Nâng cao trình độ và số lượng đội ngũ cán bộ thẩm định.

Một phần của tài liệu giải pháp và thực trạng trong công tác thẩm định tín dụng của hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh 9 TP HCM (Trang 34 - 37)

Con người là trung tâm của mọi hoạt động xã hội, vừa là chủ thể của tổ chức, vừa là chủ thể hoạt động vì thế vai trò của con người là rất quan trọng,

quyết định trong mọi hoạt động nói chung và trong hoạt động thẩm định nói riêng. Kết quả thẩm định khách hàng doanh nghiệp là kết quả của việc đánh giá, xem xét dự án theo nhìn nhận chủ quan của người thẩm định trên cơ sở khoa học và các tiêu chuẩn thẩm định khác nhau. Do đó hiệu quả của hoạt động thẩm định phụ thuộc vào chất lượng của nhân tố con người. Con người ở đây là đội ngũ cán bộ, nhân viên điều hành hoặc trực tiếp tiến hành các hoạt động thẩm định của ngân hàng từ trung ương đến các cơ sở địa phương.

Để có được đội ngũ cán bộ đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu hiện tại của công tác thẩm định, đồng thời tận dụng tốt nguồn nhân lực để đảm bảo có thể phát huy tính sáng tạo cũng như sự tích cực, chủ động trong công việc, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cần xây dựng một đội ngũ cán bộ thẩm định đáp ứng được các yêu cầu:

Thứ nhất, về trình độ chuyên môn: cán bộ thẩm định yêu cầu cần phải có

đủ trình độ (từ đại học trở lên), phải có sự hiểu biết về kinh tế thị trường, về hoạt động tài chính, ngân hàng cũng như pháp luật, đặc biệt những cán bộ chuyên về thẩm định đối với khách hàng doanh nghiệp cần phải hiểu rõ nhóm khách hàng này cùng những mảng sản phẩm dịch vụ mà nhóm khách hàng này thường xuyên có quan hệ tín dụng với ngân hàng (vay đầu tư, vay đáp ứng nhu cầu chi tiêu thường xuyên, hạn mức tín dụng, bảo lónh…). Đồng thời phải luôn được phổ biến các văn bản, phương pháp thẩm định mới một cách nhanh chóng.

Thứ hai, về kinh nghiệm: cán bộ thẩm định phải là người trực tiếp tham

gia giám sát, theo dõi và quản lý nhiều dự án, biết đúc kết kinh nghiệm từ các lĩnh vực khác phục vụ cho chuyên môn của mình.

Thứ ba, về đạo đức nghề nghiệp: cán bộ tín dụng phải có phẩm chất đạo

đức trung thực, có tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật cao, có lòng nhiệt tình trong công việc, có tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức rèn luyện tự bồi dưỡng. Không vì lợi ích riêng tư mà ảnh hưởng tới lợi ích chung.

Để có được đội ngũ như trên, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh 9 cần tiến hành củng cố và hoàn thiện đội ngũ cán bộ thẩm định theo hướng:

- Nâng cao chất lượng đầu vào của cán bộ thẩm định thông qua việc tuyển chọn những cán bộ được đào tạo một cách cơ bản và chính quy tại các trường đại học có uy tín, chuyên ngành về tài chính ngân hàng, am hiểu pháp luật, có tư duy năng động sáng tạo, có đạo đức tốt và lối sống tích cực điều này sẽ giúp ngân hàng có một đội ngũ có nền tảng về các lĩnh vực mà ngân hàng hoạt động, đồng thời có kiến thức pháp luật tương đối liên quan đến những lĩnh vực mà cán bộ đó phải tiến hành thẩm định trong tương lai.

- Chủ động thường xuyên bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và những kiến thức hỗ trợ cho hoạt động của ngành nhằm giúp cho cán bộ lãnh đạo các cấp và cán bộ tín dụng thẩm định trực tiếp nắm bắt các kiến thức mới phù hợp với tình hình và bối cảnh kinh doanh mới.

- Chi nhánh ngân hàng cần đảm bảo rằng các cán bộ thẩm định là đủ năng lực. Đối với các cán bộ không đáp ứng được yêu cầu công việc thì ngân hàng nên xem xét và chuyển sang nhiệm vụ khác, bố trí các cán bộ có trình độ, có tinh thần trách nhiệm, kinh nghiệm vào các khâu chủ chốt trong các khâu thẩm định dự án. Bên cạnh đó, trong quá trình công tác, các cán bộ quản lý nên chú ý đến năng lực, sở trường của từng cán bộ thẩm định để linh hoạt phân công công việc phù hợp cho họ, tránh việc sắp xếp công việc một cách cứng nhắc.

- Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh 9 cần tiếp tục triển khai và nhân rộng các khóa đào tạo cho cán bộ tín dụng chuyờn sõu về lĩnh vực thẩm định đối với nhóm KHDN. Việc này có thể thông qua việc ngân hàng tiến hành kết hợp với trung tâm huấn luyện ngân hàng hay một trường đại học kinh tế có uy tín tổ chức các lớp chuyờn sõu về thẩm định.

- Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh 9 cần có chính sách cán bộ tự đào tạo, nâng cao trình độ bằng cách hỗ trợ học phí, trợ cấp tiền tài

liệu, tạo điều kiện về thời gian giúp cho đội ngũ cán bộ có thể nâng cao được kiến thức, trình độ nghiệp vụ của mình.

- Cần có chính sách ưu tiên, ưu đãi, khen thưởng thỏa đáng đối với các cán bộ tín dụng giỏi, làm việc có kinh nghiệm, hiệu quả cao đồng thời kỷ luật nghiêm minh các hành vi tiêu cực. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ tín dụng thông qua các hình thức tuyên truyền, nêu gương người tốt việc tốt.

- Xây dựng hệ thống các quy tắc, chuẩn mực về trình độ đối với cán bộ thẩm định để làm tiêu chuẩn tuyển chọn cũng như các kế hoạch về bồi dưỡng và đào tạo.

Bên cạnh đó, hiện nay số lượng KHDN tại chi nhánh ngày càng tăng và đa dạng về hình thức, sản phẩm kinh doanh, trong khi số lượng cán bộ thẩm định trong những năm qua tại chi nhánh không tăng đáng kể. Do đó, khối lượng công việc đối với mỗi cán bộ là rất lớn, yêu cầu trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mỗi cán bộ cần cao hơn rất nhiều. Để đảm bảo kết quả công tác thẩm định đạt hiệu quả cao yêu cầu Chi nhánh không chỉ nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ thẩm định mà việc tuyển dụng thêm đội ngũ cán bộ thẩm định có năng lực để bổ sung vào phòng này là một công việc hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu giải pháp và thực trạng trong công tác thẩm định tín dụng của hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh 9 TP HCM (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w