiều khi rất khó phân biệt

hai vai này

4.5 Tiểu kết

Các yếu tố tri nhận có tác động quyết định tới cấu trúc nghĩa biểu

hiện của câu, quy định sự xuất hiện của tham thể này hay tham thể khác,

sự nổi bật của vai nghĩa này hay vai nghĩa khác, và cuối cùng là dẫn tới

những trật tự cú pháp khác nhau của các thành phần câu thể hiện những

tham thể đó cũng như cách thức đánh dấu các vai nghĩa của chúng

Những khác biệt cơ bản giữa tiếng Anh và tiếng Việt về những khía cạnh

nói trên cho thấy không phải lúc nào cũng có thể tìm được tương đương

tuyệt đối giữa hai ngôn ngữ

Sự mở rộng nghĩa của give và cho dẫn tới những vai nghĩa khác

nhau của các tham thể trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu, hoặc dẫn

tới những biểu hiện cú pháp khác nhau của các thành phần câu thể hiện

những vai nghĩa ấy cũng như chức năng cú pháp của give và cho, đặc biệt

là cho

KẾT LUẬN

Từ những kết quả khảo sát, phân tích trình bày qua bốn chương ở

trên, luận án có thể đưa ra những kết luận sau:

1 Về quy trình phân tích cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu

Vị từ là trung tâm của câu về mọi phương diện, do vậy muốn tiến

hành phân tích cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu nói riêng, hay phân tích

cấu trúc ngữ nghĩa của câu nói chung đều phải xuất phát từ vị từ Mỗi

loại vị từ đều có những đặc điểm riêng, và ngay cả giữa những vị từ trong

cùng một nhóm cũng có những khác biệt quan trọng nên cần phải xem

xét từng vị từ một để chỉ ra những khác biệt ấy Quy trình phân tích cấu

trúc nghĩa biểu hiện của câu có thể gồm 4 bước sau:

1.1 Bước đầu tiên là phân tích các nghĩa hệ thống (sense) trong

ngữ nghĩa của vị từ Các quan hệ nghĩa giữa vị từ với các tham thể ở mỗi

nghĩa hoặc nhóm nghĩa tạo nên các lớp nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu

hiện của câu

1.2 Sau khi đã phân lập được các lớp nghĩa trong cấu trúc nghĩa

biểu hiện của câu, bước thứ hai là xác định mỗi lớp nghĩa đó đòi hỏi

những tham thể nào, vai nghĩa của các tham thể đó trong mỗi lớp nghĩa

để thấy được vai nào là cơ bản, vai nào là kiêm nhiệm, vai nào có tầm

quan trọng chủ đạo, bao trùm hơn cả, vai nào mờ nhạt hơn, hay nói nôm

na là vai nào ‘nổi’ hay ‘chìm’ hơn các vai nghĩa khác Đây cũng là một phương án khả thi để giải quyết những điểm lâu nay chưa thống nhất về việc xác định vai nghĩa của các tham thể, như một số trường hợp đã đề cập ở phần đầu của luận án này

1.3 Bước thứ ba trong quá trình phân tích cấu trúc nghĩa biểu

hiện của câu là xác định tham thể bắt buộc và tham thể tuỳ nghi, tức là xác định diễn tố và chu tố Sau đó phân tích các chu tố để xem chu tố nào được giả định sẵn trong từng lớp nghĩa đối với từng vị từ cụ thể, chu

tố nào không được giả định mà chỉ có tính chất đương nhiên với mọi vị

từ, chu tố nào có khả năng tham gia và/hoặc thay thế cho một diễn tố nào

đó Kết quả là sẽ phân định được Chu tố Mặc định với Chu tố Phi Mặc định, và như vậy sẽ nhìn nhận rõ ràng được vị thế, tư cách của các tham thể trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu

1.4 Bước cuối cùng là kiểm chứng lại kết quả phân tích trong ba

bước trên bằng các thao tác cú pháp trên cấu trúc cú pháp của câu, bởi lẽ cấu trúc nghĩa của câu nói chung, và cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu nói riêng, là những yếu tố ở bề sâu, không trực tiếp nhìn thấy được Tất cả những gì người ta nghe được, thấy được chỉ là những yếu tố bề mặt, hay chỉ là ‘phần nổi của tảng băng’ mà thôi Song những yếu tố bề mặt đó lại

là sự phản ánh các yếu tố bề sâu cho nên có thể thông qua đó để tìm hiểu các yếu tố bề sâu Nói cách khác, cấu trúc cú pháp là sự ánh xạ (mapping) cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu cho nên phải dựa vào cấu trúc

cú pháp để nghiên cứu cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu Dĩ nhiên, như nhiều tác giả đã khẳng định, sự ánh xạ này không phải luôn luôn có tương ứng một-đối-một nên cần phải xem xét đầy đủ mọi yếu tố mới thấy

rõ được mối quan hệ giữa cấu trúc nghĩa biểu hiện và cấu trúc cú pháp của câu

2 Về kết quả nghiên cứu cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ trao/tặng

Trong các vị từ đa trị, vị từ trao/tặng là một nhóm vị từ phong phú, phức tạp, được nghiên cứu theo nhiều quan điểm khác nhau của nhiều nhà ngôn ngữ học trên thế giới Chúng tôi cũng chọn nhóm vị từ này làm đối tượng nghiên cứu để có thể tìm hiểu, biện giải rõ ràng hơn

về cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ đa trị Kết quả khảo sát cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ trao/tặng dẫn tới những kết luận chính yếu sau đây:

2.1 Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ mang ý nghĩa

trao/tặng có thể gồm 4 lớp nghĩa:

Ngày đăng: 04/04/2014, 23:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu lúc này là - Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu có vị ngữ là vị từ mang ý nghĩa trao/tặng (trên cơ sở tiếng Việt và tiếng Anh)
Hình c ấu trúc nghĩa biểu hiện của câu lúc này là (Trang 8)
Hình dung như sau: - Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu có vị ngữ là vị từ mang ý nghĩa trao/tặng (trên cơ sở tiếng Việt và tiếng Anh)
Hình dung như sau: (Trang 11)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w