Về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại NHĐT&PT Việt Nam chi nhánh Quang Trung (Trang 63 - 70)

Hỗ trợ chi nhánh về công tác đào tạo, mở thêm nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ và bồi dưỡng kiến thức mới cho cán bộ của các chi nhánh. Thực hiện cơ chế thông thoáng hơn về đào tạo tại từng đơn vị.

Tổ chức nhiều hơn các hình thức trao đổi thảo luận giữa Hội sở chính và các chi nhánh, giữa các chi nhánh trên cùng một địa bàn.

Thực hiện giao kế hoạch về định biên lao động linh hoạt, mềm dẻo để chi nhánh có thể đảm bảo được nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu hoạt động của chi nhánh trong từng thời kỳ. Đặc biệt có thể cho chi nhánh chủ động quyết định việc định biên của đơn vị để phù hợp với nhu cầu nhân lực trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế khoán thí điểm.

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước

NHNN là cơ quan đầu não của hệ thống NH, trực tiếp chỉ đạo hoạt động kinh doanh của các NHTM. Để quản lý hoạt động tín dụng đối với các DNVVN, NHNN cần phát huy hơn nữa vai trò của mình.

- Trước hết, NHNN cần ban hành một cơ chế riêng, một quy trình tín dụng đối với DNVVN phù hợp với các DNVVN, đảm bảo sự phù hợp với thực tế Việt Nam. Mở rộng các điều kiện cho vay đối với các DN này như vấn đề về tài sản đảm bảo, chính sách ưu đãi về lãi suất cho vay đối với các DNNQD…

- Tiếp tục đổi mới điều hành chính sách tiền tệ theo hướng ngày càng sử dụng các công cụ gián tiếp, chuyển dần từ cơ chế điều tiết khối lượng tiền sang

điều tiết lãi suất trên cơ sở nâng cao chất lượng công tác phân tích dự báo. Gắn điều hành lãi suất với tỷ giá, gắn điều hành chính sách tiền tệ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác.

- Đổi mới chính sách quản lý ngoại hối, cơ chế điều hành tỷ giá với phương châm: linh hoạt trong ngắn hạn và ổn định trong dài hạn. Tiếp tục thực hiện cơ chế tỷ giá nới lỏng biên độ, giảm dần sự can thiệp hành chính, nâng cao năng lực quản lý của NHNN.

- Cải cách hệ thống NHTM để các NHTM chủ động hơn về hoạt động kinh doanh của mình. Từ đó các NHTM có thể tự đưa ra những quy định về chính sách cho vay cũng như các biện pháp đảm bảo tiền vay phù hợp với các DNVVN

- Nâng cao công tác kiểm tra kiểm soát đối với từng NH, nhằm phát hiện ra các sai sót, tiêu cực trong hoạt động NH đồng thời có những biện pháp khắc phục kịp thời, hạn chế rủi ro cho các NH từ đó nâng cao năng lực kinh doanh cho các DNVVN

- Cần thống nhất với các bộ ngành về những vấn đề liên quan tới việc chuyển nhượng, sát nhập, phá sản của DNVVN, thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo, các vấn đề về báo cáo tài chính của DN khi vay vốn.

- Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN(CIC) cần phải nâng cao chất lượng, đổi mới công nghệ để thu thập, phân tích, xử lý và dự báo thông tin tín dụng chính xác, cập nhật để các NHTM có đủ thông tin đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng đặc biệt là các DNVVN khi không có sự hỗ trợ của Nhà nước, tránh được sự lựa chọn đối nghịch, tăng tính an toàn hiệu quả trong món vay.

- Thu hút hơn nữa những dự án, chương trình của các tổ chức quốc tế như WB, IMF, ADB…hỗ trợ cho ngành NH Việt Nam về đào tạo và nâng cao trình độ quản lý, điều hành hoạt động NH theo tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao trình độ nghiệp vụ, thẩm định dự án, phân tích và đánh giá rủi ro cho cán bộ NH. Đồng thời tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình cải tổ, cơ cấu lại hệ thống NH dưới sự tư vấn và hỗ trợ của các tổ chức quốc tế.

KẾT LUẬN

Qua việc phân tích DNVVN ở nước ta hiện nay, chúng ta thấy được tầm quan trọng của DNVVN đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Thấy được sự cần thiết phải hỗ trợ các DNVVN, nâng cao khả năng cạnh tranh trong tiến trình hội nhập. Đặc biệt là vấn đề thiếu vốn của các DNVVN đang cần tìm ra giải pháp. Tuy nhiên để việc hỗ trợ vốn cho các DNVVN có hiệu quả, vừa đảm bảo phát triển hoạt động cho vay, giảm thiểu rủi ro thì cần phải có một chính sách tín dụng rõ ràng và hợp lý. Đề tài “Quản lý hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại NHĐT&PT Việt Nam chi nhánh Quang Trung Hà Nội ” đã cho thấy thực trạng quản lý hoạt động tín dụng đối với các DNVVN tại chi nhánh giai đoạn 2006-2008. Chuyên đề đã phân tích những vấn đề mang tính lý luận cơ bản về tín dụng và quản lý tín dụng, phân tích thực trạng hoạt động của Ngân hàng ĐT&PT chi nhánh Quang Trung nhằm đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý tín dụng. Với quy mô nghiên cứu của một chuyên đề tốt nghiệp là giới hạn giúp sinh viên có thể hiểu biết thực tế so sánh với lí thuyết trên lớp, nên các giải pháp đưa ra ở chuyên đề này mới chỉ mang tính đề xuất.

Để hoàn thành được chuyên đề tốt nghiệp này em xin chân thành cảm ơn GS.TS. Đàm Văn Nhuệ cùng các cán bộ tại phòng Quan hệ khách hàng II, và các cán bộ tại Ngân hàng ĐT&PT chi nhánh Quang Trung đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo em trong quá trình thực tập cũng như thực hiện chuyên đề này.

Tuy nhiên do hạn chế về trình độ lý luận, kinh nghiệm thực tế cũng như thời gian nghiên cứu có hạn, đề tài em đưa ra và phân tích sẽ không tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự góp ý của thầy cô, cán bộ nhân viên ngân hàng và những ai quan tâm tới đè tài này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Đoàn Thị Thu Hà _ TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền _ Giáo trình khoa

học quản lý- NXB Khoa học và kỹ thuật hà Nội 2001

2. TS. Phan Thị Thu Hà _ Giáo trình Ngân hàng thương mại _ NXB Thống kê 2004.

3. TS. Hồ Diệu _ Giáo trình tín dụng ngân hàng _ NXB Thống Kê Hà Nội 2001

4. Lê Văn Tư _ Ngiệp vụ Ngân hàng trung ương _ NXB thống kê _ 2004. 5. Các văn bản pháp luật, các công văn, quy định, quyết định

•Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển DNVVN

• Quyết định số 1627/2001/QĐ_CP quy định cho vay

• Luật các tổ chức tín dụng 1997

• Luật doanh nghiệp

• Quết định số 493/2005/QĐ_NHNN quy định phân loại nợ và trích lập sử dụng dự phòng

• Quyết định số 457/2005/QĐ_NHNN quy định tỷ lệ an toàn trong cho vay

• Nghị định số 163/2006/NĐ_CP về giao dịch đảm bảo 6. Báo cáo thường niên của BIDV các năm 2006,2007,2008. 7. Sổ tay tín dụng BIDV

8. Quy định chính sách khách hàng đối với DNVVN của NHĐT&PTVN

9. Luận văn Khoa khoa học quản lý và Khoa ngân hàng tài chính các khóa 44,45,46 Trường đại học kinh tế quôc dân

10.Tạp chí Ngân hàng, Thị trường tài chính tiền tệ, tài chính doanh nghiệp các số năm 2006,2007,2008.

11.Một số trang web:

• http://ww.bidv.com.vn

• www.sbv.gov.vn

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

NH : Ngân hàng

DN : Doanh nghiệp

DNVVN : Doanh nghiệp vừa và nhỏ DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước

BIDV : Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam NHTM : Ngân hàng thương mại

NHNN : Ngân hàng Nhà nước

TT : Tỷ trọng

WB : Ngân hàng thế giới IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế

MỤC LỤC

3.2.1.2. Công tác tín dụng - bảo lãnh - thẩm định: ... 57

3.2.1.3. Chất lượng tín dụng: ... 58

3.2.1.4. Kết quả, hiệu quả kinh doanh: ... 59

3.2.1.6. Phát triển mạng lưới: ... 60

3.2.1.7. Công tác đào tạo và nguồn nhân lực. ... 60

3.2.1.8. Công tác kiểm tra nội bộ và chấp hành quy trình ISO, thực hiện sổ tay tín dụng: ... 60

3.2.1.9. Các công tác khác: ... 61

3.3.1.1. Về công tác nguồn vốn và tín dụng: ... 61

3.3.2.2. Về phát triển sản phẩm dịch vụ: ... 62

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại NHĐT&PT Việt Nam chi nhánh Quang Trung (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w