Nguyên nhân của những thực trạng trên.

Một phần của tài liệu giải pháp và thực trạng trong công tác thẩm định tín dụng của hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh 9 TP HCM (Trang 28 - 30)

a. Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng.

Thứ nhất: Mặc dù cán bộ tín dụng thường xuyên cập nhật và xử lý thông tin

về khách hàng không chỉ từ hồ sơ vay vốn mà còn từ các phương tiện thông tin khác. Nhưng để lấy được thông tin nhanh chóng về khách hàng khi cần thiết đòi hỏi phải xây dựng được một hệ thống thông tin riêng, xây dựng được một hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ, đa dạng trên nhiều mặt phục vụ cho công tác thẩm định. Tuy nhiên nguồn thông tin mà ngân hàng cần để đánh giá, phân tích còn thiếu, không kịp thời và chất lượng không cao. Vì vậy, cán bộ tín dụng thường phải mất rất nhiều thời gian và công sức để tự đi điều tra trong khi chi phí cho hoạt động này lại rất ít hoặc không có.

Thứ hai: Mô hình tín dụng và thẩm định của Ngân hàng nông nghiệp và phát

triển nông thôn Việt Nam chi nhánh 9 còn nhiều bất cập, chưa linh động cho các cán bộ tín dụng. Việc một cán bộ tín dụng đảm nhận nhiều khâu trong quá trình cho vay từ nhận hồ sơ, đến thu thập thông tin, thẩm định, đưa đề xuất cho vay…khiến cho hiệu quả của công tác thẩm định không cao do thiếu sự chuyên môn hóa trong từng khâu.

Thứ ba: Khâu kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Ngân hàng vẫn chưa được

thực hiện đúng mức, cán bộ làm công tác thanh tra còn thiếu về số lượng, không đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển ngày càng mạnh trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Vì vậy, việc thực hiện kiểm tra sau của công tác này trở lên quá tải và không được chặt chẽ, gần như chỉ mang tính kiểm tra xác suất chứ không thể kiểm tra toàn bộ các khoản tín dụng, khả năng xảy ra sai sót trong công tác thẩm định là điều hoàn toàn có thể.

Thứ tư: Do trong chính sách cho vay của ngân hàng thì chiếm tỷ trọng lớn

và tập trung chủ yếu là đối với sản phẩm cho vay có tài sản đảm bảo, chính vì vậy tạo cho các chuyên viên thẩm định một tâm lý đề cao quá mức tài sản đảm bảo mà không chú ý xem xét các mặt, các điểm tốt trong khả năng chi trả của khách hàng.

b. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất: Cơ chế chính sách của nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến công

tác thẩm định tín dụng, song cho đến nay hệ thống các chính sách, văn bản pháp luật của nhà nước vẫn còn nhiều bất cập mặc dù đó cú những sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, nhiều chính sách còn chưa đồng bộ, rõ ràng. Các quy định còn nằm phân tán ở một số văn bản pháp luật như luật dân sự, luật đầu tư…đó gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc tra cứu và thực hiện. Hơn nữa, hiện nay chưa có cơ quan hữu quan nghiên cứu, thống kê nào có thể đưa ra được một hệ thống các tiêu chuẩn cho phép đối với từng ngành nghề, là cơ sở cho việc tham chiếu, so sánh các chỉ tiêu hiệu quả và an toàn tài chính của dự án.

Thứ hai: Môi trường kinh tế vĩ mô chưa lành mạnh, còn tiềm ẩn nhiều rủi

ro. Công tác quản lý nhà nước về pháp lệnh kế toán, thống kê đối với các doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Các chuẩn mực kế toán chưa được tuân thủ, thêm vào đó là chế độ kiểm toán nội bộ chỉ mang tính hình thức, trong khi chi phí kiểm toán độc lập khá cao so với mức thu nhập của doanh nghiệp. Đõy chớnh là nguyên nhân cơ bản dẫn đến các báo cáo tài chính của doanh nghiệp khi trình lên Ngân hàng nhiều khi không đáng tin cậy, khiến cho việc đánh giá một cách chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp là hết sức khó khăn.

Thứ ba: Trung tâm thông tin tín dụng và dịch vụ tín dụng NHNN đã đi vào

hoạt động vài năm qua song chưa phát triển rộng rãi để bao quát mọi thông tin tín dụng của ngân hàng, do đó những thông tin đáng tin cậy về khách hàng cũng như thông tin vĩ mô còn hạn chế, việc trao đổi thông tin giữa các chi nhánh ngân hàng với nhau, giữa các ngân hàng với nhau còn chưa hiệu quả.

Thứ tư: Các tài sản thế chấp mà khách hàng sử dụng để đảm bảo tiền vay

Một phần của tài liệu giải pháp và thực trạng trong công tác thẩm định tín dụng của hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh 9 TP HCM (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w