Thực trạng và nguyên nhân 1 Một số thực trạng chủ yếu.

Một phần của tài liệu giải pháp và thực trạng trong công tác thẩm định tín dụng của hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh 9 TP HCM (Trang 26 - 28)

2.2.2.1. Một số thực trạng chủ yếu.

Bên cạnh những thành công đã đạt được thì việc chỉ rõ những hạn chế của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư là vấn đề quan trọng nhằm tìm ra những giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩm định, hạn chế rủi ro, tránh cho ngân hàng phải đối mặt với khả năng không thu hồi được nợ. Những hạn chế đó là:

Thứ nhất: Nguồn thông tin phục vụ công tác thẩm định còn tương đối bị động, phụ thuộc nhiều vào nguồn thông tin từ phía khách hàng cung cấp.

Thẩm định nội dung thị trường là một vấn đề khá phức tạp bởi sự biến thị trường chịu tác động của rất nhiều các yếu tố khác nhau (chính trị, thời tiết, truyền thống, sở thích…). Trong vấn đề này thì việc nắm bắt thông tin và biết phân tích

nhận định thông tin thị trường một cách nhanh nhạy là vô cùng cần thiết. Các nguồn thông tin có nhiều, song hiện nay đa số các phân tích của tín dụng chỉ dựa trên nguồn thông tin do đối tượng xin vay cung cấp. Vì thế trong báo cáo thẩm định, những ý kiến về dự báo thị trường, phân tích cung cầu thị trường hoặc là thiếu hoặc là chưa có cơ sở tin cậy. Đây chính là một yếu tố khá quan trọng tác động tới sự thành công của dự án, nó ảnh hưởng không nhỏ tới vấn đề trả nợ của người xin vay.

Ngoài các chỉ tiêu tài chính được xem xét, tính toán trong thẩm định còn mang tính chưa chính xác do phần lớn nguồn thông tin từ phía khách hàng cung cấp.

Thứ hai: Cán bộ thẩm định còn thiếu về số lượng.

Với một chi nhánh lớn như chi nhánh 9 TP.HCM, các khách hàng của phòng KHDN đều là những tập đoàn, tổng công ty lớn do đó, khối lượng thẩm định dự án là rất lớn và đa dạng trong nhiều lĩnh vực, đòi hỏi số lượng cán bộ thẩm định phải vừa nhiều về số lượng vừa có trình độ nhất định về nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức trong tất cả các mặt của đời sống kinh tế xã hội. Hiện tại các cán bộ thẩm định của chi nhánh là những người có kinh nghiệm, am hiểu sâu về nghiệp vụ cũng như nhậy bén trong phân tích, tuy nhiên số lượng cán bộ ở mỗi phòng KHDN (gồm phòng KHDN lớn và nhỏ) cũng ít, khiến cho một cán bộ còn ôm đồm nhiều KHDN với những lĩnh vực khác nhau quá xa, cán bộ thẩm định không thể tập trung nghiên cứu sâu vào một lĩnh vực, khiến cho hiệu quả thẩm định khách hàng giảm.

Thứ ba: Quy trình thẩm định còn một số bất cập.

Chuyên viên thẩm định đôi khi gặp khó khăn trong quá trình thẩm định do sản phẩm cho vay KHDN rất đa dạng trong khi quy trình thẩm định tín dụng đối với KHDN mang tính chung chung, không cụ thể hóa cho từng sản phẩm. Điều này có thể gây khó khăn cho cán bộ tín dụng, đặc biệt là đối với những cán bộ chưa có kinh nghiệm.

Ngân hàng cũn quỏ coi trọng việc bảo lãnh, thế chấp trong quyết định cho vay nên nhiều khi bỏ sót những khách hàng có tiềm năng, làm thu hẹp quy mô cho vay KHDN của ngân hàng. Bên cạnh đó, công tác đánh giá tài sản đảm bảo cả về giá trị và tính pháp lý đôi khi chưa được chính xác.

Một phần của tài liệu giải pháp và thực trạng trong công tác thẩm định tín dụng của hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh 9 TP HCM (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w